Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Quan niệm về Đấng Mêsia – Suy niệm Tin Mừng Mt 11,2-11, Chúa Nhật III Mùa Vọng, Năm A

QUAN NIỆM VỀ ĐẤNG MÊSIA

Suy niệm Tin Mừng Mt 11,2-11; Chúa nhật III Mùa vọng, Năm A

M. Lasan Châu Sơn

Với Chúa nhật III mùa vọng hôm nay, chỉ còn hơn một tuần nữa là chúng ta mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh. Nhìn chung quanh chúng ta thấy bầu khí Giáng sinh đang tưng bừng rộn rã, rực sáng đèn sao, cây thông, hang đá, khúc thánh ca ngọt ngào… Để chia sẻ niềm vui Chúa đến gần, Giáo Hội gọi hôm nay là Chúa nhật hồng. Và Phụng vụ lời Chúa tuần này như đi trước niềm vui ngày Chúa giáng sinh.

Ngôn sứ Isaia đã diễn tả niềm vui ngày Chúa đến bằng một loạt động từ: vui lên, mừng rỡ, trổ bông, nở hoa, hân hoan nhảy múa reo hò… niềm vui mà ông nói tới quá lớn, ngôn từ không thể diễn tả hết. Dẫu đấy chỉ là niềm vui trong tương lai. Bởi ngôn sứ Isaia nói những lời ấy khi mà Dân Chúa đang chịu cảnh nô lệ tại Babylon. Nhưng theo lời của Đức Chúa, chắc chắn Dân Chúa sẽ được hồi hương: “Bấy giờ mắt người mù sẽ được mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhẩy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. Họ sẽ được hớn hở tươi cười, đau khổ và khóc than sẽ không còn nữa.”

Thật là một cuộc sống rất hạnh phúc. Hạnh phúc viên mãn này chúng ta sẽ được hưởng trên Nước Trời. Tuy nhiên, hạnh phúc ấy nay đang hiện thực nơi Chúa Giêsu, khi Ngài rao giảng Tin Mừng và chữa hết bệnh hoạn tật nguyền trong dân.

Thế thì nguyên nhân nào đã làm cho Gioan Tẩy Giả phải đặt câu hỏi với Chúa Giêsu: Ngài có phải là Đấng phải đến hay chúng tôi còng phải trông đợi Đấng nào khác? Thưa, có nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ có hai nguyên nhân căn bản: thứ nhất do quan niệm của ông về Đấng Mêsia và thứ hai do hoàn cảnh thực tế của ông.

Theo quan niệm chung chung của người Do Thái, Đấng Mêsia là Đấng uy quyền công minh, Đấng đến phân xử trắng đen, phán quyết tốt xấu. Như ngôn sứ Isaia nói trong bài đọc I: “Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công phạt tội. Điều ấy chính Gioan Tẩy Giả cũng rao giảng: “Người sẽ rê sách lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho, thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.” Thành ra, khi thấy Chúa Giêsu chẳng những không trừng phạt mà còn đầy lòng nhân từ: đi tìm và cứu những gì đã hư mất. Đấng Mêsia không hề giống quan niệm và lời rao giảng của Gioan, chính điều đó đã khiến ông ngỡ ngàng, nghi ngại.

Hơn nữa, Gioan đang bị cảnh tù đày. Vì ông dám vạch tội của thế lực cường quyền cụ thể là Hêrôđê trụy lạc và Hêrôđia lăng loàn. Ông yêu cầu họ hối cải. Thế mà Gioan – người công chính lại bị bách hại. Hoàn cảnh như thế dễ gây nên mối nghi ngờ trong lòng Gioan: Liệu Chúa Giêsu có phải là Đấng Mêsia đến để giải phóng kẻ bị giam cầm hay không?

Nhưng cái hay ở đây là dù Gioan co thắc mắc, nhưng không hề bị vấp ngã về điều đó mà can đảm và kiên nhẫn đi đến cùng sứ mạng làm chứng cho Chúa. Chính vì thế mà Chúa khen ông: trong số phàm nhân lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả”.

Có lẽ cuộc đời của Gioan Tẩy Giả phản ánh phần nào hành trình đức tin của mỗi chúng ta. Trước cảnh nghèo đói, dịch bệnh. Trước cảnh áp bức bất công, các kitô hữu bị bách hại… có khi chúng ta tự hỏi Thiên Chúa uy quyền ở đâu rồi? Sao Ngài không thưởng công phạt tội người ta ngay đi? Sao Ngài không ra tay? Sao Ngài cứ im lặng? Hỏi như thế chứng tỏ chúng ta chưa thấu cảm được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Ngài đang kiên nhẫn mời gọi, đang kiên nhẫn chờ đợi, đang kiên nhẫn tạo cơ hội cho mọi người được hưởng ơn cứu độ, tất nhiên trong đó có mỗi chúng ta nữa.

Nói như thế không có nghĩa rằng Thiên Chúa dung dưỡng sự ác, không có nghĩa rằng Thiên Chúa không công minh thưởng công, phạt tội. Chúa đã chẳng nói: cứ để cỏ lùng và lúa tốt tồn tại cho đến mùa gặt đó sao?

Mùa vọng là mùa hy vọng. Xin cho chúng ta biết luôn đặt hy vọng vào Chúa là Đấng trọn tốt, tốt lành, để tiến bước trong an vui giữa những gian truân của cuộc đời. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...