Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

Thứ Sáu, Tuần XIX TN, Mt 19,3-12: Hôn nhân và ly dị

THỨ SÁU TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN

Mát-thêu 19,3-12

Hôn Nhân Và Ly Dị

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Chúa Giêsu trong Phúc âm hôm nay trả lời câu hỏi về hôn nhân rất khôn ngoan. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng hôn nhân là một điều gì đó thiêng liêng. Đó là sự kết hợp giữa người nam và người nữ yêu nhau, được Chúa chúc phúc ngay từ nguyên thủy. Ý định của Thiên Chúa về hôn nhân là sự liên kết vĩnh viễn. Thế nên tốt nhất là hai vợ chồng sống với nhau phải cố gắng giải quyết những vấn đề và khó khăn khác biệt đôi khi xảy ra. Nói cách khác, ly dị và ly thân không phải là giải pháp tốt, không nằm trong ngôn ngữ của Thiên Chúa. Lý do tại sao Chúa Giêsu lên án ly dị, vì hôn nhân Ki-tô giáo là một biểu hiện của con người về tình yêu Thiên Chúa dành cho dân của Ngài.

Trong trường hợp của người Do Thái, họ không coi nhẹ hôn nhân. Họ không ủng hộ việc ly dị vì đó là điều Thiên Chúa ghét (Ml 2,16). Không có quốc gia nào có quan điểm về hôn nhân cao hơn người Do Thái. Hôn nhân là một nghĩa vụ thiêng liêng. Ai chưa lập gia đình sau hai mươi tuổi, ngoại trừ để tập trung vào việc nghiên cứu Luật, (nghĩa là nghiên cứu Kinh Thánh) người đó phá vỡ một điều răn “Hãy sinh sôi thật nhiều hoa trái”. Tuy nhiên, có một cuộc thảo luận giữa các giáo sĩ về căn cứ cho việc ly hôn. Trường phái tự do của Hillel cho phép ly dị vì bất kỳ lý do gì, ngay cả những lý do tầm thường nhất như: nếu cô ấy làm hỏng bữa tối của anh ta, nếu cô ấy nói nhảm, hoặc đi với mái tóc xõa không gọn gàng, hoặc nói chuyện với đàn ông trên đường phố, nếu cô ấy nói năng cách thiếu tôn trọng cha mẹ chồng trước mặt anh ta, nếu cô ấy đang cãi nhau to tiếng mà nhà bên cạnh có thể nghe thấy.

Trường phái nghiêm ngặt của Shammai chỉ cho phép ly hôn khi người phụ nữ ngoại tình.

Đó là lý do tại sao người Pha-ri-sêu muốn thử thách Chúa Giêsu, nếu Ngài chống lại hoặc cho phép ly dị. Họ làm điều đó bằng cách trích dẫn lời dạy của Môi-sê để cài bẫy Chúa Giêsu rằng Ngài đã tuyên bố công khai khước từ giáo huấn này của Môi-sê. Chúa Giêsu trả lời họ bằng cách trích dẫn giáo huấn vượt trội và trên cả giáo huấn của Môi-sê. Luật của Thiên Chúa từ thời khởi nguyên không có chuyện ly dị. Chúa Giêsu tiếp tục cho biết rằng Môi-sê cho phép ly dị (Đnl 24,1) chỉ với mục đích kiểm soát hậu quả của tội lỗi và sự ‘lòng chai dạ đá’ của dân. Mặt khác ta thấy theo cách ly dị mà luật Mô-sê cho phép thì phẩm giá của một người phụ nữ bị giáng xuống chỉ ngang bằng với một đồ vật trong nhà, chỉ là một thứ tài sản của người đàn ông, không hơn không kém.

Thời nay, nhiều người muốn đề nghị Giáo Hội cho phép ly dị vì có quá nhiều vấn đề gia đình không thể giải quyết. Nó chỉ có thể được giải quyết thông qua ly hôn. Giáo hội nhìn thấy vấn đề và giúp đỡ hết mức có thể thông qua quá trình tiêu hôn. Nhưng tại sao người ta lại thích tập trung rất nhiều vào giải pháp ly hôn, theo kiểu một số nhà lập pháp ngoài xã hội đã làm? Tiến sĩ bác sĩ George Crane, giám đốc chuyên khoa lâm sàng, trên các tờ báo khắp Bắc Mỹ, đã cho một kết quả nghiên cứu của ông cho thấy việc ly hôn không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề hôn nhân gia đình như sau: “Rằng khi các cặp vợ chồng kết hôn đang sinh hoạt cùng nhau trong cùng một tôn giáo, họ có cơ hội tránh ly dị cao hơn khoảng 50 lần; và chỉ có 1/500 cuộc hôn nhân tan vỡ nếu họ lập bàn thờ trong gia đình và cầu nguyện với nhau… 9/10 của cả hai người nam và người nữ đều ưu tiên tối đa trong cuộc sống cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc[1]”.

Vì vậy, điều quan trọng đối với các cặp vợ chồng là sự chung thủy, đây là điều mà Chúa Giêsu dành rất nhiều sự nhấn mạnh. Để chung thủy đòi hỏi các cặp vợ chồng phải giữ kỷ luật chặt chẽ và ý muốn của Thiên Chúa. Nếu họ thực hiện điều này, chắc chắn kết quả là vô số phúc lành trong cuộc sống hôn nhân của họ. Thiên Chúa là Đấng thủy chung nên Ngài yêu thích sự chung thủy, Ngài đã dựng nên và cho kết hợp giữa người nam và người nữ nên một gia đình, để phản chiếu lại hình ảnh tình yêu và sự chung thủy của Ngài nơi thế trần. Đó cũng là sứ mạng của những gia đình Ki-tô giáo.

Lạy Chúa, Ngài luôn quan tâm đến hạnh phúc của con người, đặc biệt trong đời sống hôn nhân và gia đình, Ngài biết rõ những khó khăn và thăng trầm trong đời sống đó, nhưng Ngài muốn ban cho họ những hạnh phúc lớn lao hơn khi họ biết thực sự sống yêu thương và tha thứ, biết bao dung và chấp nhận nhau, để Ngài ân thưởng không chỉ hạnh phúc chóng qua ở đời này mà là hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài muôn đời. Xin cho những người sống trong bậc gia đình luôn biết kết hợp với Thiên Chúa để họ có thể chung thủy với nhau và cùng nhau đạt được hạnh phúc muôn đời. Amen.

[1] John W. White trong cuốn “Ý nghĩa của việc sinh ra lần nữa là gì?”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 3 Tuần I TN – Mc 1,21-28 Đức Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền

Đông Kỳ. PV Sau khi chịu phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả ở sông Jordan, Đức Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai rao...

Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh, Mc 6,45-52: “Chính Thầy đây, đừng sợ!”

    „CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“  (Mc 6,45-52) Lam Châu, Phước Lý Phải chân nhận rằng, trong cuộc đời, chúng ta sợ nhiều thứ: sợ đói, sợ cô...

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...