Thứ Sáu, 9 Tháng 5, 2025

CẦU NGUYỆN, PHƯƠNG THẾ KẾT NỐI VỚI TRỜI (Bài Suy Niệm Chúa Nhật tuần XVII TN-C)

 

CẦU NGUYỆN, PHƯƠNG THẾ KẾT NỐI VỚI TRỜI

(Bài Suy Niệm Chúa Nhật tuần XVII TN-C)

Lời Chúa:  St 18, 20-32; Cl 2, 12-14; Lc 11, 1-13

 

Thế giới của công nghệ viễn thông hôm nay kết nối con người gần nhau hơn. Cách hiểu về chiều kích tương giao có thể dễ hiểu hơn, nhưng con người không dễ gì nhận ra được bộ mặt thật của việc kết nối thực sự phải có đối với Đấng là trung gian, là nguồn mạnh của mối tương giao. Lời Chúa hôm nay dẫn chúng ta bước vào cầu nguyện là việc kết nối thật giữa trời và đất. Vậy chúng ta có kiên định để đi vào mối tương quan thực sự với Chúa không ? Chúng ta thấy có cần phải kết nối với Thiên Chúa không, và chúng ta có nhận ra được trách nhiệm của chúng ta với toàn thể vũ trụ không ? Và điều gì làm cho chúng ta bận tâm trong mối tương quan với Thiên Chúa và tha nhân ?

              1. Có kiên định trong cầu nguyện không ?

Bài đọc đầu tiên trích sách Sáng Thế được chọn như là một cách thế phải kiên trì thế nào trong cầu nguyện. Những lời thỉnh cầu của Ông Abraham liên quan đến cư dân thành Sodoma và Gomera để xin Chúa thứ tha tội lỗi và đừng đoán phạt dân. Qua cách Chúa cư xử với Abraham, chúng ta nhận thấy một Thiên Chúa xót thương và nhân hậu. Nơi lời cầu xin của Abraham như là mặc định lòng thương xót của Thiên Chúa trong thế giới hạn hẹp, hẹp hòi Nếu không đủ mười người công chính thì dân thành Sodoma và Gomora vẫn bị kết án tử. Thiên Chúa sẽ vẫn kết án chín người công chính sao ?Thiên Chúa không làm điều đó, vì chính Thiên Chúa đã phán trong sách Ezekiel và sách Jeremia rằng: Nếu chỉ tìm được ở Giêrusalem một người biết giữ công lý, biết tìm sự thật thì Chúa sẽ thứ tha cho thành ( x. Ed 22, 30; Gr 5, 1). Đồng thời, ý nghĩa của cuộc thảo luận này, Abraham đặt mình vào vị trí công bằng và Thiên Chúa đặt lên ghế của bị cáo: “Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu ! Đấng xét xử cả trần gian lại làm trái  với công lý sao ?” ( St 18, 25). Chính Thiên Chúa đã phải tự bảo vệ mình khỏi một thái độ mà Abraham cho rằng sẽ bất công. Dẫu vậy, sự hiện diện của ông Lot và gia đình của ông không ngăn cản được thành phố bị kết án.Thậm chí, chính Thiên Chúa cứu ông và gia đình ông. Vì ông Lót không phải là cư dân của thành. Ông chỉ là một ngoại kiều trong thành, là một kẻ xa lạ.

Như vậy, sự thiếu kiên định và giới hạn lòng thương xót của Chúa theo cách hiểu của loài người, Abraham đã không dám đi đến tận cùng của lời cầu xin, không “ở lì ra đó” ( Lc 11, 8) để xin Chúa thay đổi quyết định.

                2. Nhận lấy trách nhiệm để kết nối với trời

Trong cách đối thoại của Abraham với Thiên Chúa, chúng ta nhận thấy nơi hành động của Abraham là người có trách nhiệm. Ông không chỉ có trách nhiệm với cháu của mình là ông Lót, với ta gia tộc của mình nhưng còn có trách nhiệm cả với những người tội lỗi. Ông muốn tất cả đều được cứu sống. Vì vậy, ông đã nài nỉ xin Chúa tha cho dân thành Sodoma và Gomora. Chúng ta không xét về thành quả của lời cầu nguyện, vì việc bổn phận của chúng ta là kết nối. Như trong thư của Phaolo tông đồ gửi cho người Colose, đã dạy chúng ta trong bài đọc II: Được dìm mình vào trong cái chết và sự phục sinh của Chúa, chúng ta là những người bước vào sự kết nối với trời. Một sự kết nối sống động trong cầu nguyện, không bị chi phối hay phong tỏa bởi Lề luật do lẽ tự nhiên con người đặt ra, nhưng là một con người cầu nguyện trong tự do của Thần Khí Chúa. Trách nhiệm của người Kito hữu là một người sống, chứ không phải nằm trong sự chết chóc của lề luật, của lỗi lầm hay của thân xác. Vậy nên, trách nhiệm của con người là làm sao để sự sống được duy trì, tình trạng sống động của bí tích rửa tội luôn luôn thay đổi từ tình trạng chết chóc sang sống động và hiện hữu. Vì sự chết chóc của những định kiến hẹp hòi ngăn chặn tình trạng sự sống động của bí tích rửa tội nơi mỗi chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta được mời gọi cầu nguyện để kết nối với trời  trong trách nhiệm và để thế giời này được sống. Lẽ dĩ nhiên, Thiên Chúa là chủ sẽ đưa ra những phán quyết thích hợp với điều mà Chúa cho là sẽ tốt cho nhân loại.

                3. Cầu nguyện là chiều kích vượt không gian

Người môn đệ thao thức việc kết nối với Thiên Chúa Cha, kết nối với thế giới thần thiêng nên đã xin Chúa Giêsu dạy để biết cầu nguyện. Kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu dạy chính là chìa khoá vượt không gian và thời gian. Con người từ mặt đất có thể vươn lên tới trời, nơi Chúa Cha ngự trị bằng chính lời cầu nguyện thân tình với Chúa Cha. Điều đặc biệt là con người kết nối với vị Chúa của hoàn vũ bằng tình Cha và con. Qua Kinh Lạy Cha, con người tìm ra phương thế giải quyết cho vấn nạn đói khát vật chất và đói khát đời sống thiêng liêng. Hơn thế nữa,  Kinh Lạy Cha liên kết nhân loại với nhau trong tình huynh đệ, vì mọi người có cùng một Cha trên trời. Nơi Kinh Lạy Cha, bài học tha thứ được trình bày và sự sẻ chia được nhắc đến để con người kết nối với nhau trong tình huynh đệ. Lời cầu xin sau cùng của Kinh Lạy Cha đề cao sự sống khi cùng nhau xin Chúa cho thoát khỏi sự dữ, thoát khỏi đường dẫn đến cái chết và là sự chết.

Dụ ngôn người bạn nửa đêm đến cầu xin cho bạn đến nhà có bánh ăn là sự diễn tả của một người cầu xin cách kiên trì : “ Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” ( Mt 11, 9). Kiên trì cầu xin là cách vượt qua ranh giới của ngưỡng cửa để vào nhà. Khi đã đi qua ranh giới của ngưỡng cửa ngăn cách, lời ấy sẽ đến tai Đấng đầy lòng thương xót, Ngài sẽ ra tay giải cứu mỗi khi cần. Thật vậy, trách nhiệm của người đan sĩ trong cầu nguyện chung nơi cộng đoàn là cầu nối với trời và hiệp thông trong thế giới.  Đánh mất chiều kích này, đời sống đan sĩ trở nên nơi tăm tối, mù mờ và có nguy cơ chạy trốn bổn phận nơi ca toà.

Như vậy, Lời Chúa muốn nhắc chúng ta lưu tâm đến lòng kiên trì trong cầu nguyện. Việc cầu nguyện không phải là công thức, nhưng là tâm tâm của mỗi chúng ta đối với Chúa trong tình liên đời của chúng ta với tha nhân. Cầu nguyện để sự sống tồn tại trong thế giới và để xua ta bóng đêm tội lỗi vây bủa thế giới con người.

 

 Grégoire Phan

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Phục Sinh: Cũng chỉ vì lòng yêu mến

CŨNG CHỈ VÌ LÒNG YÊU MẾN (Đan viện Phước Hải)      “Thiên Chúa là Tình Yêu “(1 Ga 4, 16). Tình yêu cần được biểu...

Chúa Nhật III Phục Sinh: Yêu…

YÊU… M. David (Vĩnh Phước)      Trích đoạn Tin Mừng hôm nay tường thuật lại cuộc hiện ra lần thứ ba của Chúa Giêsu với...

Thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giáo Hoàng của lòng thương xót

    Thánh lễ cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT (Kn 4,7-15; 1 Ga 3,14-16; Lc 24,13-16.28-35) Châu Sơn 28/4/2025 TGM Ngô Quang...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Thực hành lòng thương xót

  Chúa Nhật Lòng Thương Xót C THỰC HÀNH THƯƠNG XÓT (Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31) TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Khi còn sống nơi dương thế, Chúa...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Lòng thương xót

LÒNG THƯƠNG XÓT                                                                                           Teresa Avila Thảo Phước Hải       Trong dòng chảy cuộc đời, có những khoảnh khắc chúng ta cảm nhận...

Lễ vọng Phục Sinh: Lịch sử tình yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lễ Vọng Phục sinh LỊCH SỬ TÌNH YÊU Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phụng vụ Lời Chúa đêm Vọng Phục Sinh trình bày lịch sử cứu...

Chúa Nhật Phục Sinh: Đấng Phục Sinh toàn thắng

    ĐẤNG PHỤC SINH TOÀN THẮNG (Ga 20,1-9)  Fm. Franz Xaver Kiên (Fatima)      Halleluia, Chúa đã phục sinh! Vâng, sau cùng "Tình Yêu" đích thực của...