Thứ Sáu, 9 Tháng 5, 2025

Bài Suy Niệm –  CHÚA NHẬT LỄ LÁ – Mt 26, 14 – 27  M. Gregorio – An Phước

Bài Suy Niệm –  CHÚA NHẬT LỄ LÁ – Mt 26, 14 – 27

 M. Gregorio – An Phước

 

Sự kiện Đức Giêsu bị người Do Thái nộp cho quan tổng trấn Philatô mà chúng ta nghe trong trang Tin Mừng hôm nay, sự kiện ấy sau này đã gây nên một sự hiểu lầm giữa người Công Giáo và người Do Thái.

Lý do đưa đến sự hiểu lầm, vì người Công Giáo thời Trung Cổ cho rằng: Nguyên nhân đưa đến cái chết của Chúa Giêsu là do Người Do Thái. Chính vì thế, một số người Công Giáo lúc đó, họ rất căm ghét người Do Thái, và đã có một thời, họ tìm cách giết những người Do Thái, vì họ cho rằng, làm như thế để trả thù cho Đức Giêsu Chúa của họ.

Còn chúng ta hôm nay thì sao? Chúng ta cũng là những người Công Giáo. Vậy, khi nghe qua bài thường khó, chúng ta có suy nghĩ gì? Chắc chắn, chúng ta không dừng lại ở câu chuyện lịch sử để rồi chúng ta trách móc người Do Thái sao lại quá ác tâm với Chúa Giêsu như vậy, nhưng qua câu chuyện thương khó ấy, để rồi giúp chúng ta tiến sâu hơn vào Mầu Nhiệm Đức Tin.

Tiến sâu hơn vào Mầu Nhiệm Đức Tin là chúng ta tin rằng: đau khổ, cái chết và sự  phục sinh nơi Đức Giêsu Kitô là chương trình của Thiên Chúa, chứ không phải chương trình của con người. Thiên Chúa muốn cho Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô phải chịu đau khổ, chịu chết và phục sinh, để rồi mang lại ơn cứu độ cho con người, phục hồi  cho con người quyền làm con Thiên Chúa, đồng thời cũng để dạy cho con người bài học Yêu Thương

Vì trong yêu thương, chúng ta sẽ học được cách yêu người như Chúa yêu. Yêu người như Chúa yêu, nghĩa là yêu vô vị lợi. Tình yêu vô vị lợi khác với tình yêu vị lợi:  Trong tình yêu vị lợi, ta yêu thương người đó vì người đó có lợi cho ta. Nhưng đối với tình yêu vô vị lợi, là yêu không phải vì lợi ích cho bản thân mình, nhưng vì lợi ích cho kẻ khác. Đây là thứ tình yêu được thể hiện qua sự phục vụ và hy sinh, mà Đức Giêsu đã không ngừng sống và dạy cho các môn đệ của Ngài.

Ai trong chúng ta nếu có dịp tham dự lễ thành hôn của bạn bè mình, hoặc của người thân trong gia đình, chúng ta sẽ biết trong ngày cưới cô dâu và chú rể vui tươi và hạnh phúc như thế nào. Nhìn họ tràn trề hạnh phúc và say đắm trong tình yêu làm cho chúng ta cũng vui theo. Thế nhưng, chỉ sau vài năm…. có khi mới được một năm, hoặc vài ba tháng…. đã xuất hiện những rạn nứt nho nhỏ, làm cho hạnh phúc gia đình suy giảm. Dần dần đưa đến cãi vã, khó khăn, khắt khe với nhau… ngờ vực nhau, không tin tưởng nhau. Cuối cùng dẫn đến hai người chia tay…

Tại sao vậy?

Bởi vì, họ không còn tình yêu Thiên Chúa trong lòng họ. Một tình yêu mà Chúa Giêsu dạy chúng ta. Đó là một tình yêu hy sinh. Một tình yêu tha thứ. Một tình yêu nhẫn nhục. Một tình yêu nhân hậu. Một tình yêu hiền hòa. Một tình yêu tin tưởng, và một tình yêu chịu đựng. Chính Chúa Giêus đã xuống thế làm người để dạy cho chúng ta học bài học yêu thương. Chúa đã yêu mỗi người chúng ta, yêu đến chấp nhận mặc lấy thân phận yếu hèn của nhân loại. Yêu đến chết và chết trên thập giá để cho chúng ta được sống hạnh phúc trong tình yêu của Chúa.

Thế nhưng, trong cuộc sống, lắm lúc chúng ta không những không yêu thương nhau, không những không đem lại hạnh phúc cho nhau, mà còn lại tìm cách làm khổ nhau, thấy người khác hơn mình, thì sinh ra bực tức, khó chịu. Cho nên, học yêu như Chúa yêu, là chúng ta phải yêu người như chính mình. Luật mến Chúa và yêu người xem ra rất đơn giản và dễ dàng, nhưng thực hành thì lại khó. Điều này ai trong chúng ta cũng kinh nghiệm, mến Chúa là Đấng vô hình thì dễ, nhưng để yêu tha nhân thì không đơn giản chút nào.

   Thế giới hôm nay đói khát tình yêu và cần đến tình yêu, chúng ta là những môn đệ của Chúa, thì chúng ta phải là chứng nhân cho tình yêu. Nghĩa là Yêu như Chúa đã yêu. Tuy nhiên, khi quyết tâm sống yêu như Chúa đã yêu, thì chúng ta không thể không sống tinh thần tha thứ, vì yêu thương là tha thứ, là phục vụ, là dâng hiến.

Trong bài thương khó, Chúa Giêsu đã tha thứ cho Giuđa là kẻ nộp Ngài, tha thứ cho Phêrô là kẻ chối Ngài, và cuối cùng tha thứ cho kẻ hại mình…Cách tha thứ của Chúa không phải 7 lần, nhưng  bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha mãi mãi. Vì càng  tha thứ, chúng ta càng được thứ tha. Càng được thứ tha, chúng ta càng dễ cảm nếm được ơn tha thứ của Chúa.

Với Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, chúng ta tưởng niệm Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem giữa tiếng tung hô của đám đông, với nhành lá phất cao “Hoan hô con Vua Đavít”, nhìn bên ngoài có vẻ như một cuộc toàn thắng vang dội. Nhưng thực ra, đây là một cuộc mở màn thương khó cho giai đoạn bi thương nhất của cuộc đời Chúa Giêsu.

            Khi chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, mỗi người hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi có còn tin thật Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hay không, và tôi sẽ phải làm gì để tuyên xưng và diễn tả đức tin ấy trong cuộc sống hiện tại của tôi? Cầu chúc cho tất cả anh chị em có những ngày Tuần Thánh thật sốt sắng, theo sát Đức Giêsu trên con đường yêu thương, và tha thứ để chiêm ngắm về một tình yêu đến cùng mà Chúa dành cho mỗi người chúng ta.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Phục Sinh: Cũng chỉ vì lòng yêu mến

CŨNG CHỈ VÌ LÒNG YÊU MẾN (Đan viện Phước Hải)      “Thiên Chúa là Tình Yêu “(1 Ga 4, 16). Tình yêu cần được biểu...

Chúa Nhật III Phục Sinh: Yêu…

YÊU… M. David (Vĩnh Phước)      Trích đoạn Tin Mừng hôm nay tường thuật lại cuộc hiện ra lần thứ ba của Chúa Giêsu với...

Thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giáo Hoàng của lòng thương xót

    Thánh lễ cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT (Kn 4,7-15; 1 Ga 3,14-16; Lc 24,13-16.28-35) Châu Sơn 28/4/2025 TGM Ngô Quang...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Thực hành lòng thương xót

  Chúa Nhật Lòng Thương Xót C THỰC HÀNH THƯƠNG XÓT (Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31) TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Khi còn sống nơi dương thế, Chúa...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Lòng thương xót

LÒNG THƯƠNG XÓT                                                                                           Teresa Avila Thảo Phước Hải       Trong dòng chảy cuộc đời, có những khoảnh khắc chúng ta cảm nhận...

Lễ vọng Phục Sinh: Lịch sử tình yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lễ Vọng Phục sinh LỊCH SỬ TÌNH YÊU Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phụng vụ Lời Chúa đêm Vọng Phục Sinh trình bày lịch sử cứu...

Chúa Nhật Phục Sinh: Đấng Phục Sinh toàn thắng

    ĐẤNG PHỤC SINH TOÀN THẮNG (Ga 20,1-9)  Fm. Franz Xaver Kiên (Fatima)      Halleluia, Chúa đã phục sinh! Vâng, sau cùng "Tình Yêu" đích thực của...