Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ Tư, Tuần V TN, Mc 7,14-23: Chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế

THỨ TƯ TUẦN V THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 7,14-23

Chính Cái Từ Con Người Xuất Ra, Là Cái Làm Cho Con Người Ra Ô Uế

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Để nhận ra nguồn gốc của sự ô uế và trong sạch, Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đã giúp chúng ta phân biệt hai khía cạnh ngay trong con người của mình. Đó là bụng và lòng; bụng đại diện cho thân thể vật chất còn lòng đại diện cho tâm trí, cái cao hơn và điều khiển con người. Luật pháp xã hội cũng theo chuẩn mực này mà xét xử các phạm nhân. Ví dụ một băng cướp, kẻ chủ mưu và chỉ đạo có thể không trực tiếp thực hiện gây án nhưng tội của y vẫn nặng hơn!

Thấm nhuần lời dạy của thầy Giêsu, Thánh Gia-cô-bê chỉ ra cho chúng ta một kẻ chủ mưu, dễ làm cho người ta ra ô uế nhất đó là một bộ phận nhỏ trong con người của mình nhưng là tên thường xuyên gây họa, đó chính là cái lưỡi:

Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hỏa ngục đốt cháy. Thật thế, mọi loài thú vật và chim chóc, loài bò sát và cá biển, thì loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được. Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên, vì nó chứa đầy nọc độc giết người. (Gc 3,4-8).

Quả thật, cái lưỡi là yếu điểm cụ thể dễ dàng dẫn ta đến sự nhiễm uế, làm tổn thương người khác và cũng dễ làm phương hại đến thanh danh của chính mình. Thế nên, với đầy ơn linh hứng, nhà vịnh gia đã thốt lên: “hồn con con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng giữ sao thanh bình. Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con hồn lặng lẽ an vui.” (Tv 131,2). Muốn được bình an và mang bình an đến cho người khác ta cũng cần noi gương sự khôn ngoan của nhà vịnh gia mà biết kiềm chế cái lưỡi của mình. “Giữ cho thinh lặng giữ sao thanh bình”. Thánh Gia-cô-bê thì khẳng định: Thật vậy, tất cả chúng ta thường hay vấp ngã. Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân. Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng.” (Gc 3,2-3).

Nhưng sâu xa hơn nữa cái lưỡi vẫn không phải là nguồn gốc của sự ô uế hay sự tốt lành mà là “Lòng đầy miệng mới nói ra”, Chúa Giêsu  đã khẳng định với chúng ta như vậy. “Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế.” (Mc 7,21-23)

Theo truyền thống Kinh Thánh; lòng, trái tim là trung tâm và nguồn gốc mọi quyết định và hành động của con người. Có lẽ ngày nay dựa vào khoa học phát triển nên người ta nói rằng, mọi quyết định của hành vi nhân linh là do cái đầu và cụ thể hơn là bộ não của con người. Nhưng Kinh Thánh dùng chữ ‘lòng’ hay ‘trái tim’ để muốn diễn tả điểm trung tâm, lòng cốt. Đó là nơi Thiên Chúa muốn gặp gỡ con người. Đó cũng là nơi cái ác bắt đầu và chiếm giữ con người. Đây là điều mà trong phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu cố gắng hướng người Do Thái đến một sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự thanh sạch và ô uế mà không phủ nhận các thực hành nghi lễ của họ. Nhưng Ngài muốn họ nhận biết cái gì là quan trọng và cái gì chỉ là nghi thức mang tính chất vệ sinh y tế. (x. Mc 7,4)

Vì thế, ta có thể nói rằng sự trong sạch hay ô uế nằm trong trái tim của mỗi người. Muốn đổi mới thực sự thì vấn đề đầu tiên cần, là tập trung vào để đổi mới trái tim. Và cũng theo thánh Gia-cô-bê thì đó là việc của trái tim kết hợp với ân sủng của Thiên Chúa:

Trong anh em, ai là người khôn ngoan hiểu biết? Người ấy hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng tỏ rằng: những hành động của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và đức khôn ngoan. Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hòa bình, là cuộc đời công chính. (Gc 3,13.17-18).

Trái lại với sự khôn ngoan theo xác thịt

Nếu trong lòng anh em có sự ghen tuông, chua chát và tranh chấp, thì anh em đừng có tự cao tự đại mà nói dối, trái với sự thật. Sự khôn ngoan đó không phải từ trời cao ban xuống, nhưng là sự khôn ngoan của thế gian, của con người tự nhiên, của ma quỷ. Thật vậy, ở đâu có ghen tuông và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa. (Gc 3,14-16).

Là những thứ thực sự làm cho con người ra ô uế.

Chúng ta có thể cùng suy ngẫm về những lời của James McKarns trong cuốn sách của ông mang tên ‘Give Us This Day’ ông viết: “Nếu một người có lòng thù hận, hàng ngàn phước lành của Đức Giáo Hoàng cũng sẽ không giúp gì được cho anh ta. Nếu một người tràn ngập tình yêu của Chúa Giêsu, hàng triệu lời nguyền rủa và bùa chú cũng sẽ vô hại đối với họ.”

Lạy Chúa, xin tạo cho con một trái tim trong sạch, đổi mới tinh thần cho bền vững trung kiên theo đường lối của Ngài. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...