Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Sáu, Tuần III MV, Gioan 5,33-36: Lời chứng của Gioan và của Chúa Cha

THỨ SÁU TUẦN III MÙA VỌNG

Gio-an 5,33-36

Lời Chứng Của Gio-an và Của Chúa Cha

 Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Trong sách luật Do Thái, khi muốn lời chứng được thuyết phục và có hiệu lực trước tòa thì phải dựa vào hai hoặc ba nhân chứng. (Đnl 17,6) Vì thế không ai chấp nhận bằng chứng của một người tự biện hộ về chính mình. Và nếu có một ai đó tự làm chứng về mình thì không nhất thiết phải tin.

Đây là lý do tại sao trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhấn mạnh rằng không chỉ Gio-an làm chứng thay cho Ngài, mà còn là Cha của Ngài trên trời làm chứng về Ngài. Và cách mà Chúa Cha làm chứng cho Đức Giêsu là thông qua các công việc mà Ngài đã thực hiện. Đức Giêsu nại vào các việc làm công khai, những điềm thiêng dấu lạ Ngài đã thực hiện để khẳng định rằng, những việc Ngài đã thực hiện đó không phải bởi tự mình mà là do bởi chính quyền năng của Chúa Cha đã thực hiện thông qua Ngài. Và đó là cách Chúa Cha làm chứng cho Ngài.

Sở dĩ Đức Giêsu đã nại đến việc làm mà Ngài đã thi hành theo Thánh ý của Chúa Cha, đó là những điều đã được Thiên Chúa mạc khải trước thông qua các tiên tri. Và đây là điều mà các tầng lớp trí thức của Do Thái hiểu rất rõ, bởi vì họ là những người thông thạo Kinh Thánh. Và Kinh Thánh thì đều tiên báo về Đức Giêsu và những việc Ngài đang thực hiện. Đây là cách nhắc nhở cho họ biết Ngài chính là người được Chúa Cha sai đến, để mang ơn cứu độ cho nhân loại, như Gio-an đã từng giới thiệu cho dân chúng về Ngài: “Đây chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian”. Lời chứng của Gio-an là người mà dân chúng đã biết rõ và đã tin ông là một tiên tri, đã vui hưởng những gì ông công bố về Đấng Thiên Sai, cùng với những việc làm của Đức Giêsu xác thực về quyền năng của Chúa Cha đang minh chứng về Đấng Thánh của Ngài, cho người ta nhận biết; đây là thời Thiên Chúa khai ân, đây là thời Thiên Chúa cứu độ. Vì Đấng đang hiện diện, đang nói với họ chính là Đấng họ mong chờ từ ngàn xưa. Đấng khiêm nhường và đầy lòng xót thương, đang tự biện bạch và nại đến những bằng chứng để được người ta tin nhận, để họ được ơn cứu độ.

Ta thấy một điều mà về phía con người ích kỷ và tự nhiên của ta không bao giờ thực hiện, đó là: Một người giàu có, đầy quyền uy, lại đi biện bạch như năn nỉ những kẻ đang ở trong sự nghèo hèn, hoang tàn, đang ở trong bóng tối của sự chết, cho mình một cơ hội để được giúp đỡ họ, để kéo họ ra khỏi bóng tối của sự chết, để phục hồi nhân phẩm cho họ và để đem họ vào trong vinh quang và sự sống muôn đời với mình! Điều này chỉ có Đức Giêsu Kitô mới làm, vì Ngài là Thiên Chúa của lòng xót thương. Ngài không muốn bất kỳ ai phải bị hư mất. Ngài muốn đem mọi người đi vào trong vinh quang và hạnh phúc của Chúa Cha.

Mang lấy xác phàm để đến trong trần gian, Đức Giêsu đã thấu cảm mọi nỗi đau khổ yếu hèn của kiếp người, để rồi Ngài yêu thương con người cách cụ thể, đồng lao cộng khổ với họ, hiện diện với con người bằng xương bằng thịt, với một ước vọng cao vời là muốn con người TIN vào Ngài để họ được kết hợp nên một với Ngài, như lời Ngài khẳng định: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14,23).

Tin yêu đòi sự bình đẳng, Thiên Chúa yêu con người nên tự hạ để ở với con người. Và quả thực Ngài luôn hiện diện trong mọi nơi, mọi lúc, từng giây phút trong cuộc đời của mỗi chúng ta, Vì chúng ta thuộc về Ngài. Điều đáng lưu ý rằng, ta có ý thức về sự hiện diện của Ngài trong

ta không hay thường xuyên lãng quên, hoặc cố tình quên sự có mặt của Ngài. Và quả thật, thói quen của con người chỉ hay thưa chuyện cũng như cầu nguyện với Thần Linh khi họ gặp khó khăn thử thách, khi không tìm ra cách giải quyết, còn thông thường, người ta mải mê với những thú vui trần thế, những cơm gạo áo tiền, những se sua diêm dúa, những cuộc vui vẻ thâu đêm với những nhu cầu thể xác. Tệ hơn nữa, trong những tình huống mà tiếng nói lương tâm nhắc nhở ta về sự hiện diện của Thiên Chúa, ta còn muốn dập tắt đi để mình được tự do hơn trong những ăn chơi đàn điếm, trong những vũng lầy êm ái của thế gian.

Thiên Chúa tìm mọi cách để yêu tôi và cứu vớt tôi, Ngài luôn hiện diện ở bên tôi, nhưng tôi có tin vào quyền năng của Ngài không? Tôi có để cho Ngài cơ hội cứu chữa, và có cho Ngài hiện diện bên tôi không? Hay như lời của vịnh gia: “Lạy Chúa, xin ngoảnh mặt đi cho lòng con thanh thản”, thanh thản trong vũng bùn lầy tội lỗi của trần gian!

Lạy Chúa, xin giúp con luôn nhận ra sự hiện diện và quyền năng của Ngài luôn ở bên con trong từng hơi thở, để con biết quay về với nguồn mạch sự sống và hạnh phúc vĩnh cửu, kẻo một ngày kia con say mê chạy theo trần thế, theo đam mê và ý riêng mà lạc xa Chúa mãi mãi. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...