Thứ Ba, 19 Tháng Ba, 2024

 Kinh lạy Cha

 Kinh lạy Cha

(Fr. Ba-PV.)

Kinh lạy Cha là một kinh quan trọng đối với đời sống người kitô hữu, vì là kinh do chính Chúa Giêsu đặt ra, là kinh được Giáo hội đọc nhiều hơn cả trong các cử hành phụng vụ và các cử hành khác, là kinh tóm gọn tất cả những gì phải làm trong khi cầu nguyện. Và Kinh lạy Cha là kiểu mẫu cho tất cả việc cầu nguyện.

Theo thánh Matthêu (Mt 6,7-15) có 7 lời nguyện: 3 lời đầu tiên nói về Thiên Chúa. Đấng mà Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi là Cha: Cha chúng con ở trên trời, sau đó chúng ta xin cho Danh Thánh Cha được hiển vinh, nước Cha được lan rộng trên thế gian, nhất là trong tâm hồn con người, và xin cho thánh ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.

4 lời nguyện sau: xin lương thực hàng ngày, nghĩa là xin cơm bánh nuôi thân xác và của ăn nuôi hồn, tức là Lời Chúa và Mình Chúa; xin tha thứ các tội xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng để được tha thứ, chúng ta cũng phải tha thứ lỗi lầm của anh em; xin ơn kiên trì để lướt thắng cám dỗ hàng ngày, nhất là trong cơn thử thách sau cùng trước sức tấn công của tà thần muốn đưa chúng ta xa lìa Chúa; xin ơn thoát khỏi mọi sự dữ để có thể phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân mọi ngày trong đời sống chúng ta.

Vâng, Lời kinh quan trọng và cần thiết này đã được suy niệm, chú giải… rất nhiều. Xem thêm các bài đọc 2 của giờ Kinh Sách-tuần 11TN, chúng ta nghe thánh thánh Sipriano suy niện thật súc tích và đầy đủ). Ở đây, chúng ta thử so sánh Lời kinh mẫu này với bầu khí của một gia đình lâu ngày mới có dịp gặp nhau. 

Trước hết hình ảnh người cha ( hiểu là cả mẹ nữa). Trong gia đình còn gì đoàn tụ thân tình, hạnh phúc, uy quyền hơn cha mẹ. Chữ Cha mẹ gợi lên sự gần gũi, tin tưởng, âu yếm, bao bọc chở che, thương mến. Thiên Chúa Cha, một người Cha gồm mọi tình phụ tử, mẫu tử của trần gian. Kinh thánh cho biết, Ngài là một người Cha biết cả sợi tóc trên đầu, (Mt 6,25t). Một người cha biết trước cả nhu cầu của con cái trước khi nó xin (Mt 6,32). Ngài đã dự bị sửa soạn sẵn tất cả, đến nỗi Ngài bảo chúng ta  đừng lo gì cho ngày mai (Mt 6,34). Một người cha đã ban Ngôi con (Gio 3,16). Ban Chúa Thánh linh (Lc 11,13)… Ấy vậy mà Ngài vẫn ân cần lắng nghe mọi thao thức cũng như ước vọng của con cái, Ngài động viên chia sẻ, uốn lắn… Vâng, đó là một người cha thật tình vì con cái.

Còn chúng ta, chúng ta cũng thương yêu con cái, cũng khẳng định: “cha mẹ làm thế..tất cả cũng vì con thôi”, nhưng xét lại cách thức chúng ta hành động nhiều khi không diễn tả đủ để con cái nhận ra tình thương. Ví dụ: chúng ta nói chuyện với nhau nhưng không thực sự có đối thoại, chỉ là áp đặt ý chúng ta trên con cái; hoặc khi chúng ta đồng ý hay không đồng ý yêu cầu gì đó của con cái, chúng ta không giải thích, phân tích đủ… cho con cái cảm thấy thoả mãn. Tệ hơn, mối tương liên của các thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn trở nên sung khắc… như vậy làm sao có được một cuộc gặp gỡ, một cuộc tâm sự vừa cởi mở vừa thân tình được?! Đang khi mẫu cầu nguyện mà Kinh Lạy Cha đưa ra là “việc của gia đình” vì chúng ta cùng xưng hô Chúa là Cha, và là một cuộc thưa chuyện thân tình giữa cha-con, anh-chị em với nhau.Kết quả hình ảnh cho tha thứ lỗi lầm

Nếu mỗi thành viên trong gia đình không sống hòa thuận hợp nhất với nhau, làm thế nào họ nói được rằng họ có mối tương giao bình thường với Thiên Chúa? Mà không thanh thản bình an thì làm sao có thể cầu nguyện được. Nói cách cụ thể, trong lòng mình còn buồn phiền, lo âu hay hận thù gì đó với người đối diện, thì không thể nào có cuộc gặp gỡ thân tình cởi mở được. Muốn tháo gỡ những bế tắc ấy, chúng ta cần phải khiêm tốn nhìn nhận mình lầm lỡ và yếu đuối, để rồi chúng ta xin lỗi nhau, giao hoà với nhau trước đã rỗi mới mong được nhận lễ dâng như lời chúa khẳng định trong Tin Mừng. Xin lỗi là để nhận được tha thứ. Như vậy Sự tha thứ thuộc về vấn đề hiệp thông: nếu tôi không ở  trong mối hiệp thông với Chúa, tôi không thể nào cầu nguyện linh nghiệm được. Nhưng mối hiệp thông với anh em sẽ quyết định mối hiệp thông của tôi với Chúa, do đó, tha thứ là điều quan trọng cho sự cầu nguyện.

Chuyện kể lại rằng:

Trong lúc thánh Giêrônimô đang quì cầu nguyện trong hang đá ở Belem để suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, thì Chúa Giêsu Hài Đồng hiện ra và nói với thánh nhân :

– Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày Ta giáng sinh không ?

Thánh nhân trả lời:

– Lạy Chúa hài Đồng, con xin dâng Chúa trái tim của con.

– Đúng thế, nhưng còn gì khác nữa không ?

– Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và hết những gì con có thể.

Chúa Hài Đồng hỏi :

– Con còn điều gì khác nữa không ?

Thánh nhân khẩn khoản thưa :

– Con có điều gi khác để dâng Chúa nữa đâu.

Chúa Hài Đồng bảo :

– Này Giêrônimô, hãy dâng cho Ta cả những tội lỗi của con nữa.

Thánh nhân hốt hoảng hỏi lại :

– Ồ lạy Chúa, làm sao con dâng cho Chúa tội lỗi của con được ?

– Được chứ ! Ta muốn con dâng cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể tha thứ cho con. Đó là điều Ta rất mong đợi.

    Nghe thế, thánh nhân bỗng bật khóc vì sung sướng.

Ước gì trong cuộc sống tự nhiên và siêu nhiên, mỗi người chúng ta cũng sung sướng bật khóc vì được tha thứ – để lại được sống thân tình với Chúa và với nhau. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria : Thánh Giuse Uy Quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria, Mt 1,16.18-21.24 / Lc 2,41-51 Thánh Giuse Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33: Hạt lúa đơm bông cánh đồng rạng rỡ

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33 Hạt Lúa Đơm Bông Cánh Đồng Rạng Rỡ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi nhìn thấy đồng lúa...

Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – B: Chết để được sống

Suy Niệm Chúa Nhật V  Mùa Chay Năm B CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG (Ga 12,20-33) Mai Anh, CĐ Phước Thiên Vì yêu thương nhân loại từ ngàn xưa,...

Lễ thánh Giuse 19/3 – Việc làm to lớn của thánh Giuse

Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria  (Mt 1,18-24) Cha M. Gioan Bosco Nếu nói Tin Mừng hay kể chuyện lạ thì chuyện về Giuse là...

Chúa Nhật IV Mùa Chay, B, Ga 3,14-21: Đấng bị treo lên thập giá

ĐẤNG BỊ TREO LÊN THẬP GIÁ (Ga 3,14-21) Tùng Linh, Phước Lý Chuyện kể rằng: “Ngày nọ, vua lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng...

Chúa Nhật III MC, B: Thanh tẩy Đền thờ

THANH TẨY ĐỀN THỜ "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 68.10) M. Jos. Ba, PV      Với...

Chúa Nhật III Mùa Chay, Năm B, Ga 2,13-25: Thanh tẩy Đền thờ

Chúa Nhật III Mùa Chay, năm B  (Ga 2,13-25)   Trong tất cả các tôn giáo, đền thờ là nơi thánh, người ta tin rằng nơi đây...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B, Mc 9,2-10: Biến hình với Chúa

BIẾN HÌNH VỚI CHÚA (St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay, thánh Marcô tường thuật sự kiện Chúa Giêsu...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B, Mc 9,2-10: Hai mẫu gương quảng đại

CHÚA NHẬT THỨ II MÙA CHAY NĂM B HAI MẪU GƯƠNG QUẢNG ĐẠI FM. Giacobe Nguyễn Vĩnh Nghiêm, AP      Trong lịch sử cứu độ, chúng...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B: Sống thân mật với Chúa (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Chúa Nhật II mùa Chay năm B SỐNG THÂN MẬT VỚI CHÚA Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mc 9,1–9 Hôm ấy, Chúa...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B: “Hãy vâng nghe lời Người” (Đan viện Fatima, Thụy Sĩ)

Chúa nhật 2 MC - B "HÃY VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI" Đv. Đức Mẹ Fatima, Thụy Sĩ Bài Tin Mừng của thánh sử Marco nói về việc...