Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

PHÚC VÀ PHÚC – TUẦN XXVII- thứ Bảy- VP Duyên Thập Tự

TN-190-TUẦN XXVII- thứ Bảy

PHÚC VÀ PHÚC
(Lc 11,27-28)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trước khi suy niệm, chúng ta nghe lại trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 11 từ câu 27 đến 28.
“Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!” Nhưng Người đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa”.
Trong trích đoạn Tin Mừng trên, chúng ta thấy hai cái phúc được nêu lên: cái phúc mà người phụ nữ nói đến và cái phúc mà Chúa Giê-su đề cập: phúc làm Mẹ Chúa và phúc có Lời Thiên Chúa. Vậy, chúng ta cùng suy niệm với nhau về mối phúc kép, với kiểu nói “PHÚC VÀ PHÚC”. Và đó là điều tôi muốn chia sẻ với anh chị em, để chúng ta cũng được sống và hưởng mối phúc kép này.

1. “PHÚC VÀ PHÚC” CỦA MẸ MARIA
Hai cái phúc này, có thể tìm thấy nơi Đức Ma-ri-a không? Tôi thiết nghĩ là có. Chúng ta trở về với hoạt cảnh Đức Ma-ri-a đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét. Bà đã nói gì khi gặp lại người em họ của mình? “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1,42). Và bà nói thêm: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Trong hai câu nói này, chúng ta nhận ra hai yếu tố làm nên mối phúc kép của Mẹ Ma-ri-a: cưu mang và tin. Bà Ê-li-sa-bét đề cao cái phúc làm mẹ của Đức Ma-ri-a. Đây là cái phúc làm cho Mẹ vượt trên mọi người phụ nữ khác. Mẹ là “thân mẫu Chúa” như bà tuyên bố: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến viếng thăm tôi thế này?” (Lc 1,43). Yếu tố thứ hai, đó là tin. Tin của Đức Ma-ri-a ở đây mang dấu ấn của sự dấn thân vào Lời của Thiên Chúa, nghĩa là chương trình của Chúa chắc chắn được thực hiện với tiếng “xin vâng” của Mẹ. Như vậy, nơi đây chúng ta nhận ra mối phúc kép này hiện diện nơi Mẹ Ma-ri-a. Lời ca tụng của người phụ nữ trong trích đoạn Tin Mừng và lời Chúa Giê-su nói, được hiện thực nơi Mẹ Ma-ri-a.
Chúng ta còn có thể nói thêm rằng cái phúc cưu mang và cho bú mớm mà người phụ nữ thưa với Chúa còn mang ý nghĩa lớn hơn, sâu hơn điều bà nghĩ. Bà nhìn thấy Chúa Giê-su là một “Ráp-bi”, một vị “Thầy” khôn ngoan. Nhưng Vị Thầy đó lại là Ngôi Lời, là Lời của Thiên Chúa. Đức Ma-ri-a không những đã cưu mang và đã cho bú mớm một đứa trẻ mà bây giờ là Ráp-bi, mà Người là Ngôi Lời Nhập Thể. Đây là một mầu nhiệm vượt trên mọi suy nghĩ và tưởng tượng nhân loại. Đây là cái phúc vượt trên mọi cái phúc của con người. Đây là cái phúc dàng riêng cho một mình Đức Ma-ri-a: cái phúc kép của người Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể. Nơi cái phúc cưu mang, cho bú mớm của người mẹ, có cái phúc của sự hiện thực việc nhập thể của Lời Thiên Chúa, của Ngôi Lời.
Lời ca ngợi của người phụ nữ về cái phúc làm mẹ, lời tuyên bố của Chúa Giê-su về cái phúc lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa, được hiện thực một cách trọn đầy nơi Mẹ Ma-ri-a. Mẹ là người sống trọn đầy và là hình ảnh tuyệt vời của mối phúc kép này. Nơi Mẹ Ma-ri-a có “phúc và phúc”.

2. “PHÚC VÀ PHÚC” CỦA CHÚA GIÊSU
Bà Ê-li-sa-bét đã nói lên cái phúc của người mẹ, và bà cũng nói đến cái phúc của người con: “và người con em cưu mang cũng được chúc phúc”. Trong bài Tin Mừng, người phụ nữ nói đến cái phúc của người mẹ của Chúa và Chúa nói đến cái phúc của người lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa. Chúng ta có thể nói đến cái phúc của Chúa không, trong mối tương giao kép này? Nói đến cái phúc của Chúa, có xúc phạm đến Chúa không? Tôi thiết nghĩ là không xúc phạm, nhưng là cơ hội để nhìn thấy rõ nét hơn một chút cái phúc của Mẹ luôn đi đôi với cái phúc của Con và cái phúc của Con ảnh hưởng trên cái phúc Mẹ. Mẹ có phúc thì con cũng có phúc, như bà Ê-li-sa-bét tuyên dương. Tôi nhìn thấy hai lý do của cái phúc của Chúa khi có Đức Ma-ri-a là mẹ.
Trước hết, Đức Ma-ri-a cưu mang Chúa Giê-su với tư cách Ngôi Lời Nhập Thể, trong cung lòng rất thánh của Mẹ. Mẹ được sứ thần chào – và chắc chắn đó cũng là lời chào của Thiên Chúa – “Đấng đầy ơn phúc” hay “đầy ân sủng” (Lc 1,28). Đây là cái phúc duy nhất dành cho Mẹ với tư cách là một thụ tạo. Một thụ tạo đầy ân phúc, đầy ân sủng. Mẹ đầy ân phúc cưu mang Ngôi Lời tràn đầy ân phúc, tràn đầy ân sủng, như thánh Gio-an đã tuyên xưng: “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). Mẹ cưu mang chính Lời Thiên Chúa. Cái phúc của Chúa Giê-su là được cưu mang, được cho bú mớm bởi một con người “đầy ân phúc”. Thiên Chúa Cha đã làm cho Mẹ Ma-ri-a “đầy ơn phúc” để Con của Người được cưu mang trong con người có phúc đó.
Tiếp đến, dòng sữa của Mẹ đã nuôi sống Chúa Giê-su và giúp Người lớn lên. Đây là cái phúc tuyệt vời của Mẹ, một thụ tạo lại có thể nuôi sống Ngôi Lời Nhập Thể, Lời của Thiên Chúa. Chúa Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa, lớn lên nhờ sự sống của Đức Ma-ri-a; vì dòng sữa là gì nếu không phải là chính sự sống của người mẹ. Cái phúc của Chúa là nhờ dòng sữa Mẹ mà lớn lên. Và nhờ lớn lên, Chúa chu toàn thánh ý Chúa Cha. Khi Chúa nói đến cái phúc của ai lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa, Chúa nói đến chính Chúa, vì Chúa là người đầu tiên sống cái phúc này. Khi nuôi sống con mình là Chúa Giê-su, là Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ chu toàn thánh ý Chúa Cha cùng với Con của Mẹ. Và đó là cái phúc của Chúa và của Mẹ: cái phúc chu toàn thánh ý Chúa Cha.

3. “PHÚC VÀ PHÚC” CỦA CHÚNG TA
Khi nói đến cái phúc của Mẹ Ma-ri-a và của Chúa, chúng ta có nghĩ rằng chúng ta cũng được hưởng cái phúc kép đó không? Tại sao lại không? Chúng ta là “đàn em đông đúc của Trưởng Tử Giê-su mà” (x.Rm 8,29), và chúng ta cũng được Chúa trao Đức Ma-ri-a làm Mẹ “đây là Mẹ con” (x.Ga 19,27). Tôi thấy có hai nơi giúp sống mối phúc mà trích đoạn Tin Mừng hôm nay đề cập đến.
Nơi thứ nhất, thư của thánh Phê-rô. Thánh nhân đã viết cho các Ki-tô hữu: “Như trẻ sơ sinh, anh em hãy khát khao sữa tinh tuyền là Lời Chúa, nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hưởng ơn cứu độ, nếu anh em đã nghiệm thấy Chúa tốt lành” (1Pr 2,2). Thánh tông đồ Phê-rô mời gọi chúng ta khát khao dòng sữa tinh tuyền là Lời Chúa. Lời Chúa là dòng sữa đầy hương vị và dưỡng chất nuôi sống, làm phát triển để hưởng ơn cứu độ. Đây là cái phúc của Ki-tô hữu, của chúng ta. Chúng ta cần dòng sữa Lời Chúa để cảm nghiệm Chúa tốt lành biết bao. Ai sẽ giúp chúng ta cảm nghiệm này, nếu không phải là Mẹ Ma-ri-a.
Nơi thứ hai, trong bài giảng của Chúa về Cuộc Phán Xét Chung. Khi ấy Con Người nói với những người được xếp bên hữu: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han… Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25,34-36.40). Đây là cái phúc “cưu mang” những con người đau khổ, những mảnh đời bất hạnh, những con người nhỏ bé của Chúa. Đây là cái phúc của những ai thực hành Lời Chúa, khi mà cưu mang và nuôi dưỡng chính Ngôi Lời Thiên Chúa là Chúa Giê-su. Lời Thiên Chúa ở đây là chính những con người bằng xương bằng thịt. Họ là hiện thân của chính Chúa Ki-tô, Lời của Thiên Chúa. Đây là cái phúc được cưu mang và chăm sóc những lời này của Thiên Chúa, và là cái phúc được Thiên Chúa ban thưởng. Đây là cái phúc kép của những ai biết, sống và thực hiện Lời Chúa bằng việc chăm sóc tha nhân.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta lắng nghe những lời được phát biểu – do một người phụ nữ và do chính Chúa – để thẩm định đâu là mối phúc mà chúng ta cần hướng tới, khi chiêm ngưỡng Mẹ Ma-ri-a cũng như nhìn lại đời sống bản thân chúng ta. Đời Ki-tô hữu chúng ta là một hành trình thực hiện và lãnh nhận “PHÚC VÀ PHÚC”. Còn gì tốt đẹp hơn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...