Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

 

TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

FM. Paul Nguyễn, PV

Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật Tin Mừng Mc 6,30-34.

Trước tiên, để hiểu lòng thương xót là gì, ta tìm hiểu qua một vài khái niệm.

Trong Hán ngữ: thương là đau lòng; xót là thương sâu xa. Lòng thương xót là sự đau lòng, xót xa trước nỗi bất hạnh của người khác, thường được thể hiện bằng hành động cụ thể, như việc giúp đỡ hay an ủi.[1]

Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với con người và vạn vật được trình bày trong Kinh Thánh với nhiều hình ảnh và từ ngữ khác nhau. Trong Cựu Ước, có hai từ diễn tả lòng thương xót là “hesed” (St 24,12.14.49; 39,21; Xh 20,6; 34,6) và “rachamim” (St 43,14; Đnl 13,18; Is 47,6; Gr 42,12). Nghĩa là lòng nhân ái, lòng trắc ẩn dịu dàng hay sự đồng cảm với nạn nhân; còn là lòng, dạ mẹ hoặc trái tim mẹ. Như vậy, lòng thương xót của Thiên Chúa không chỉ được diễn tả qua hình ảnh tấm lòng của người cha “hesed” mà còn qua hình ảnh dạ của người mẹ “rachamim” đối với con cái mình. Ngoài ra, trong tiếng Hy-lạp còn có từ “oiktirmos” (danh từ), với “oiktirmon” (tính từ) có nghĩa là nhân từ, xúc động, tương đương với từ “lòng thương xót”.[2]

Trong tiếng La-tinh, từ “misericordia” được dịch sang tiếng Việt là “lòng thương xót”. Theo thánh Tôma Aquinô (1225-1274), “misericordia” là từ ghép bởi hai từ ‘miserum’, nghĩa là đau thương, cực khổ và ‘cor’, nghĩa là trái tim, tấm lòng.[3] Còn theo thánh Augustinô “lòng thương xót” được hiểu như là sự cảm thông phát xuất từ tâm hồn chúng ta trước sự đau khổ của người khác và điều đó thúc giục chúng ta giúp đỡ họ theo khả năng của mình.[4]

Với trình thuật Tin Mừng Chúa nhật XVI thường niên năm B, Thánh Marco họa lại cho chúng ta hình ảnh một Thiên Chúa vô cùng nhân từ cảm thương trước những khốn cùng của con người. Đức Giêsu chạnh lòng thương dân chúng, vì họ giống như đoàn chiên không có mục tử chăn dắt. Theo Mc 6,34-44, Đức Giêsu xử sự như vị Mục Tử chăm lo cho đoàn chiên, dùng lời (6,34) và bánh (6,41-42) mà nuôi sống đoàn chiên. Như thế, Người tỏ mình là Mục Tử, là Môsê mới (Tv 76,21), Đavít mới (Tv 77,70-72 ; Ed 34,23 ; 37,24). Người còn thi hành chức năng Ngôn Sứ, đem lại cho đoàn chiên lương thực thiêng liêng là Lời Chúa. Nơi Người, ứng nghiệm những lời Cựu Ước tiên báo về những kỳ công của Thiên Chúa do Đấng Mêsia thực hiện vào thời cuối cùng : bánh hoá nhiều gợi lại manna trong sa mạc (Xh 16 ; Đnl 8,3.16; Tv 77,24-25.29 ; 104,40 ; Kn 16,20-26). Dân chúng đông đảo tụ họp chung quanh Đức Giêsu tượng trưng cho cộng đồng Dân mới đứng trước Đức Giêsu là Mục Tử, là Ngôn sứ và Mêsia của thời cánh chung (Mc 6,41-42 ; 14,22). Người dọn cho họ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể: Người dạy dỗ và nuôi sống họ.

Thánh Phaolô là người cảm nhận sâu sắc về lòng Chúa thương xót nơi chính bản thân ngài. Thánh nhân trình bày kinh nghiệm cá nhân về lòng thương xót của Thiên Chúa như sau: “Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời” (1 Tm 1,16). Đối với thánh Tông đồ, cảm thức của con người đối với lòng Chúa thương xót rất cần thiết bởi vì cảm thức đó thúc đẩy mọi người thực thi lòng Chúa thương xót đối với anh chị em mình. Thánh nhân viết: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (2 Cr 1,3-5). Đối với thánh Phaolô, cảm thức lòng Chúa thương xót và thực thi lòng Chúa thương xót đi đôi với nhau trong mọi hoàn cảnh của các môn đệ Đức Giêsu. Trong thư gửi tín hữu Êphêxô, thánh nhân viết: “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô” (Ep 4,32). Bởi đó, khi cảm nhận được tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa thì mỗi người Kitô hữu cũng mang trong mình sứ mạng loan báo tình yêu và lòng thương xót của Ngài đến với nhân loại.

Sứ mạng chính yếu của Giáo Hội và của mỗi Kitô hữu là truyền giáo, là rao giảng về một Thiên Chúa tình yêu, là làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa qua việc: “cầu nguyện để ý thức rằng con người được cứu rỗi là do lòng thương xót của Thiên Chúa. Đồng thời sẵn sàng làm mọi việc tốt lành cho tha nhân và góp phần xây dựng xã hội công bằng, liên đới, tự do và tôn trọng nhân phẩm.”[5] Sứ mạng đó đối với ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội thì không dành riêng cho một ai mà cũng không ai được miễn trừ.

Nhưng bằng cách nào để chúng ta có thể thực thi lòng thương xót của Chúa? Thánh Kinh chỉ cho chúng ta những con đường như sau. Đó là trở nên một con người tôn kính Chúa: “Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn” (Tv102). Một con người sống tinh thần thơ trẻ: “Người giải thoát bần dân kêu khổ và kẻ khốn cùng không chốn tựa nương, chạnh lòng thương ai bé nhỏ khó nghèo” (Tv 70,12); “Trời hãy reo hò, đất hãy nhảy múa, núi non hãy bật tiếng reo hò, vì Đức Chúa ủi an dân Người đã chọn và chạnh lòng thương những kẻ nghèo khổ của Người” (Is 49,13). Đó là con đường dành cho kẻ sám hối: “Ta sẽ gieo trồng nó làm của riêng Ta trong xứ sở, sẽ chạnh thương con bé “không được thương”, sẽ nói với thằng “không phải dân Ta”: “nguơi là dân Ta”. Còn nó sẽ thưa: “Thiên Chúa của con” (Hs 2,21); với xác tín vào Thiên Chúa: “Nhà Giuđa thì Ta sẽ chạnh lòng thương và sẽ cứu chúng nhờ Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng” (Hs 1,7).

Ở trên, chúng ta đã trình bày cách khái quát về tương quan giữa tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa sáng tạo muôn vật muôn loài bởi tình yêu và tái tạo muôn vật muôn loài bởi lòng thương xót. Đồng thời, chúng ta cũng có thể khẳng đinh rằng “lòng Chúa thương xót” chính là “tình yêu của Thiên Chúa trong hành động” hướng về thế giới của con người, nghĩa là lòng Chúa thương xót dẫn xuất từ tình yêu, diễn tả tình yêu và làm cho tình yêu trở thành hiện thực nơi con người và muôn vật muôn loài. Trong các hình thức tình yêu mà con người có thể kinh nghiệm, tình yêu thương xót là hình thức tình yêu để lại dấu ấn sâu đậm và đẹp đẽ nhất nơi con người. Đây cũng là hình thức tình yêu mà Thiên Chúa tỏ bày nơi Con yêu dấu của Người là Đức Giê-su cho mọi người trong gia đình nhân loại.

 

_________________________

 

[1] Lòng thương xót, tự điển Công giáo, Nxb Tôn giáo, 2019,  tr 873.

[2] ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Viên, Đức Giêsu Kitô – Đường Lòng Chúa Thương Xót.

[3] Thomas Aquinas, Tổng luận thần học. II-II, q.30, a.1.

[4] St. Augustinô,Thành Đô của Thiên Chúa, 9.5.

[5] ASS, Tr 873.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

︎ Bonusy Bukmacherskie ︎ Kalkulator Bonusowy ︎ Najlepsze Promocj

︎ Bonusy Bukmacherskie ︎ Kalkulator Bonusowy ︎ Najlepsze PromocjeFreebet...

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

“21 Casino 121% Perform 300 Eur And Up 21 Otočení Zdarma Bez Vklad

"21 Casino 121% Perform 300 Eur And Up 21...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...