Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Thứ Tư, Tuần II MV, Mátthêu 11,28-30: Sự hiền lành nổi bật nơi Chúa Kitô

THỨ TƯ TUẦN II MÙA VỌNG

Mát-thêu 11,28-30

Sự Hiền Lành Nổi Bật Nơi Chúa Kitô

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề cập đến ‘ách’ và ‘nghỉ ngơi’. Ngài nói: “Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng,” nhưng “Hãy mang lấy ách của tôi vì ách tôi thì êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng.” Sự nghỉ ngơi và ách mà Chúa Giêsu muốn nói tới là gì? Và làm thế nào để có thể biết được ách đó tốt cho ta? Trong tiếng Hy Lạp, từ ‘nghỉ ngơi’ có nghĩa là đổi mới và làm mới hoặc làm cho phù hợp. Nghỉ ngơi ở đây không có nghĩa là hứa hẹn rằng gánh nặng sẽ được cất đi hoặc ta sẽ không còn mệt nhọc nữa. Nhưng được nghỉ ngơi với Ngài hứa hẹn cho ta sự đổi mới và làm cho mạnh mẽ hơn trong hành trình cuộc sống này.

Mặt khác, từ ‘ách’ là một cây gỗ cong được gắn trên cổ của con trâu con bò với mục đích ràng buộc chúng với lưỡi cày để chúng có thể cày ruộng, hay với xe cộ để chúng giúp người kéo xe… (x. Ds 19,2). Trong tiếng Do Thái, từ này cũng được sử dụng theo nghĩa bóng để chỉ sự ràng buộc chặt chẽ những người nô lệ, sự phiền não, sự khuất phục, phục tùng, kỷ luật, nghĩa vụ và vâng phục (x. Lv 26,13). Ách của luật pháp, của đế chế, của các điều răn của Thiên Chúa. Nhưng nó cũng đề cập đến cuộc sống tự do trong sự phục tùng Thiên Chúa. Trong Tân Ước, từ ‘ách’ cũng được sử dụng để biểu thị sự quy phục (x. Mt 11,29.30).

Chúa Giêsu mời gọi ta đến với Ngài vì ách của Ngài là “êm ái” và gánh của Ngài “nhẹ nhàng”. Vì Ngài ban cho ta một vương quốc mới về sự công chính, bình an và hoan lạc. Trong vương quốc của Ngài, tội lỗi không chỉ được tha thứ mà còn được xóa bỏ và sự sống đời đời được tuôn trào cho mọi công dân. Đây không phải là một vương quốc chính trị mà là một vương quốc về tinh thần. Ách của vương quốc của Chúa Kitô, Vương quyền của Ngài là con đường của sự sống, giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng tội lỗi, khỏi sự áp lực của tội và những tác hại của ham muốn trần tục dẫn đến sự chết.

Thế nên, đáp lại lời mời của Chúa Giêsu, đến với Ngài, đi uống cà phê với Ngài, để được làm mới tinh thần với Ngài hoặc điểm tâm với Chúa, nếu cuộc sống của ta cảm thấy mệt mỏi và trở nên nặng nề. Đón nhận lời mời này không có nghĩa là ta sẽ không còn gặp khó khăn và thử thách. Nhưng Chúa Giêsu làm cho tất cả những gánh nặng có một ý nghĩa mới. Đến với Ngài, ta có thể đối mặt với bất kỳ thử thách nào vì Ngài   ở bên, nâng đỡ, hướng dẫn và ban cho chúng ta sức mạnh; giúp chuyển hướng cuộc sống, an ủi ta từ tất cả các hình thức của gánh nặng cuộc đời. Đón nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu vì Ngài thấu hiểu, đã trải nghiệm những gì đã và đang xảy đến trong cuộc sống của kiếp nhân sinh.

Công Đồng Vatican II nhắc ta về sự thật này: “Bởi sự nhập thể, Con Thiên Chúa đã hợp nhất chính mình với mọi người. Ngài làm việc với bàn tay con người, Ngài suy nghĩ bằng tâm trí con người, hành động theo lựa chọn của con người và yêu thương bằng trái tim con người” (GS số 22).

Lời mời gọi trong Tin Mừng hôm nay của Chúa Giêsu là một thông điệp tuyệt vời cho mỗi người trong Mùa Vọng này, đặc biệt là nhiều người đang bận rộn với những điều không thực sự quan trọng của cuộc sống, và sáng chế ra vô số những kế hoạch không cần thiết để chúng chiếm giữ tâm trí của mình.

Chuyện kể rằng, sứ giả của Satan đã hỏi Satan về việc phải làm gì với loài người để đánh cắp thời gian của họ khỏi Thiên Chúa. Satan trả lời: “Cám dỗ họ tiêu xài, tiêu xài, tiêu xài, sau đó, mượn, mượn, mượn. Thuyết phục các bà vợ đi làm và các ông chồng đi làm 6 hoặc 7 ngày một tuần, 10 đến 12 giờ mỗi ngày, để họ có thể đủ tiền chi tiêu cho lối sống phóng khoáng của họ. Giữ họ khỏi dành thời gian cho con cái. Chẳng mấy chốc, áp lực công việc sẽ đè bẹp đời sống gia đình và người ta sẽ không còn thời gian đến với Chúa nữa.”

Vậy, thật tốt đẹp và khôn ngoan khi biết tạm dừng một lát, dành thời gian ở với Chúa, làm mới tinh thần với Ngài. Và sau đó tự hỏi mình; thái độ của tôi đối với khó khăn là gì? Tôi có biết đến với Chúa trong cầu nguyện cũng như học hỏi Lời Ngài, để Ngài biến đổi nó nên nhẹ nhàng và êm ái không?

Lạy Chúa, xin giúp con biết tìm đến và trao vào tay Chúa gánh nặng của cuộc đời, để chúng con được đổi lấy ách êm ái và nhẹ nhàng của Chúa; là chính Chúa và tuân giữ Lời Ngài. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...