Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

TRỜI ĐÃ TỐI MÀ CHÚA GIÊSU VẪN CHƯA ĐẾN (Bài suy niệm Thứ 7 tuần II PS) – Mai Thi

 

TRỜI ĐÃ TỐI MÀ CHÚA GIÊSU VẪN CHƯA ĐẾN

(Bài suy niệm Thứ 7 tuần II PS)

 

Chờ đợi bao giờ cũng khiến chúng ta cảm thấy nôn nóng, mệt mỏi, có khi làm chúng ta chán nản. Nó còn trở thành gánh nặng hay thách đố lớn khi phải chờ đợi trong những lúc gặp khó khăn gian khổ, giữa lúc niềm hy vọng trở nên mong manh. Các môn đệ Chúa Giêsu hẳn đã có kinh nghiệm này trong suốt hành trình đi theo Người: rất nhiều lần các ông phải đối mặt với đủ mọi thử thách, đôi khi tưởng chừng không vượt qua được. Thử thách các ông gặp phải xảy ra ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, thuộc nhiều phương diện khác nhau, khiến các ông nếu muốn tiếp tục theo chân Chúa thì không ngừng cố gắng luyện tập nhiều hơn nữa để có thêm mạnh mẽ, gia tăng lòng kiên nhẫn, khơi dậy tinh thần vị tha, duy trì và củng cố lòng tín thác,…vv.

Trong trình thuật Tin mừng hôm nay (Ga 6, 16 – 21), thánh sử Gioan kể lại nỗi khiếp sợ của các môn đệ Chúa Giêsu trong chuyến vượt biển giữa đêm đen giông bão. Màn đêm đang buông xuống, trời thì gió, biển lại động, vậy mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến. Điều này khiến các ông hoang mang, lo lắng, bối rối và sợ hãi.

Trời đã tối mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến có liên can gì đến các môn đệ? Vì khi không có Chúa hiện diện cùng, nỗi sợ hãi bao trùm toàn bộ con thuyền của các môn đệ, nhất là nơi thâm sâu cõi lòng trống vắng của các ông. Trời đã tối mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến khiến các môn đệ lo lắng, sợ hãi và bấn loạn. Cũng đúng thôi, vì bản thân các ông dường như bất lực với sóng to gió lớn, sợ mọi thứ, đến nỗi thấy Chúa đến lại tưởng là ma.

Chỉ có Chúa mới trấn an các môn đệ được, chỉ có Người có khả năng dẹp yên sóng gió và chỉ có sự hiện diện của Chúa mới giúp các môn đệ cảm thấy an lòng. Chúa không chỉ là thầy dẫn dắt, lo lắng xếp đặt mà còn là chỗ dựa duy nhất cho các môn đệ của Người. Sức mạnh, tương lai, mọi họat động cũng như lý tưởng của cuộc đời các môn đệ chính là Chúa. Có Chúa ở cùng mọi bất an, mọi lênh đênh của cuộc đời sẽ được giải quyết.

Trời đã tối mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến khiến các môn đệ trông ngóng, phân vân, nôn nao, có lẽ họ đã trách thầm trong lòng, bực mình khó chịu than thở với nhau rằng: “sao Chúa vô tâm đến thế”, rằng: “tại sao Thầy bỏ chúng ta giữa lúc khó khăn như thế này”. Theo thánh sử Matthêu, sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, Người muốn trở lại núi để cầu nguyện một mình, đang khi bảo các môn đệ đưa thuyền qua bờ bên kia trước. Quãng đường vượt biển chỉ dài khoảng 5 đến 6 cây số nhưng việc chèo chống thuyền giữa lúc biển động như vậy chắc chắn các môn đệ phải mất rất nhiều thời gian và vì thế sự chờ đợi của các ông càng trở nên dài thêm, dài như vô tận giữa đêm đen mịt mùng.

Trời đã tối mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến. Người trì hoãn đến với các môn đệ để thử các ông. Có lẽ tự bản chất sự chờ đợi đã là một sự luyện tập đối với các môn đệ rồi. Kết quả sẽ thay đổi nếu các ông xem sự chờ đợi như một bài luyện tập chủ động (thay vì bị động). Chúa Giêsu cứ để cho các môn đệ đi trước mà không có Người cùng hiện diện. Người cứ để các môn đệ phải đối diện với nguy hiểm; tuy nhiên không phải vì thế mà Chúa không quan tâm, liều lĩnh không cần Chúa có mặt. Người vẫn dõi theo các ông, nhất là những lúc sóng gió nguy nan. Với biến cố này Người muốn tập cho các môn đệ lòng can đảm, giúp cho lòng khiêm tốn đi vào chiều sâu và niềm tin có cơ hội lớn lên.

 Giống như các môn đệ bị bấn loạn vì thiếu vắng Chúa giữa lúc sóng gió nguy nan, con thuyền cuộc đời chúng ta cũng không ít lần chìm nổi, đức tin bị chao đảo và việc thể hiện đức tin của chúng ta như muốn tách lìa khỏi giáo huấn của Thiên Chúa. Lẽ ra chúng ta cần thêm khiêm tốn và gia tăng lòng tin thì nhiều lúc chúng ta không còn nhận ra sự hiện diện của Chúa nữa, tệ hơn là loại Chúa ra để tự mình quyết định số phận đời mình. Chúng ta sẽ học được bài học gì từ các môn đệ khi cuộc đời chúng ta luôn gặp sóng gió, luôn gặp những bất lợi không mong muốn, luôn gặp những tai ương bệnh tật. Mỗi chúng ta có nhiều nỗi sợ: sợ túng thiếu đói khổ, sợ đau bệnh chết chóc, sợ phải đối mặt với những sóng gió trong gia đình hay nghề nghiệp thất thường… Phải chăng vì thế làm chúng ta thất vọng, khó chịu, buông xuôi, không dám dấn thân làm điều tốt đẹp theo ý Chúa muốn? Sứ điệp lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta về những cơ hội tốt đó để củng cố đức tin của chúng ta chứ không phải là lúc để chúng ta buông xuôi, thất vọng hay chán nản. Vấn đề của chúng ta là có khám phá ra Chúa Giêsu luôn yêu thương chúng ta, luôn hiện diện trong nỗi khốn cùng của cuộc đời chúng ta không? Đối diện với những khó khăn thử thách, chúng ta có nhớ đến Chúa Giêsu, Đấng từng nói với các môn đệ: “Thầy đây mà, đừng sợ!” không?

Một khi đã tìm gặp được Chúa, đặc biệt qua đời sống cầu nguyện, cho dù có gặp bao nhiêu sóng gió bão bùng, chúng ta vẫn luôn bình tĩnh, bình an vì tin rằng Chúa luôn yêu thương và chăm sóc cuộc đời chúng ta. Dẫu lúc khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, chúng ta được thức tỉnh để nhớ rằng Chúa vẫn đang tiến đến, bước lên trên thuyền đời chúng ta, đưa con thuyền cuộc đời chúng ta cập bến an bình. Tại sao? Vì Chúa Giêsu luôn sẵn sàng bảo đảm với chúng ta: “Thầy đây, đừng sợ!”.

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...