Thứ năm, 12 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXI, THƯỜNG NIÊN, NĂM B, LUẬT CỦA NƯỚC CHÚA LÀ TÌNH YÊU

LUẬT CỦA NƯỚC CHÚA LÀ TÌNH YÊU

Mc 12,28-34

Chúa Giêsu, Ngài đến với nhân loại và mở ra một triều đại mới, nơi bình an và công lý ngự trị (x. Is 2,4). Ngài tha thiết kêu gọi dân chúng: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Nhưng Triều Đại Thiên Chúa (Mc 1,15) hay Nước Trời (Mt 4,17) sẽ đến ở đâu? Có phải đến với một địa danh nào đó trên thế giới hay một nơi nào trên trời cao? Thưa, Nước Trời  hay Triều Đại Thiên Chúa không phải là một hình ảnh tưởng tượng ở đời sau, tọa lạc ở đâu đó trong tương lai, nhưng Nước Trời là bất cứ nơi nào có sự hiện diện của Chúa Giêsu và bất cứ nơi nào tình yêu của Ngài đến được với con người (x. Spe Salvi, số 31).

Chúa Giêsu là Nước Trời và Triều Đại Thiên Chúa là lòng thương xót, nhưng ai là người thuộc về Nước Trời và sống trong Triều Đại của Thiên Chúa? Chúa Giêsu cho chúng ta biết về gia đình đích thực của Ngài, cha mẹ của Ngài, anh chị em của Ngài, đó là những ai biết lắng nghe và thi hành ý muốn của Thiên Chúa (x. Mt 12,46-50; Mc 3,32-35; Lc 8,19-21).

Trong bài hát: XIN CHO CON BIẾT LẮNG NGHE của linh mục Nguyễn Duy, cho chúng ta thấy sức mạnh của Lời Chúa: “Lời Ngài là sức sống của con. Lời Ngài là ánh sáng đời con. Lời Ngài chứa chan hy vọng, là đường để con hằng theo bước. Lời Ngài đượm chất ngất niềm vui, trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi. Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời. Lời ngài hạnh phúc cho trần ai”. Nhưng thử hỏi làm sao con người có thể biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa nếu chưa ngặp được Đức Giêsu?

Vị kinh sư trong bài Tin Mừng Chúa nhật 31 thường niên hôm nay, ông là người có phúc nhất trong nhóm kinh sư vì đã tin tưởng đến gặp Chúa Giêsu với một tấm lòng khiêm tốn biết lắng nghe Lời của Ngài. Qua sự gặp gỡ và đối thoại chân thành với Chúa Giêsu, là ánh sáng cho trần gian (x. Ga 8,12), là đường, là sự thật và là sự sống (x. Ga 14,6) mà ông đã được bừng sáng tâm trí để nhận ra điều răn quan trọng và chính yếu của luật NƯỚC THIÊN CHÚA, đó là yêu mến Thiên Chúa hết lòng (x. Đnl 5,6) và yêu thương người thân cận như chính mình (x. Lv 19,18), vì bất cứ ai ở trong Nước của Thiên Chúa đều phải sống tương quan với nhau bằng tình yêu. Tương quan hàng dọc là yêu Chúa, tương quan hàng ngang là yêu thương mọi người.

Nhưng chúng ta cũng sẽ phải thắc mắc: tại sao vị kinh sư trong bài Tin Mừng đã nhận ra điều luật quan trọng và chính yếu, là yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương người thân cận như chính mình, mà Chúa Giêsu không nói: ông đang ở trong triều đại của Thiên Chúa, nhưng lại nói: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa nữa đâu”, có nghĩa là ông đang gần kề với Nước Thiên Chúa chứ chưa thực sự là người thuộc về Nước Thiên Chúa và triều đại của Ngài.

Vậy điều kiện nào để thuộc về Nước Thiên Chúa và triều đại của Ngài? Thưa, nếu chỉ nghebiết thì chưa đủ mà điều kiện quan trọng là phải thực hành Lời Chúa. Vì trong cuộc sống nhân sinh, vấn đề nhận biết và sống những gì nhận biết cách nhau rất xa. Nhận biết là một chuyện nhưng sống những gì mình nhận biết lại là chuyện không hề dễ chút nào, nhiều khi còn phải trả giá bằng nước mắt và máu, nhất là trong luật yêu thương mà Thiên Chúa đòi hỏi.

Là người kitô hữu, ai cũng biết: mến Chúa và yêu người là hai điều răn quan trọng, làm nền tảng cho mọi lề luật. Hai điều răn này được ví như đôi chân của con người. Thiếu một trong hai sẽ bị khập khễnh, đi đứng không vững. Nhưng làm làm sao để người kitô hữu có thể thi hành được hai điều răn quan trọng này? Thưa, người kitô hữu chỉ thực sự yêu mến Chúa hết lòng và yêu thương người khác như chính mình khi người đó có Chúa Giêsu và để cho Ngài chiếm trọn con tim của mình. Chúa Giêsu phải là trọng tâm và là điểm tựa duy nhất cho mọi suy nghĩ và hành động của con người.

Nơi đâu có Chúa Giêsu hiện diện, nơi đó Nước Trời sẽ ngự trị; nơi đâu có lòng thương xót của Thiên Chúa, nơi đó Vương Quyền của Ngài được thể hiện. Một tâm hồn gặp gỡ Thiên Chúa và để cho Ngài hoạt động, thì tâm hồn đó luôn bị thúc đẩy để thi hành lòng mến, yêu Chúa và yêu người, vì quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa luôn biến đổi con người từ bên trong, để trào tràn nhiệt huyết của lòng thương xót Chúa ra bên ngoài, đó là khả năng yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương người thân cận như chính mình. Thánh Gioan nói với chúng ta rằng: Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8).

Trong cuộc sống, nếu tâm hồn thiếu vắng Thiên Chúa, thì cuộc đời sẽ bị khô cằn của lòng mến. Hình ảnh cây nho, làm sao có thể đơm bông kết trái khi nó không nhận nhựa sống từ thân cây? cành nho làm sao có thể xanh tươi khi nó tách rời khỏi thân cây? Cũng vậy, người kitô hữu làm sao có thể sống yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương người thân cận mà tâm hồn lại gạt Thiên Chúa ra ngoài để thay vào đó sự gian ác, hận thù và bất chính…? Chúa Giêsu nói: “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai làm gì có nho mà hái? Trên cây găng làm gì có vả mà bẻ? Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt” (Mt 7,15-18). Tâm hồn đầy sự trần tục sẽ sinh ra những điều trần tục. Tâm hồn đầy Chúa sẽ sinh ra hoa trái của phẩm chất Chúa là lòng mến.

Hai điều răn quan trọng làm nền tảng cho mọi điều luật khác mà vị kinh sư trong bài Tin Mừng đã nhận ra sau khi gặp được Chúa Giêsu và đối thoại với Ngài. Hai điều răn này cũng không xa lạ với mỗi người kitô hữu chúng ta. Nhưng làm sao để thực hiện được hai điều răn này trong cuộc sống là một sự cam go, ngoài sức lực của con người, nếu không có Chúa ở cùng để gìn giữ, chở che và ban ơn, thì không ai có thể thực hiện một cách trọn vẹn: yêu Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và yêu thương người khác như chính mình.

Sự hiện diện của Chúa Giêsu là Nước Trời, chỉ khi nào tâm hồn của chúng ta có Chúa ngự trị, chúng ta mới thực sự là người của Nước Trời, vì Chúa là sức mạnh giúp chúng ta có khả năng để thực hiện hai điều răn đó mà thôi. Chỉ khi nào có Chúa tràn đầy trong tâm hồn, chúng ta là người thuộc về Triều đại của Thiên Chúa. Và Chúa có khả năng dùng chúng ta làm khí cụ của tình thương của Ngài nơi trần gian và làm những trang Tin Mừng cho người khác.

Chúng ta thân phận mỏng dòn yếu đuối, lại bị lôi kéo bởi sức mạnh của ba kẻ thù: ma quỷ, xác thịt và thế gian đã làm cho chúng con mất phương hướng, không còn khả năng nhận ra giá trị đích thực của đời sống mến Chúa và yêu người. Xin Chúa đến cư ngụ và làm chủ tâm hồn chúng ta. Đồng thời, xin Chúa hãy thay đổi trái tim khô cứng của chúng ta như lời ngôn sứ Êzêkiel đã loan báo với Dân Chúa ngày xưa: “Ta sẽ tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi, và sẽ ban tặng một quả tim bằng thịt. Chính Thần Khí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thực hành” (Ed 36,26-27).

 M. Huy Mỹ (Phước Lý)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...