Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

NHÂN LOẠI ĐƯỢC CHÚA GIÊSU HÉ LỘ VỀ CHÚA CHA (Bài Suy Niệm Thứ 6 Tuần IV MC) – Mai Thi

 

NHÂN LOẠI ĐƯỢC CHÚA GIÊSU HÉ LỘ VỀ CHÚA CHA

(Bài Suy Niệm Thứ 6 Tuần IV MC)

 

Ngoài việc mạc khải cách tiệm tiến cho nhân loại nguồn gốc, xuất xứ, mục đích và sứ vụ đến trần gian của mình thì Chúa Giêsu thấy đã đến lúc cần phải hé lộ cho nhân loại về Chúa Cha. Nếu trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tự mạc khải Ngài là Thiên Chúa duy nhất, Cha của dân Israel; thì sang thời Tân Ước, sự xuất hiện của Ngôi Lời Thiên Chúa, Thánh Tử Giêsu – hiện thân của Chúa Cha, chính Người sẽ mạc khải đời sống nội tại của Thiên Chúa cho Israel mới là mỗi người chúng ta. Nhờ Đức Giêsu Kitô, toàn thể nhân loại nhận ra dung mạo của Thiên Chúa thật đặc biệt: gần gũi, vị tha, kiên trì, quảng đại, hết lòng yêu thương con người.

Nói về nguồn gốc thần linh của mình, chính Chúa Giêsu đã xác nhận với những người đến hạch hỏi: “Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Ngài. Phần tôi, tôi biết Ngài bởi vì tôi từ nơi Ngài mà đến và chính Ngài đã sai tôi” (Ga 7, 28-29). Đối với Chúa Giêsu, sự thật về mình và sự thật về Thiên Chúa nay đã thích hợp để công bố cho toàn dân thiên hạ biết. Tuy nhiên, chắc chắn Chúa Giêsu cũng chấp nhận việc mạc khải về Chúa Cha cách tiệm tiến. “Tôi là người Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian, làm sao các ông lại bảo tôi:“Ông nói phạm thượng” vì tôi đã nói “tôi là Con Thiên Chúa”? Nếu tôi không làm các việc của Cha tôi thì các ông đừng tin tôi. Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó. Như vậy, các ông sẽ biết thêm rằng Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha” (Ga 10, 36-38).

Chúa Giêsu hé lộ cho chúng ta biết điều gì về Chúa Cha?

– Trước hết Chúa Giêsu nói về tương quan giữa Người với Thiên Chúa.

Tương quan giữa Chúa Giêsu với Thiên Chúa là tương quan Cha và Con: Thiên Chúa là Cha của Người và Người là Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa là “Cha”, không những vì Ngài là Ðấng sáng tạo vũ trụ và con người, nhưng trên hết, từ đời đời Ngài đã sinh ra Chúa Con tự lòng mình, Ðấng là Ngôi Lời, là “phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Dt 1, 3). Cũng chính vì Chúa Giêsu tự nhận bản thân như thế nên “người Dothái tìm cách giết Đức Giêsu, vì không những Người phá luật sabát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa” (Ga 5, 18).

– Thứ hai Chúa Giêsu nói về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.

Đặc tính nổi bật và quan trọng nhất Chúa Giêsu nói về Cha nhiều lần rằng: Thiên Chúa là Cha yêu thương, Đấng giầu lòng thương xót. Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4, 8.16): tình yêu Thiên Chúa có từ đời đời và yêu mãi mãi, không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết được tình yêu Ngài. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người và Ngài yêu thương từng người một, không loại trừ ai. Đó là chân lý đúng và đủ nhất về Thiên Chúa. Tình yêu của Thiên Chúa đối với thế gian là nhưng không, tất cả và trọn vẹn, đến nỗi “đã ban Con Một”, nghĩa là trao ban chính mình. Tình yêu bao dung tha thứ của Thiên Chúa thể hiện cách rõ nhất ngay cả khi con người sa ngã phạm tội: bất trung, bất tín, phản loạn, …..vv Ngài vẫn luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ. Đúng vậy, tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của chúng ta, điều mà sau này thánh Phaolô lặp lại: “Nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, thì Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Ngài biết hết mọi sự” (Rm 5, 20).

– Thứ ba Chúa Giêsu nói về công việc Chúa Cha trao cho mình.

Lời tuyên bố của Chúa Giêsu đối với người Dothái được thánh sử Gioan ghi lại như sau: “Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Quả thật, Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm, lại sẽ còn cho người Con thấy những việc lớn lao hơn nữa, khiến chính các ông cũng phải kinh ngạc. Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý. Quả thật, Chúa Cha không xét xử một ai, nhưng đã ban cho người Con mọi quyền xét xử, để ai nấy đều tôn kính người Con như tôn kính Chúa Cha. Kẻ nào không tôn kính người Con, thì cũng không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai người Con. Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống. Thật, tôi bảo thật các ông: giờ đã đến – và chính là lúc này đây – giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống. Quả thật, Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình như vậy, lại ban cho người Con được quyền xét xử, vì người Con là Con Người. Các ông chớ ngạc nhiên về điều này, vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con và sẽ ra khỏi đó: ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án. Tôi không thể tự ý mình làm gì. Tôi xét xử theo như tôi được nghe, và phán quyết của tôi thật công minh, vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5, 19-30).

Tóm lại, những gì Chúa Giêsu hé lộ cho chúng ta về Chúa Cha làm chúng ta vui tươi phấn khởi, an tâm và chắc chắn; nhờ đó ngay lúc này chúng ta thêm mạnh dạn, hăng hái và quyết tâm tiến nhanh về quê hương đích thực là hạnh phúc sống trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.

 

Mai Thi

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...