Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Thứ Năm, Tuần XXXIII TN, Luca 19,41-44: Đức Kitô khóc thương Giêrusalem

THỨ NĂM TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

Luca 19,41-44

Đức Kitô Khóc Thương Giêrusalem

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Một câu nói không nhớ rõ của ai đã phát biểu thế này: “Sự an toàn không phải là nơi vắng bóng sự nguy hiểm, mà còn là nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa.”

Chúa Giêsu, trong phúc âm hôm nnay, khóc thương cho Giê-ru-sa- lem. Tại sao Chúa Giêsu khóc?

Ngài khóc vì họ đã không nghe Ngài. Ngài khóc vì họ đã không mở lòng mình cho Ngài. Ngài khóc vì mong muốn mang hạnh phúc và sự cứu rỗi cho họ, thấy họ bơ vơ như chiên không người chăm sóc, Người mong mỏi dẫn họ đến những đồng cỏ xanh tươi. Ngài khóc vì họ không hiểu lời phán xét của Thiên Chúa bởi sự kiêu ngạo và cứng lòng tin. Tuy nhiên, Giê-ru-sa-lem là ‘Ngai tòa của Đức Chúa’ (Gr 3,17tt.); nơi Đức Chúa đã chọn cho Danh Ngài ngự (1V 11,13); và Đức Chúa đã đặt vị quân vương do Ngài tuyển chọn, lên trị vì Xi-on núi thánh của Ngài (Tv 2). Nhưng hiện tại, nó không xứng đáng và không chịu lắng nghe vị Vua của nó. Nó là thành Thánh nhưng bây giờ lại bị biến thành sào huyệt của kẻ trộm cướp, buôn bán, đổi chác.

Trong thời đại chúng ta, Chúa Giêsu cũng phải khóc mỗi ngày khi Ngài chứng kiến những bất hạnh không đáng có, sự đau đớn từ những vết thương của con cái Ngài đang hoành hành trong từng quê hương đất nước và trên khắp thế giới. Những đau khổ này phát xuất từ sự lãng quên Thiên Chúa và sự ngu xuẩn nổi loạn chống lại ý muốn của Ngài. Do đó, tệ nạn nghèo đói, bắt cóc, hãm hiếp, giết người, nghiện ma túy và say xưa ập đến với họ. Có rất nhiều sự đau khổ không đáng có trong các gia đình từ sự thiếu chung thủy, thiếu nỗ lực để hiểu hoặc tha thứ lẫn nhau.

Đức Ki-tô đã đến để giải thoát người ta ra khỏi những khổ đau này. Nhưng giống như người dân ở Giê-ru-sa-lem, người ta đã không đón nhận Ngài và thích đi theo con đường riêng của mình. Và Ngài phải bật khóc vì chạnh lòng cho sự mù quáng của họ. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói trong phúc âm hôm nay: Khi thấy thành Giê-ru-sa-lem, “Phải chi ngày hôm nay ngươi nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được.”

Từ ‘Giê-ru-sa-lem’ bắt nguồn từ tên của nó ‘Salem’ có nghĩa là “hòa bình” nhưng cũng tại Giê-ru-sa-lem, các tiên tri đã bị sát hại.

Con đường mà Đức Ki-tô đã dẫn chúng ta thoát khỏi sự đau khổ là gì? Đó là con đường hòa bình. Chúng ta đã từng nghe nói về hòa bình, xây dựng hòa bình và làm cho hòa bình dưới nhiều khía cạnh khác nhau và dường như chẳng có kết quả gì! Theo Moody Bible Institute’s Today In The Word (tháng 6 năm 1988, trang 33), Nhân sự của tạp chí đã báo cáo số liệu thống kê đáng kinh ngạc này: Kể từ khi bắt đầu lịch sử được ghi lại từ 3530 năm, toàn bộ thế giới đã hưởng yên bình dưới 8% thời gian! Trong nghiên cứu này đã phát hiện chỉ 286 năm thấy hòa bình. Thêm nữa, hơn 8000 hiệp ước hòa bình đã được thực hiện và phá vỡ. Dựa trên những dữ liệu này, tôi nghĩ rằng chỉ còn một thứ để chúng ta làm, đó là tạo cơ hội cho hòa bình và xem nó có hoạt động không.

Và để cho hòa bình ngự trị trước hết ta cần mở lòng đón nhận hòa bình vào tâm hồn mình, đó chính là đón nhận Đức Giêsu Ki-tô vua của hòa bình. Điều này chỉ đạt được thông qua sự hoán cải, từ bỏ tội lỗi, thật lòng sám hối, quay lưng lại với tội lỗi. Đầu quân dưới ngọn cờ Giêsu Ki- tô để nhận ra rằng mình đang đi sai đường. Ta sẽ không bao giờ đạt được đích đến là Nước Thiên Chúa nếu cứ tiếp tục theo đường lối cũ kỹ của riêng mình hay của ai đó vẽ ra. Nên việc dứt khoát quay lưng lại với tội lỗi hoặc chuyển đổi, ngừng lại những đường hướng sai trái và bắt đầu quay trở lại đúng hướng. Hoán cải, thay đổi hướng của cuộc sống từ việc đi sai đường để điều chỉnh sao cho đi đúng hướng, theo cách mà Thiên Chúa muốn, qua con Đường Giêsu Ki-tô.

Một câu chuyện được kể từ tạp chí ‘WIT and WISDOM’ (ngày 1 tháng 2 năm 2000): Có một cô bé muốn gia nhập vào Giáo Hội và vị linh mục hỏi: liệu cô có muốn trải nghiệm sự thay đổi của trái tim hay không. Cô trả lời “có.” “Trước đây cô có phải là tội nhân không?” Cô trả lời: “có.” “Bây giờ cô có phải là một tội nhân không?” Một lần nữa cô trả lời, “có.”

“Vậy thì, sự khác biệt là gì?” Sau một khoảnh khắc suy nghĩ cô ấy nói, “Trước khi tôi được trở lại cùng Đức Ki-tô, tôi là một tội nhân chạy theo tội lỗi; bây giờ, tôi là một tội nhân muốn lìa xa khỏi tội. ”

Chúa đã nhỏ lệ vì tội lỗi nhân loại, xin cho chúng con biết khóc than về những tội lỗi và những tham vọng trần tục của mình, để chúng con biết thật lòng hoán cải xứng đáng là công dân của Nước trời, của Giê-ru-sa- lem Thiên Quốc. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...