Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội

ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

(St 3,9-15.20; Lc 1,26-38)

M. Bosco, PS.

Không có vị thánh nào được Giáo Hội kính nhiều lần trong năm như Đức Maria. Không có vị thánh nào có nhiều tước hiệu như Đức Maria. Hôm nay kính nhớ Đức Maria với tước hiệu Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Đức Maria được mang tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội thì thật là hợp lý. Bởi lẽ Ngôi Hai Nhập Thể là Đấng Thánh, thì người mẹ cưu mang và sinh hạ Đấng Thánh cũng phải là người xứng đáng với Đấng Thánh.

Bởi đó, nếu Thiên Chúa chọn Đức Maria làm mẹ Đức Giêsu, thì Thiên Chúa cũng ban đặc ân cho Đức Maria khỏi mắc tội nguyên tổ, và giữ gìn Đức Maria luôn trong trạng thái thánh thiện xứng hợp với Con Chí Thánh của Thiên Chúa.

Đặc ân Thiên Chúa dành cho Đức Maria quá ưu đãi, đến nỗi khi truyền tin cho Đức Maria, sứ thần Gabriel đã gọi Đức Maria là  “Đấng đầy ân sủng”: “Mừng vui lên hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Sứ thần không chào: “Mừng vui lên, hỡi Maria.” Bởi vì nếu chào như thế thì không nói lên được đặc ân to lớn Thiên Chúa dành riêng cho Đức Maria. Vì Đức Maria đầy ân sủng nên Đức Maria như một người ưu tuyển của Thiên Chúa và là người trỗi vượt hơn bất cứ ai trên trần gian này.

Một trong những đặc ân Đức Maria lãnh nhận là đặc ân vô nhiễm nguyên tội. Khi hai ông bà nguyên tổ Adam Evà phạm tôi bất tuân, thì hậu quả là tội này di truyền lại cho con cháu. Mọi người sinh ra, dù muốn dù không, dù ý thức hay không, dù tin hay không đều mắc tội tổ tông. Chỉ trừ Đức Maria là trường hợp duy nhất, cá biệt. Đây là một đặc ân Thiên Chúa dành riêng cho Đức Maria, làm cho Đức Maria trở nên xứng đáng làm mẹ Đấng Cứu Thế.

Việc Đức Maria vô nhiễm nguyên tội mà truyền thống Giáo Hội tôn kính ấy càng được xác tín hơn qua tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, được đức giáo hoàng Pio IX long trọng công bố vào ngày 8.12.1854. Niềm tin của người giáo dân vào tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội càng được củng cố hơn qua sự kiện Đức Maria hiện ra ở Lộ Đức sau đó bốn năm với thánh nữ Bernadet. Lúc đó Đức Maria nói với thánh nữ: “Ta là Đấng vô nhiễm nguyên tội.”

Với đặc ân vô nhiễm nguyên tội, nơi Đức Maria có hai điểm trổi vượt:

Thứ nhất: nhờ đặc ân vô nhiễm nguyên tội, Đức Maria chiến thắng trên tội lỗi. Sách Sáng Thế coi con rắn là thế lực tội lỗi. Con rắn này bị người phụ nữ đạp lên đầu, người phụ nữ đạp lên đầu thế lực tội lỗi nghĩa là người phụ nữ đã chiến thắng được tội lỗi. Hình ảnh Đức Maria đạp lên đầu con rắn cũng muốn nói Đức Maria là người chiến thắng các cơn cám dỗ.

Nếu như bà Evà đã nghe lời con rắn dụ dỗ mà phạm tội bất tuân, và hậu quả là dòng dõi loài người đều mang án phạt bởi tội của con người đầu tiên ấy; thì với Đức Maria, đấng đầy ân sủng, không mắc tội tổ tông, lại tuân phục, cưu mang và hạ sinh Ngôi Lời, nhờ đó ơn cứu độ đi vào trần gian. Con cháu Adam Evà nhờ ơn cứu độ của Chúa mà được thanh tẩy khỏi tội nguyên tổ.

Xưa kia con rắn cám dỗ được bà Evà chứ không cám dỗ được Đức Maria. Ngược lại Đức Maria còn đạp được đầu con rắn. Đức Maria là kẻ chiến thắng trên tội lỗi.

Thứ hai: Nhờ đặc ân vô nhiễm nguyên tội, Đức Maria trở nên hoa huệ trắng tinh giữa muôn ngàn gai góc xấu xa. Người Công Giáo thường dâng kính hoa huệ trắng lên Đức Maria. So sánh với các hoa khác, hoa huệ có màu trắng tinh. Dâng cho Đức Maria hoa huệ trắng là một cách ca khen Đức Maria có tâm hồn tinh trắng không vương tỳ ố bởi tội lỗi như mọi người khác. Đức Maria cũng là con người ở trần gian nhưng không bị bụi trần của thế gian làm ô nhơ như mọi người khác.

Vì tinh trắng, nên Đức Maria cũng được ví như bức gương trong. Nhìn vào Đức Maria chúng ta thấy nét đẹp của Đức Maria. Thấy tâm hồn Đức Maria đẹp tuyệt vời vì Đức Maria thánh thiện vẹn toàn, không chút bợn nhơ hay tì ố.

Và nhìn vào tấm gương là Đức Maria, chúng ta cũng thấy mình. Thấy mình tội lỗi xấu xa so với sự thánh thiện vẹn toàn của Đức Maria, nhờ đó chúng ta biết mình thế nào so với Đức Maria. Và biết mình là điều kiện đầu tiên để sửa đổi và thăng tiến.

Hôm nay chúng ta có dịp chiêm ngắm Đức Maria với tước hiệu Đức Maria vô nhiễm nguyên tội. Đây là đặc ân Chúa dành cho người Chúa chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế. Nhờ Đấng Cứu Thế chúng ta được hưởng ơn cứu độ. Để thực hiện ơn cứu độ Thiên Chúa đã dùng Đức Maria. Vì thế chúng ta cũng mang ơn Đức Maria. Và tâm tình của người nhận ơn là ca ngợi cảm tạ đấng đã ban ơn cho mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

“21 Casino 121% Perform 300 Eur And Up 21 Otočení Zdarma Bez Vklad

"21 Casino 121% Perform 300 Eur And Up 21...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...