Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CN IV B, THẨM QUYỀN VÀ UY QUYỀN

 THẨM QUYỀN VÀ UY QUYỀN

Mc 1,21-28; Đnl 18,15-20 

Để được giảng dạy, người dạy cần có thẩm quyền. Thẩm quyền ấy được xác định qua bằng cấp, qua chứng nhận được phép. Ví dụ để một người được quyền dạy tại một trường tiểu học, người ấy phải là người đã tốt ngiệp ít nhất là từ một trường trung cấp sư phạm. Còn việc giảng dạy có uy quyền hay không không đương nhiên đi đôi với người có thẩm quyền giảng dạy. Khác hơn bao người, Đức Giêsu trong câu chuyện Tin Mừng được dân thành Ca-phac-na-um đánh giá là Người giảng dạy có uy quyền, chứ không như các kinh sư.

Các kinh sư có thẩm quyền giảng dạy. Họ thuộc thành phần được học hỏi Kinh Thánh, cách riêng là về lề luật Môsê. Các thầy của họ là những kinh sư nổi tiếng. Các kinh sư có thẩm quyền truyền đạt và giải thích Kinh Thánh. Họ như những thầy giáo có bằng chứng nhận đã qua một trường lớp đào tạo và có thẩm quyền đứng lớp. Họ có thẩm quyền nhưng họ không có uy tín, nhất là không có uy quyền trước mắt quần chúng. Bởi lẽ, giáo huấn họ dạy dựa trên những truyền thống của các bậc thầy của họ và lời Kinh Thánh họ giảng dạy vẫn còn là cái gì bên ngoài họ. Nhất là họ đi quá xa khi đặt thêm nhiều khoản luật mà tự Kinh Thánh không có ý như thế. Vả lại họ còn giải thích Kinh Thánh theo chủ quan riêng của họ. Nghĩa là họ không có trung thành với Lời Chúa.

Ngày xưa Môsê cũng có thẩm quyền giảng dạy. Ông nhận được quyền lãnh đạo dân Israel từ Thiên Chúa, trong đó có giảng dạy. Lời ông giảng dạy cũng có uy quyền. Vì ông truyền đạt lệnh truyền từ Thiên Chúa. Ông đã lên núi ăn chay suốt 40 ngày để cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa và nhận lệnh tuyền của Chúa rồi truyền đạt lại cho dân. Hình ảnh ông mang hai bia đá có khắc 10 điều răn của Chúa từ trên núi xuống với khuôn mặt chói sáng là dấu hiệu cho dân Israel nhận ra ông đã được gặp gỡ Thiên Chúa. Lúc đó ông là người của Thiên Chúa nên lời ông giảng dạy trở nên có uy quyền.  

Có điều là Môsê không sống mãi được với dân Israel để mà truyền đạt ý Chúa cho họ. Một ngày kia biết mình sắp ra đi, ông nói với dân Israel rằng: “Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy.” Môsê là một ngôn sứ vừa có thẩm quyền giảng dạy, vừa giảng dạy một cách có uy quyền. Ông là hình bóng của Môsê Mới là Đức Giêsu. Lời loan báo của ông đã được hiện thực qua Đức Giêsu.

Đức Giêsu xuất hiện với tư cách một ngôn sứ và Người giảng dạy một cách có uy quyền, chứ không như các kinh sư. Đức Giêsu giảng dạy về lời của Thiên Chúa không phải như người học thuộc một bài giáo lý, nhớ bài giáo lý ấy rồi nói lại, nhưng lời Người dạy phát xuất từ chính Người và Người là Thiên Chúa và là chân lý. Thánh Gioan nói Người là Ngôi Lời sự sống (1 Ga 1,1) hay Ngôi Lời ấy chính là Thiên Chúa (Ga 1,1). Là Thiên Chúa, Người sáng tạo vũ trụ này từ hư vô, chỉ bằng lời và bằng ý muốn của Người. Thán phục trước quyền năng sáng tạo này mà tác giả thánh vịnh 32 đã thốt lên: “Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú.”

Lời Chúa phán hay lời Người giảng dạy không phải là cái gì ngoài Người mà chính là lời của Người. Chúa có uy quyền sáng tạo từ hư không trở nên có còn được thì huống hồ là “tái tạo” những cái đang có cho trở nên “tốt” hơn. Vì thế, thật là một điều không khó khi Người dùng lời của Người làm cho người chết sống lại như trường hợp Người nói với Ladarô, người đã chết bốn ngày: “Anh Ladarô, hãy ra khỏi mồ!” (Ga 11,43), lập tức Ladarô chỗi dậy ra khỏi mồ. Hay lời uy quyền trên người bệnh phong hủi: “Tôi muốn anh sạch đi” (Mc 1,41) là người bệnh được sạch. Hay lời được chứng thực qua việc xua đuổi thần ô uế: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Thần ô uế buộc phải vâng theo mà xuất khỏi người ấy. Hiệu quả của lời giảng dạy có uy quyền như bài Tin Mừng nói là: “Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê.”

Khi nói đến thẩm quyền và uy quyền giảng dạy, chúng ta nghĩ tới sứ vụ ngôn sứ của người Kitô hữu chúng ta. Là Kitô hữu, chúng ta được chia sẻ sứ vụ ngôn sứ của Đức Giêsu khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Với sứ vụ này, chúng ta có thẩm quyền giảng dạy về Đức Giêsu và về giáo lý của Người. Thẩm quyền đây cũng là một bổn phận phải thi hành tùy theo bậc sống của từng người.

Vì được chia sẻ sứ vụ ngôn sứ hay giảng dạy của Đức Giêsu, nên lời giảng dạy của chúng ta cũng được chia sẻ uy quyền của Đức Giêsu. Tuy nhiên, mức độ uy quyền của lời giảng dạy của chúng ta còn tùy thuộc vào mức độ chúng ta trung thành và liên kết với Đức Giêsu. Nếu chúng ta chăm chú lắng nghe Lời Chúa, thường xuyên gặp gỡ Chúa qua cầu nguyện thì con người chúng ta không những được thấm nhuần Lời Chúa mà còn là hiện thân của Chúa. Lúc bấy giờ có thể nói được như thánh Phaolô “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Và lúc đó chúng ta cũng có thể nói được rằng: tôi giảng dạy không phải là tôi, mà Đức Kitô dùng miệng lưỡi tôi để giảng dạy. Vì vậy mà lời tôi giảng dạy có uy quyền như chính lời của Đức Giêsu vậy.

M. Bosco

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...