Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Tư, Tuần III MV, Luca 7,18-23: Câu hỏi của ông Gioan Tẩy Giả và câu trả lời của Đức Giêsu

THỨ TƯ TUẦN III MÙA VỌNG

Luca 7,18-23

Câu Hỏi Của Ông Gioan Tẩy Giả và Câu Trả Lời Của Đức Giêsu

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Vincent Van Gogh đã viết trong một bức thư: “Tôi luôn nghĩ rằng cách tốt nhất để biết Thiên Chúa là yêu nhiều thứ. Yêu một người bạn, một người vợ, một cái gì đó, bất cứ điều gì bạn thích… con người sẽ nhận biết có Thiên Chúa; và họ chắc chắn sẽ tin điều đó.”

Trong Tin Mừng hôm nay, Khi Gio-an đang bị giam trong tù, ông đã sai hai môn đệ của mình đến với Đức Giêsu để hỏi: “Thầy có thật là ‘Đấng phải đến’ không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” Phải chăng Gio- an đã nghi ngờ về Đức Giêsu, nếu Ngài thực sự là Đấng Thiên Sai, Người mà Gio-an đã nhận biết từ khi còn trong bụng mẹ (Lc 1,44). Người mà đã đến với ông để xin ông làm phép rửa và có Thánh Thần như chim bồ câu đậu xuống và có tiếng Chúa Cha từ trời xác nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Con”. Đấng mà chính ông đã giới thiệu cho hai môn đệ của mình đi theo, ông đã nói khi Đức Giêsu tiến đến gần: “Đây là chiên Thiên Chúa”. Vậy sao hôm nay ông lại tỏ ra nghi ngờ về Ngài?

Có một cách giải thích rằng, khi Gio-an biết sứ vụ của mình sắp kết thúc, như ông đã tuyên bố: “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” nên ông đã sai môn đệ của mình đến với Đức Giêsu không phải vì ông nghi ngờ sứ vụ của Đấng Mê-si-a, mà muốn củng cố niềm tin cho các môn đệ tin vào Ngài. Để họ nhận biết chính Đức Giêsu mới là Đấng Mê-si-a mà họ mong chờ.

Tuy nhiên, từ cái nhìn của con người tự nhiên, ta không thể quên rằng Thánh Gio-an Tẩy Giả cũng là một con người như tất cả chúng ta. Và khi đang bị giam trong tù, người ta rất có thể cảm thấy cô đơn, nản lòng và sợ hãi. Gio-an chắc hẳn cũng không được chuẩn miễn điều đó, hơn nữa, khi ông đang ở trong tù cũng là lúc Đức Giêsu rao giảng công khai và làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Phải chăng trong thâm tâm của ông cũng đang trông chờ Ngài làm gì đó để ông được tự do. Vì có lời chép về Đấng mê-si-a cũng là đấng đến để giải phóng cho kẻ tù đầy, mang lại nền công chính hòa bình cho nhân loại. Lẽ nào Gio-an lại không mong đợi, lẽ ra ông phải là người được Đấng ấy chú ý đến trước tiên mới đúng chứ! Đàng này ông không nhận được tin gì cả, không được Ngài đến thăm hay gởi một vài lời an ủi khích lệ! Và quả thật, không ai lại không cảm thấy sợ hãi khi phải đối diện với sự tù đày và cái chết cận kề, mà nhất là lại là một cái chết oan uổng không minh bạch.

Điều này ta thấy rất rõ nơi các tông đồ là những môn đệ thân tín cùng ăn, cùng đi, cùng rao giảng suốt ba năm đồng hành với Thầy Giêsu. Các ông chứng kiến bao lời lẽ khôn ngoan và biết bao những điềm thiêng dấu lạ. Cả những môn đệ như Phê-rô và Gia-cô-bê cũng cũng như Gio-an đã chứng kiến Đức Giêsu biến hình với dung nhan của một Thiên Chúa. Nhưng các ông đã phản ứng thế nào khi cơn bách hại, tù đày và chết chóc ập đến. Các ông đã bỏ chạy hết chỉ còn tông đồ Gio-an là theo Thầy cách âm thầm. Và ta cũng thấy ngay ở nơi Đấng Mê-si-a của Thiên Chúa, khi Ngài đối diện với cuộc vượt qua, Ngài đã quỳ cầu nguyện và mồ hôi là những giọt máu nhỏ xuống, và trên Thập giá, trước lúc sinh thì, Ngài  đã từng kêu lên: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con.”

Qua đó, Thánh Gio-an Tẩy Giả đã cho ta bài học về lòng tin, không ai có thể tự phụ mình là người mạnh mẽ cho dù ta có là tu sĩ, linh mục, giám mục hay Giáo Hoàng thì cũng có những giây phút chao đảo và đức tin bị lung lay. Đặc biệt khi phải đối diện với bất công, sự tù đày và cái chết cận kề. Nhưng như Gio-an Tẩy Giả, ta hay chạy đến với Đức Giêsu để người gỡ rối tơ lòng cho ta, đến với Người để niềm tin yếu đuối được củng cố và cũng hiểu ra rằng, Thiên Chúa có những chương trình của Ngài cho mỗi người, để đức tin của họ được củng cố trong thử thách và để ân thưởng xứng đáng trong tương lai.

Quả thật, Đức Giêsu đã gỡ rối tơ lòng cho Gio-an khi dùng việc làm và lời giảng dạy của mình để chỉ cho các môn đệ của ông: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi”.

Để thỏa mãn Gio-an và các môn đệ của ông được xua tan đi những nghi ngờ, Đức Giêsu trình bày phép lạ của Ngài như là dấu hiệu cho thấy những gì I-sa-i-a 35,4-6 nói đến đã được ứng nghiệm qua bàn tay của Ngài. Rằng chính Ngài là Đấng Mê-si-a được chờ đợi từ lâu. Giáo lý Giáo Hội Công giáo số 547 cũng nói: “Kèm theo những lời Người nói, ‘Chúa Giêsu đã làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ’ (Cv 2,22), để cho thấy Nước Trời đang hiện diện nơi Người. Chúng chứng tỏ Chúa Giêsu chính là Đấng Mê-si-a đã được tiên báo”.

Như thánh Gio-an Tẩy Giả, hãy đến với Đức Giêsu qua việc đọc và học hỏi Lời của Chúa, lắng nghe Lời Ngài qua các vị mục tử của Giáo Hội, qua việc đón nhận các bí tích, đặc biệt kết hợp với Ngài nơi bí tích Thánh thể mỗi ngày. Chắc chắn đức tin của ta sẽ được củng cố vững vàng.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết xóa tan đi những nghi ngờ bằng việc đến với Chúa mỗi ngày trong việc đọc và tìm hiểu Lời Chúa cũng như trong cầu nguyện và tham dự các bí tích. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...