Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Tủ sách Biển Đức – Xitô

Vào khoảng năm 270, Antôn – một thanh niên 18 tuổi người Ai Cập, nghe được lời Tin Mừng này ở nhà thờ: “Nếu con muốn nên hoàn thiện, hãy bán hết những gì con có. Rồi đến đây, theo Ta.” (Mt 19,2)

Được đánh động, Antôn tự nhủ: “Chính Chúa Kitô đã ngỏ lời với mình qua lời nói đó.”

Vài tháng trước, khi cha mẹ ngài qua đời, ngài được thừa hưởng đất đai làm gia nghiệp.

Thế là, ngay lập tức, Antôn đem lời mình nghe được ra thực hành. Ngài phân phát hết ruộng đất cho dân làng. Còn ngài thì rút lui vào một nơi gần đó để sống cô tịch và khổ hạnh dưới sự hướng dẫn của một vị kỳ cựu ở làng bên cạnh. Ngài sống có tịch từ lúc còn trẻ.

Ít lâu sau, ngài sống tách biệt trong một ngôi nhà mồ nhỏ.

Và đến năm 35 tuổi, Antôn lại ra đi vào sâu trong sa mạc. Ngài ẩn mình hoàn toàn tại đó suốt 20 năm với một đời sống hết sức nhiệm nhặt khắc khổ.

Nhưng, ở Aicập, người ta nghe danh ngài, và nhiều môn đệ muốn bắt chước cuộc đời khổ hạnh của ngài cùng các nhân đức của ngài.

Năm 356, khi Antôn qua đời, hưởng thọ 105 tuổi, thì sa mạc Aicập đầy dẫy các đan sĩ.

Đặc biệt, ở sa mạc Nitrie, Scété, và ở Cellules có rất nhiều đàn ông lẫn phụ nữ sống cô tịch hay lập thành từng nhóm.

Trào lưu ‘chạy trốn thế gian’ này cũng xuất hiện ở các miền Syrie, Palestine và Mésopotamie.

PHONG TRÀO NÀY ĐƯỢC GIẢI THÍCH THẾ NÀO?

Từ năm 313, Giáo hội được bình an. Thời kỳ bách hại đã qua. Đời sống người Kitô hữu không còn bị đe dọa nữa. Xã hội lúc bấy giờ nhất là trong các thành phố, muối Tin Mừng đã mất vị mặn của nó.

Thật vậy, những đòi hỏi của Lời Chúa Kitô không được đem ra thực hành trong đời sống. Nguy cơ trụy lạc thật lớn lao. Do đó, một số các Kitô hữu sốt sắng bừng tỉnh. Vì không còn có thể làm chứng cho Chúa bằng cách tử đạo đổ máu, họ quyết định dâng lên Thiên Chúa cách tử đạo khác.

Những người này trung thành từng ngày với đời sống ẩn dật trong Thiên Chúa. Họ ra đi vào sa mạc để sống cho Chúa trong cầu nguyện liên lỉ. Họ không ngừng tìm kiếm để có được con tim tinh tuyền, để yêu mến anh em, để hạ mình trước Thiên Chúa và mọi người. Họ vâng phục một người cha thiêng liêng và làm việc bằng đôi tay của mình. Những người đàn ông và phụ nữ này chỉ có một ước vọng duy nhất: “Sống cho một mình Thiên Chúa theo Tin Mừng để nhờ đó họ được cứu độ.”

LÀM THỂ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ĐỊNH ĐÓ?

Điều trước tiên là học sống theo gương một vị kỳ cựu.

Người vào sa mạc chọn cho mình một người cha. Vị này là người có kinh nghiệm chiến đấu lâu năm trong đời sống thiêng liêng, và đã trở nên người bạn thân của Thiên Chúa.

Người môn đệ nhìn vào đời sống của thầy mình và họ tập noi theo. Họ cởi mở tâm hồn để người thầy khám phá những tư tưởng của mình. Họ tuân phục những lời dạy của thầy. Cho đến khi người môn đệ trở nên một con người nội tâm, một vị kỳ cựu. Anh ta có thể ra đi, vào nơi cô tịch. Nhưng thường xuyên, họ vẫn tiếp tục đến xin các vị kỳ cựu những lời khuyên, một lời nói, để tiến xa hơn mãi trên đường huấn lệnh Chúa. Với vài lời ấy, nhờ được Thánh Thần tác động và được thanh luyện qua kinh nghiệm, các tổ phụ sa mạc biết đưa ra một quy luật sống. Điều họ đòi buộc nơi người khác, chính là điều mà họ đã bắt đầu thực hành nơi chính họ.

“Trước tiên hãy thực hành, sau đó mới dạy dỗ.” (Macaire)

Chính vì vậy mà lời nói của các ngài nặng cân nặng kí.

Khi người ta đem những lời ấy ra thực hành, thì nó sinh trái tốt. Các đan sĩ truyền đạt những lời ấy cho các anh em khác qua lời nói. Và như vậy, từ miệng qua tai, các lời này lan đi xa. Nhưng để bảo đảm giữ được những lời ấy, dần dần người ta đã viết ra và thu góp lại. Chính nhờ đó mà tập Apophtegmes (Châm ngôn sa mạc) ra đời. Nó được dịch ra nhiều thứ tiếng và trải qua nhiều thế kỷ, những lời đầy khôn ngoan này vẫn tiếp tục có một ảnh hưởng mạnh mẽ.

Các tổ phụ sa mạc không bao giờ tìm cách làm cho mình được thán phục. Các ngài cũng không bao giờ làm cho mình được biết đến. Trái lại, các ngài tìm cách sống ẩn dật bằng cách che giấu những việc thiện của mình. Nếu người ta có kể ra một vài lời nói hay việc làm của các ngài, chính là để làm nảy sinh trong lòng mọi người ước muốn bắt chước các ngài. Và nhờ đó các Kitô hữu có thể tiến sâu trên con đường dẫn về thiên quốc.

Khi mở cuốn sách này, cả bạn nữa, hãy trở nên môn đệ của các tổ phụ.

 “Thưa cha, xin ban cho con một lời.” Qua lời nói của các ngài, hãy lắng nghe các bậc thầy khôn ngoan. Hãy nhìn các ngài sống. Hãy vào trường học của các ngài. Lúc đó, con đường cứu độ sẽ mở ra trước mắt bạn. Và, cho dù không biết, cuộc sống của bạn cũng sẽ là men Tin Mừng trong khối bột của thế giới hôm nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn...

Đan sĩ – Nhà truyền giáo

    Đan Sĩ - Nhà Truyền Giáo M. Hương Yến, PH  ...

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

  LỊCH SỬ LINH ĐẠO ĐAN TU A- DẪN NHẬP   Định...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ...

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn Cám Dỗ Thời Đại FM. Thomas Nguyễn Văn Giang Khởi đầu đan tu trào Kitô giáo gắn...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ sách Biển Đức - Xitô   Linh phụ Abraham vừa gặp linh phụ Arès. Họ đang...

Viện phụ Agathon – Tỉnh thức nội tâm

  Viện phụ Agathon

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được tình yêu thương anh em   Tủ sách đan tu Biển Đức - Xitô        ...

Tu trào đan tu (phần kết)

DÒNG XITÔ   Cuộc cải tổ của Dòng Cluny (910) đã đem lại cho Giáo hội nói chung và đan tu nói riêng nhiều sức...

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

  LỊCH SỬ LINH ĐẠO ĐAN TU A- DẪN NHẬP   Định nghĩa các từ và nhóm từ : - Lịch sử : Đó là sự nhận biết...

Tu trào đan tu (Tiếp theo)

II-Thánh Biển Đức và nếp sống Đan Tu Cộng Đoàn 1. Con người Biển Đức        Biển Đức sinh năm 480, tại ngôi làng...

Tu trào đan tu

Tu trào đan tu Từ các linh phụ sa mạc đến sự ra đời của Dòng Xitô (1098) I. Tu trào dan tu thời đầu 1. Khái...

Tu trào Xitô

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 do cha Henri Denis Biển Đức Thuận sáng lập. Cha Henri...

ƠN GỌI CHIÊM NIỆM

  ƠN GỌI CHIÊM NIỆM   Có thể nói, chiêm niệm...

Linh Đạo Xitô

LINH ĐẠO XITÔ           Sống trong một đan viện Xi-tô (hay Biển Đức), đan sĩ sống trong một “Trường Phụng Sự...