Thứ Tư, 11 Tháng Chín, 2024

Thứ Tư, Tuần I MV, Mátthêu 15,29-37: Nhiều người được chữa lành và phép lạ hóa bánh ra nhiều

THỨ TƯ TUẦN I MÙA VỌNG

Mát-thêu 15,29-37

Nhiều Người Được Chữa Lành và Phép Lạ Hóa Bánh Ra Nhiều

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Trong việc tổ chức các lễ kỷ niệm, ngoài các nghi thức chào hỏi quan khách cũng như công bố ý nghĩa của buổi lễ thì luôn có các buổi tiệc theo sau, và người ta với hết sức có thể trưng bày ra các món ăn để các khách mời được thưởng thức, đôi khi chính các món ăn bày lên cũng được làm tiêu chuẩn đánh giá vị chủ tọa về lòng hiếu khách hay về những phẩm tính khác. Một buổi lễ kỷ niệm nào đó thiếu phần ẩm thực thì xem ra buổi lễ không được trọn vẹn.

Quả thật, thức ăn thì rất quan trọng bởi vì không có thức ăn, chúng ta sẽ chết. Thiên Chúa tạo ra con người có thể xác cần có thức ăn để duy trì sự sống. Vì thế một phần trong công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa có việc tạo dựng nên thức ăn như rau quả… cần cho sự tồn tại hàng ngày của con người.

Nhưng thực tế, tại sao có nhiều người chết mỗi ngày vì đói? Ví dụ, báo cáo của Liên hiệp quốc về tình trạng thiếu ăn từ năm 2000 cho thấy kết luận vẫn như trước: Sau khi giảm dần trong nhiều thập kỷ, tình trạng đói ăn kinh niên bắt đầu tăng trở lại vào năm 2014 và vẫn đang trên đà gia tăng. Châu Á vẫn là nơi có số lượng người suy dinh dưỡng lớn nhất (381 triệu người). Đứng thứ hai là châu Phi (250 triệu người), tiếp theo sau là châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (48 triệu người). Mức độ phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu – hay tổng tỷ lệ người rơi vào tình trạng đói ăn – thay đổi rất ít chỉ ở mức 8,9%, nhưng con số tuyệt đối lại tăng lên kể từ năm 2014. Điều này có nghĩa là trong 5 năm qua, tình trạng thiếu ăn đã tăng lên cùng với sự phát triển của dân số toàn cầu.

Số liệu cũng cho thấy một sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực: Theo tỷ lệ phần trăm, châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và có thể còn nghiêm trọng hơn trong tương lai, với 19,1% dân số bị suy dinh dưỡng. Con số này gấp đôi tỷ lệ ở châu Á (8,3%) cũng như châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (7,4%). Theo xu hướng hiện nay, đến năm 2030, hơn một nửa dân số bị đói kinh niên trên thế giới sẽ là người dân châu Phi[1].

Câu trả lời cho vấn nạn này là vì lòng tham của một số người. Hành tinh trái đất này của chúng ta có thể sản xuất đủ thức ăn để nuôi sống mọi con người, theo báo cáo của Unicef. Nhưng những người sản xuất ra lương thực thì quá tham lam không chia sẻ với người nghèo. Khác với Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, vì Ngài có một trái tim biết rung cảm và đầy tình thương xót, Ngài đã cho đám đông ăn no trước khi giải tán họ.

Sự tham lam, theo ông Fred Catherwood là “hệ quả hợp lý của niềm tin rằng không có sự sống sau khi chết”[2]. Người ta chiếm hữu những gì họ có thể và sau khi sở hữu những cái họ chiếm được thì giữ chặt lại cho riêng mình không bỏ ra. Thậm chí có không ít người dám hy sinh tính mạng để bảo vệ một ít của cải họ đang có một cách thiếu khôn ngoan, hay có những người vì miếng ăn mà sẵn sàng giết hại người đồng loại và đó cũng là cách họ đang giết chết linh hồn mình.

Những người đánh bẫy động vật ở châu Phi để bán cho sở thú ở Mỹ nói rằng một trong những động vật khó bắt nhất là khỉ đuôi vằn. Tuy nhiên, nó đơn giản đối với bộ tộc Zulus người bản địa. Họ đã bắt được con thú nhỏ bé rất nhạnh nhẹn này một cách dễ dàng trong nhiều năm.

Phương pháp người Zulus sử dụng căn bản dựa trên sự hiểu biết về động vật. Cái bẫy của họ chỉ là một quả dưa tây. Loại khỉ này rất yêu thích những hạt dưa đó. Biết được điều này, người Zulus chỉ đơn giản là khoét một cái lỗ trong dưa, vừa đủ lớn để con khỉ đưa tay vào những hạt bên trong. Con khỉ sẽ thọc tay vào, lấy càng nhiều hạt càng tốt, rồi bắt đầu rút nó ra. Điều này nó không thể làm được. Nắm tay của nó bây giờ lớn hơn cái lỗ. Con khỉ sẽ kéo và giật, rít lên và chiến đấu với dưa trong nhiều giờ. Nhưng nó không thể thoát khỏi cái bẫy trừ khi nó từ bỏ những hạt dưa, nhưng bản năng nó lại không thể từ bỏ như thế. Khi đó, người Zulus tới và tóm cổ nó.

Mùa Vọng là một sự chuẩn bị cho việc Chúa đến, không phải chỉ là việc chuẩn bị trưng bày hang Bêlem, nhưng phải là việc chuẩn bị tâm hồn hằng ngày với đôi mắt của đức tin và lòng yêu thương. Có khi nào ta tự hỏi, tại sao mình vẫn thức dậy mỗi ngày không? Có khi nào ta thấy ngạc nhiên rằng luôn luôn có thức ăn trên bàn của mình, trong khi nhiều anh chị em của chúng ta thậm chí không có bàn cũng như không có thức ăn để đặt trên bàn của họ?

Sau hết, để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa, ta cùng hưởng ứng lời kêu gọi của Cha. Jerry Orbos, SVD: “Chúng ta phải học cách hào phóng để chúng ta có thể được chúc phúc. Phải học cách buông thả để có đôi tay trống rỗng mà đón Chúa. Vâng, chúng ta phải học cách chia sẻ. Chúng ta phải học phép trừ trước khi chúng ta có thể được nhân lên.”

Lạy Chúa, xin cho chúng con có được lòng trắc ẩn như Chúa, biết chia sẻ những gì mình có cho mọi người cần đến chúng con. Amen.

[1] https://www.unicef.org/vietnam/

[2] Evangelicals Now September, 1994.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12: Làm chứng cho Chúa giữa đời thường

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12 Làm Chứng Cho Chúa Giữa Đời Thường Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ông Gioan nói với vua Herode: “Ngài...

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46: Đi tìm “kho báu”

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46 Đi tìm “kho báu” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ấy bán tất cả những gì mình có mà...

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...