Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20) Truyền giáo bằng tình yêu thương

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20)

Truyền Giáo Bằng Tình Yêu Thương

Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Khánh Nhật Truyền Giáo là ngày Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới dành riêng để đổi mới dấn thân cho sứ mệnh truyền giáo. Khánh Nhật Truyền Giáo được tổ chức vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10 hàng năm.

Khánh Nhật Truyền Giáo được Đức Giáo Hoàng Piô XI thiết lập vào năm 1926 và được cử hành lần đầu tiên vào năm 1927. Như Thánh Gioan Phaolô II đã giải thích vào năm 2001, Đức Thánh Cha Piô XI “chấp nhận yêu cầu của Hiệp hội Giáo hoàng Truyền bá Đức tin về việc thiết lập một ngày cầu nguyện và quảng bá cho việc truyền giáo “sẽ được cử hành vào cùng một ngày ở mọi giáo phận, giáo xứ và các cơ cấu trong thế giới Công Giáo… và khuyến khích việc dâng hiến cho sứ mệnh truyền giáo.” (Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An 07/Jan/2022).

Mỗi người chúng ta là một nhà truyền giáo. Khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, Hội thánh ủy thác cho chúng ta sứ mạng cao cả này. Sứ mạng mà chính Chúa cứu thế đã sai các tông đồ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ” (Mt 28,16). Chính thánh Phaolô đã cảm nếm hồng ân được Thiên Chúa ơn cứu độ. Cho nên, ngài xác tín: Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng; Tin Mừng mà ngài đã lãnh nhận từ Chúa. Tin Mừng đó là: Chúa muốn cho mọi người được biết Chân lý và được ơn cứu độ; Đức Kitô đã tự nguyện chịu chết để cứu chuộc mọi người (x. 1Tm 2,1-8).

Vâng, chính Đức Kitô đã chết để cứu chuộc mỗi người chúng ta khỏi ách thống trị của tội lỗi, của hình phạt đời đời. Chúng ta tín thác vào Chúa, vào Hội thánh đó là một bảo đảm chắc chắn cho chúng ta: “Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ”. Và mỗi chúng ta có trách nhiệm loan báo niềm vui ơn cứu độ ấy cho mọi người ngay trong cuộc sống thường ngày.

Truyền giáo không chỉ là chuyện của các giám mục, linh mục, tu sĩ, mà là của tất cả mọi người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người mỗi cách, “mỗi thánh mỗi thể” theo ơn Chúa đã kêu gọi. Với các linh mục, tu sĩ, những người sống đời thánh hiến làm chứng cho Chúa qua đời sống Khiết Tịnh, Vâng Phục, Nghèo Khó. Còn với anh chị em sống đời hôn nhân gia đình làm chứng cho Chúa khi vợ chồng con cái sống chung thủy, hiền hòa yêu thương nhau, sống kính mến Chúa và bác ái với hết mọi người. Đó là dấu hiệu rõ ràng nhất để người ngoại nhận biết chúng ta là con cái Chúa: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau”. Sống yêu thương là đang truyền Đạo thánh. Muốn truyền Đạo thì cần hy sinh, càng hy sinh càng làm phát sinh hiệu quả của truyền giáo.

Đất nước ấn Độ, có 6 tôn giáo, trên 80% dân chúng theo Ấn độ giáo, còn lại theo các tôn giáo khác, chỉ có 2% dân chúng theo Công giáo. Có một cô gái theo đạo Công giáo, cô xin giúp việc cho một gia đình Ấn giáo. Người này chỉ bằng lòng nhận cô vào làm việc với một điều kiện là cô không được có bất cứ biểu hiện nào của Công giáo: dù là ảnh tượng, tràng hạt, kinh sách… không có một biểu hiện nào. Vì hoàn cảnh gia đình có nguy cơ chết đói, nên cô miễn cưỡng chấp nhận. Cô nhận nhiệm vụ dọn nhà và chăm sóc 2 đứa con nhỏ của gia chủ. Cô chu toàn bổn phận, nhưng vẫn âm thầm cầu nguyện.

Một hôm, ngôi nhà đó bị cháy lớn, vợ chồng gia chủ đều đi làm, chỉ còn cô và 2 đứa nhỏ. Chúng hoảng loạn la hét. Phải vất vả lắm cô mới đưa được đứa chị ra ngoài an toàn. Khi cô quay lại đón đứa em thì ngọn lửa đã lan mạnh. Người dân khuyên cô không thể cứu đứa bé nữa. nhưng cô vẫn lao lên lầu bế đứa nhỏ xuống. khi cô vừa bế đứa bé xuống đến cửa dưới thì một thanh gỗ rớt ngay trên lưng cô. Cô được người dân đưa đi cấp cứu vì vết thương nặng và nhiều vết bỏng khắp người, khó mà qua khỏi.

Vợ chồng chủ nhà đưa 2 đứa con đến gặp cô lần cuối. họ hỏi cô, sao cô không lo đến mạng mình mà nhất quyết cứu con họ. cô thều thào tôi là người công giáo, Chúa dạy tôi phải yêu thương mọi người như Chúa đã yêu tôi. Tôi không muốn 2 cháu phải thiệt mạng. Tôi không muốn ông bà phải đau khổ vì mất con… vài giờ sau cô trút hơi thở.

Đám tang của cô được cả làng đưa tiễn. Sau đó cả gia đình người Ấn độ giáo kia đã xin gia nhập đạo Công giáo.

Vâng, khi chúng ta yêu thương phục vụ quên mình là cách truyền giáo đắc lực và  hữu hiệu nhất.

Nguyện xin Chúa giúp chúng con biết làm mọi công việc bình thường hằng ngày với một tình yêu phi thường vì lòng kính mến Chúa và yêu thương mọi người nhờ đó người ta sẽ nhận biết Thiên Chúa là Cha tốt lành và chân thật. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...