Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Sáu, Tuần III PS, Ga 6,52-59: Thịt tôi thật là của ăn và máu tôi thật là của uống

THỨ SÁU TUẦN III MÙA PHỤC SINH

Gio-an 6,52-59

Thịt Tôi Thật Là Của Ăn Và Máu Tôi Thật Là Của Uống

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Chuyện kể rằng, có một người đàn ông lên rước lễ, sau đó ông ta  lại quay xuống xếp hàng lên rước lễ lần thứ hai, cha xứ biết rõ điều này nhưng vì sự trang nghiêm và tôn trọng trong khi hiệp lễ, Ngài tiếp tục cho ông ta rước lễ lần thứ hai. Sau thánh lễ, gặp lại người đàn ông đó và hỏi lý do tại sao ông lên hiệp lễ hai lần? ông đáp: vì lần đầu cha cho con rước có một nửa bánh, nên con phải lên thêm lần nữa cho được trọn vẹn!

Một lần kia, khi đang nhổ cỏ ở trong vườn chỗ tiếp cận với đường đi, tôi nghe thấy một bé gái khoe với bạn của em rằng: “Sáng hôm nay tao mới được rước lễ lần đầu.” Bạn của em liền hỏi: “Có ngon không?” Em gái hồn nhiên trả lời: “Êu ơi, chán lắm mày ạ, thua bánh phồng tôm, chẳng thấy ngon gì cả!”

Quả thật, việc rước lễ là hành động của đức tin, qua bánh lễ đã truyền phép thì bánh đó trở nên Mình Thánh của Chúa Kitô. Nếu lên hiệp lễ với một sự mê muội như người đàn ông nói trên, hay như em bé kia chỉ muốn khám phá xem bánh thánh có ngon không thì quả thật là bi thảm, là hoàn toàn sai mục đích và thiếu hiểu biết về đức tin của mình.

Chúng ta cũng biết, cùng một niềm tin vào Thiên Chúa và vào Chúa Giêsu Kitô, nhưng niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể giữa người Công Giáo và người Tin Lành không có sự đồng thuận về giáo lý. Đối với người Công Giáo thì tin rằng Chúa Giêsu Kitô hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể theo nghĩa đen. Người tin lành thì không tin rằng bánh và rượu có thể trở thành Mình và Máu của Chúa Kitô được theo nghĩa đen, mà chỉ là theo một ý nghĩa tượng trưng. Mặc dù vậy, họ không thể phủ nhận lời xác tín của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly khi Ngài cầm lấy bánh trao cho các môn đệ mà nói: “Anh em hãy nhận lấy mà ăn, đây là mình Thầy” Và Người cầm lấy chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông: “Đây là máu Thầy, máu giao ước đổ ra vì muôn người” (Mt 26,26-28; Mc 14,22-24 ; Lc 22,19-20; 1Cr 11,24-25).

Tin Mừng hôm nay, những lời của Chúa Giêsu như là một phần trong bài diễn văn của Ngài về Bánh Hằng Sống, một ám chỉ rõ ràng về sự hiện diện của Ngài trong Bí tích Thánh Thể khi nói: “Thịt tôi thật là của ăn và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (c.55-56).

Người theo Tin Lành không giải thích những lời này của Chúa Giêsu như một ám chỉ đến Bí tích Thánh Thể. Họ giải thích chúng như một phép ẩn dụ để chấp nhận sự mặc khải của Ngài. Theo cách giải thích này, đối với họ, việc ăn thịt và uống máu Chúa được xem là tương đương với biểu tượng của việc tin vào Chúa Kitô. Nhưng Chúa Giêsu tái khẳng định thực tế về sự hiện diện thể lý của Ngài bằng cách nói: “Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.” (c.53). Ở đây, Chúa Giêsu không nói, ‘nếu các ông ăn biểu tượng xác thịt của Con Người’. Vì vậy, sự hiện diện của Ngài trong Bí tích Thánh Thể không chỉ là biểu tượng. Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện cách cụ thể trong Bí tích Thánh Thể.

Việc Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể là một Bí tích. ‘Bí tích’ được Giáo Hội định nghĩa là một thứ vật chất mang lại một thực tại tâm linh. Vì vậy, bánh miến và rượu nho không phải là biểu tượng nhưng chúng là dấu hiệu. Mỗi bí tích đều có một dấu chỉ bên ngoài để mang lại ân sủng như: đổ nước trên đầu trong Bí tích Rửa tội, trao đổi lời thề trong hôn nhân, những lời tha tội trong bí tích hòa giải, v.v. Trong Bí tích Thánh Thể, nhờ sức mạnh của Thiên Chúa, thực tế của bánh và rượu đã thực sự trở thành hiện thân của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô.

Khi tham dự Thánh Lễ, không chỉ chúng ta có sự hiện diện của Thiên Chúa qua Lời của Ngài mà còn được đón nhận Ngài qua nghi thức hiệp lễ, làm cho ta được nuôi dưỡng bằng chính Mình và Máu Chúa Kitô. Thật vậy, những gì ta nhận được không chỉ là một miếng bánh lúa miến hay một chút rượu nho nhưng tất cả đã được thánh hiến để trở thành hiện thân của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, và được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria. Là một Chúa Giêsu Kitô đã làm người và ở giữa nhân loại, đã sống và công bố Tin Mừng cho dân Do-thái, đã chịu đau khổ và chết trên cây thập giá và đã sống lại để cứu rỗi tất cả mọi người. Ai tin và ăn Thịt, uống Máu của Ngài thì được sống muôn đời, vì chính Ngài là Bánh Hằng Sống từ trời xuống (c.51).

Lời Chúa hôm nay xác tín cho chúng ta rằng: Sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể không chỉ đơn thuần là một sự hiện diện mang tính biểu tượng. Đó là một sự hiện diện thực sự. Ai phủ nhận điều này là phản bội lại Chúa Kitô và giáo huấn của Ngài. Chấp nhận điều này là mở rộng trái tim của mình với những món quà tuyệt vời nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho con người.

Lạy Chúa xin ban thêm niềm tin và lòng xác tín để mỗi khi tham dự Thánh lễ, chúng con biết chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng để đón nhận Chúa vào lòng mình, và giúp chúng con biết tôn thờ Thánh Thể Chúa trong các nhà chầu trên khắp thế giới. Nhờ đó chúng con luôn được hạnh phúc ngay ở đời này vì có Chúa luôn ở cùng chúng con. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...