Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ THÁNH BIỂN ĐỨC, CHÚNG CON ĐÃ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO THẦY. CHÚNG CON SẼ ĐƯỢC GÌ?

 CHÚNG CON ĐÃ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO THẦY.

CHÚNG CON SẼ ĐƯỢC GÌ?

Mt 19,27-29 

Vp. Bảo Tịnh

“Thầy bảo thật anh em: anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự toà vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên 12 toà mà xét xử 12 chi tộc Israel. Và phàm ai bỏ nhà cửa anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp.” 

Sở dĩ có câu hỏi của ông Phêrô và câu trả lời của Chúa Giêsu về phần thưởng cho những ai bỏ mọi sự mà theo Ngài, là vì trước đó có cuộc đối thoại giữa Ngài và chàng thanh niên giàu có, khi chàng này đến hỏi Chúa Giêsu: “làm gì để được hưởng sự sống đời đời?’ Ngài trả lời anh ta: “Hãy tuân giữ các điều răn.” Nhưng anh đã tuân giữ tất cả các điều răn rất kỹ lưỡng. Vậy Chúa Giêsu cho biết, anh còn thiếu một điều là: “muốn nên hoàn thiện, hãy đi bán tài sản, đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi đến theo Chúa.” Phúc âm kể anh buồn rầu bỏ đi, vì anh có nhiều của cải. Việc bỏ đi của anh thanh niên này, khiến Chúa Giêsu đưa ra 2 kết luận: 

* Người giàu khó vào nước trời.

* Điều gì con người không thể, đối với Thiên Chúa đều có thể. 

Hai câu kết này không là dấu chấm hết, nhưng còn mở ra một cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đệ khi Phêrô thay mặt anh em lên tiếng hỏi: “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy thì được gì?” Chúa Giêsu đã hứa ban phần thưởng cho họ và cho những ai bỏ mọi sự theo Ngài. Phần thưởng này, chúng ta ghi nhận được cả đời này và đời sau: 

* Ở đời này được gấp bội nhà cửa, ruộng đất, anh chị, cha mẹ, vợ con. Ở đây, chúng ta không thể hiểu theo nghĩa đen, bởi các môn đệ đã từ bỏ mọi sự để theo Chúa, chẳng lẽ giờ lại được Chúa ban gấp bội nhà cửa, đất đai, vợ con sao (nếu vậy, tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người bỏ mọi sự đi theo Chúa). Vậy, phải hiểu theo nghĩa ẩn dụ hay nghĩa bóng, nghĩa là những người bỏ mọi sự theo Chúa đã thuộc về Giáo hội là một cộng đoàn rộng lớn hơn gia đình của họ. Mọi người có chung một tài sản là đức tin, đức cậy và đức mến, nhận cùng một Phép Rửa và có Thiên Chúa là Cha. Từ đó, đi đâu và ở đâu, họ đều được chia sẻ và hưởng ân phúc từ những gia sản ấy cùng với các cộng đoàn kitô hữu ở nơi họ đến. Họ có thể cầu nguyện, tham dự những nghi thức Phụng Vụ và Tiệc Thánh Thể ở bất cứ nhà thờ nào cùng với các kitô hữu khác, giống như ở cộng đoàn, ở giáo xứ của mình.

 Nền văn học bình dân Việt Nam cũng thường ví con người giống như của cải vật chất. Thí dụ như:

– ‘Người là vàng, của là ngải’

– ‘Một mặt người hơn mười mặt của’

– ‘Người sống đống vàng’

 Biết rằng, những câu tục ngữ ấy muốn nói nói lên ý nghĩa sâu xa: con người quý trọng hơn nhiều, so với của cải ở đời này. Tuy nhiên, cứ hiểu theo một cách đơn sơ về những câu tục ngữ này và thu hẹp vào cộng đoàn của chúng ta, thì mỗi cộng đoàn có bao nhiêu người, là có bấy nhiêu tạ, bấy nhiêu tấn vàng. Như thế, chúng ta là những người giàu đến mức không thể ngờ được!

 * Còn phần thưởng ở đời sau: được ngự trên 12 toà mà xét xử 12 chi tộc Israel và được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp.

 * Được ngự trên 12 toà mà xét xử 12 chi tộc: Con số 12, là con số biểu tượng cho toàn thể dân Israel, là tượng trưng cho toàn thể Giáo Hội. Và được quyền xét xử, không có nghĩa là được làm to làm lớn, được đè đầu cỡi cổ người khác trong Nước Chúa. Nhưng ở đây mang ý nghĩa biểu tượng: Mọi kitô hữu nhận bí tích Thanh Tẩy đều được tham dự vào quyền năng của Chúa Giêsu là: Vương đế, tư tế và ngôn sứ để làm chứng về Thiên Chúa và chứng thực cho niềm tin của mình. 

* Được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp: Đó là phần thưởng bất cứ kitô hữu nào cũng khao khát. Cuộc sống vĩnh cửu là cuộc sống viên mãn được hiệp thông trong sự sống, trong tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi, với các thiên thần và các thánh. Thiên Chúa ban sự sống vĩnh cửu, chính là để chúng ta hưởng trọn vẹn hoa quả ơn cứu chuộc của Đức Kitô, được tháp nhập trọn vẹn vào Đức Kitô, được hiệp thông vinh phúc với Thiên Chúa và với tất cả những người ở trong Đức Kitô. 

Thánh Cypriano giải thích như sau: “Bạn sẽ được vinh quang và hạnh phúc biết bao, khi bạn được Thiên Chúa tiếp nhận để thấy Người, được vinh dự hưởng niềm vui cứu độ và ánh sáng vĩnh cửu cùng Đức Kitô Chúa của bạn…Trên Thiên quốc, bạn được hưởng niềm vui của sự bất tử cùng với những người công chính và những bạn hữu của Thiên Chúa” (St Cypriano, thư 56, 10, 1) 

Phần thưởng Chúa hứa ban cho những ai bỏ mọi sự đi theo Chúa, vì thế giá của Thiên Chúa, chúng ta sẽ nhận được, nếu chúng ta sống tinh thần ấy một cách triệt để. Chúng ta tin không?

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia Đình Thánh

LỄ THÁNH GIA THẤT ( Lc 2, 41- 52)  Đan viện Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu nhau muôn sự chẳng nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...