Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

Thứ Tư, Tuần IX TN, Mc 12,18-27: Vấn đề người chết sống lại

THỨ TƯ TUẦN IX THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 12,18-27

Vấn Đề Người Chết Sống Lại

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Chuyện kể rằng khoảng 200 năm trước, ngôi mộ của kẻ chinh phục vĩ đại, Charlemagne đại đế đã được khai quật. Cảnh tượng đã làm giật mình những người thợ khi nhìn thấy cơ thể ông ta trong tư thế ngồi, mặc quần áo chỉnh tề, với vương trượng trong bàn tay xương xẩu. Trên đầu gối của ông ấy đặt cuốn Thánh Kinh, với một ngón tay lạnh lùng, vô hồn chỉ vào Mác-cô 8,36: “Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?”.

Người Sa-đu-sê là tầng lớp tư tế và quý tộc trong nước Do Thái. Họ là những người có khả năng kiểm soát rất nhiều lãnh vực trong xã hội Do Thái, cùng với những người Pha-ri-sêu. Do đó, theo cách này hay cách khác, những người Sa-đu-sê luôn tìm cách bảo vệ bằng mọi giá quyền lực, uy tín và an ninh tài chính của họ. Khác với những người Pha-ri-sêu, họ bảo thủ tôn giáo hơn. Thêm nữa, những người Sa-đu-sê không tin vào thiên thần và sự bất tử. Trong Tin mừng hôm nay, họ phủ nhận rằng có kiếp sau hoặc sự sống lại hoặc ý tưởng về con người sống lại sau khi chết. Nên họ đã không tin vào lời rao giảng của Chúa Giêsu, hay sự hiểu biết của họ về sự phục sinh là một điều bị bóp méo và thậm chí đến mức không chấp nhận nó. Họ dường như hiểu rằng Chúa Giêsu dạy về sự phục sinh chỉ là sự tiếp nối đơn giản của cuộc sống trần gian, thậm chí đến mức người được phục sinh vẫn giữ cùng một người vợ hoặc người chồng. Họ từ chối các truyền thống tôn giáo và chỉ chấp nhận các điều răn theo nghĩa đen và năm cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước là những cuốn sách cơ bản của Kinh thánh Do Thái. Họ không chấp nhận những cuốn sách sau này của Cựu Ước hàm chứa ý tưởng về sự phục sinh và cầu nguyện cho người đã chết. Những người theo đạo Tin lành cũng không chấp nhận một số những cuốn sách sau này của Cựu Ước (theo quy điển).

Trước sự phủ nhận về việc con người phục sinh, Chúa Giêsu trả lời khá nghiêm túc bằng cách nói rằng khi Thiên Chúa nói với Môi-sê, Ngài tự nhận mình là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp ngay cả khi ba vị tổ phụ này đã chết từ lâu. Và Ngài tiếp tục khẳng định: Thiên Chúa không phải là Chúa của kẻ chết mà là của người sống. Và do đó, nếu Thiên Chúa là Chúa của các tổ phụ, mặc dù họ đã chết về thể xác, nhưng thực sự họ vẫn sống mãi. Thiên Chúa rất yêu quý các tổ phụ này, và Ngài là Đấng Hằng Sống nên sẽ không bao giờ bỏ mặc những người thân yêu của mình bị hủy diệt mãi mãi.

Tương tự, khi ta yêu một ai đó, ta muốn giữ cho người đó tồn tại mãi mãi. Cha Henri Nouwen trong cuốn sách Hạt Giống Hy Vọng cũng nói:

Tôi nghĩ tình yêu – tình yêu sâu sắc của con người, không biết đến cái chết, Tình yêu thực sự nói, ‘Mãi mãi’. Tình yêu sẽ luôn hướng về cõi vĩnh hằng. Tình yêu đến từ nơi đó trong chúng ta, nơi cái chết không thể đi vào. Tình yêu không chấp nhận giới hạn của giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc thế kỷ. Tình yêu không sẵn sàng bị giam cầm bởi thời gian. (trg. 133).

Khi Chúa Giêsu nói về sự sống phục sinh của con người sẽ như những thiên thần, điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ có linh hồn thiêng liêng, không có thân xác trong cuộc sống ở đời sau. Không phải thế, linh hồn vốn bất tử, phục sinh là phục sinh cả thân xác. Tuy nhiên, trên thiên đàng, thân thể chúng ta là những thân thể được tôn vinh, sẽ có những đặc điểm khác với cơ thể hiện tại của chúng ta vì không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, nhưng chúng sẽ tiếp tục là cơ thể của chúng ta. Cơ thể phục sinh của chúng ta sẽ khác với cuộc sống trần thế này. (x. GLGHCG số 999) Như Đức Ki-tô Phục sinh đã hiện ra với các môn đệ, vẫn chân tay hình hài và thân thể đó (x. Lc 24,39), nhưng Ngài không bị giới hạn bởi cuộc sống trần gian. Vì vậy, trong Đức Ki-tô, tất cả chúng ta sẽ sống lại với thân xác của chính mình, và Đức Ki-tô sẽ dùng quyền năng của mình mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người. (Pl 3,21).

Thánh Augustinô nói: “Chúng ta được tạo ra để ở với Chúa và những gì chúng ta có trong sự phục sinh của thân xác là giai đoạn cuối cùng của sự chuẩn bị cho sự kết hợp với Chúa.”

Lạy Chúa, phục sinh là đỉnh cao nhất của đời sống con người mà Chúa đã dựng nên để nó được hưởng hạnh phúc với Ngài. Xin mở trí cho chúng con hiểu và củng cố đức tin của chúng con, để chúng con nhận ra tình yêu vô biên của Ngài mà cảm mến tạ ơn, ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...

Thứ 4, Tuần XXV TN, Lc 9,1-6: Sống là vì sứ vụ

    SỐNG LÀ VÌ SỨ VỤ Bài suy niệm Tin Mừng Thứ tư Tuần 25 mùa Thường niên (Lc 9,1-6) M. Nguyen Sy, TP Bài Tin Mừng hôm nay,...

Thứ 3 Tuần XXV Thường Niên – Lc 8,19-21: Thành viên đích thực trong gia đình Chúa

  THÀNH VIÊN ĐÍCH THỰC TRONG GIA ĐÌNH CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ giã Đức Maria Thân Mẫu và gia đình quyến...

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...