Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

TẦM NHÌN MỚI VỀ ĐỨC GIÊSU KITÔ (Bài Suy Niệm Thứ 5 tuần V MC) – Mai Thi

TẦM NHÌN MỚI VỀ ĐỨC GIÊSU KITÔ

(Bài Suy Niệm Thứ 5 tuần V MC)

 

Câu “Ông nói gà, bà nói vịt” chúng ta vẫn thường nghe vừa có tính tiêu cực vừa mang tính hài hước. Nó diễn tả sự bất đồng trong cuộc đối thoại: do 2 bên không hiểu nhau nên người nói nghĩ một đàng người nghe hiểu một cách. Như vậy có sự không đồng nhất về quan điểm trong cuộc trao đổi giữa hai bên vì giữa họ không có phạm trù chung, thiếu sự nhất quán trong hệ qui chiếu. Cũng một cách tương tự như vậy, trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nói một đàng, người Dothái hiểu một cách. Sở dĩ có chuyện đó vì Đức Giêsu bị người Dothái “đóng khung” trong quan niệm của họ. Rất có thể cả chúng ta cũng giống như người Dothái, chưa có cái nhìn đúng về Đức Giêsu, vì thế chúng ta được mời gọi có tầm nhìn mới về Người: tầm nhìn của đức tin.

Trở lại với bài Tin mừng, khi Đức Giêsu mạc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa, về sự sống đời đời thì người Dothái chỉ hiểu về những thực tại trước mắt, những chuyện tầm thường như cơm áo gạo tiền trong cuộc sống. Chúng ta cùng nhau đọc lại vài câu sẽ thấy điều đó.

Khi Đức Giêsu nói: “Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 8, 51) thì người Dothái cho Người là bị quỉ ám, vì ông Abraham và các ngôn sứ, những tổ phụ đáng tin cậy của họ là mẫu mực về việc tuân giữ Lời Chúa mà nay cũng chẳng còn hiện hữu trên trần gian.

Và khi người Dothái thắc mắc “ông chưa được 50 tuổi mà đã thấy ông Abraham”, thì Đức Giêsu lại quả quyết “trước khi có ông Abraham, thì tôi, tôi Hằng Hữu”.

Nguyên do dẫn đến chuyện người Dothái chẳng hiểu gì về Đức Giêsu là vì người Dothái không chấp nhận Người như lời của thánh sử Gioan quả quyết: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 10-11).

Mà nguyên do chính của việc không biết, không chấp nhận Đức Giêsu là Đấng Mêssia là vì họ không có lòng tin, hay nói cách khác là họ đang tìm dịp để thanh trừng Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu vào cuộc đối thoại với người Dothái và quả quyết “Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy” (Ga 8, 28) nhưng họ chẳng thèm quan tâm, họ không có lòng tin. Chính vì thế khi Đức Giêsu càng mạc khải nguồn gốc thần linh của mình, thì người Dothái càng thấy kẻ đối diện chỉ là anh thợ mộc không hơn không kém. Đúng như lời Đức Giêsu trách người Dothái: “Các ông bởi hạ giới; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này (Ga 8, 23). Mà khi đã không có lòng tin nơi Đức Giêsu thì đồng thời cũng chẳng tin vào Chúa Cha: “Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi. Nếu các ông biết tôi, thì hẳn cũng biết Cha tôi” (Ga 8, 19).

Những câu trả lời của Đức Giêsu với các người Dothái, mà đại diện là những nhà Luật sĩ và Pharisêu dường như chẳng ăn nhập gì với nhau và cuộc đối thoại của hai bên ngày càng bế tắc, mâu thuẫn đang ở mức báo động đỏ: “Các ông không biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Các ông xét đoán theo kiểu người phàm; phần tôi, tôi không xét đoán ai cả. Mà nếu tôi có xét đoán, thì sự xét đoán của tôi vẫn đúng sự thật, vì không phải chỉ có mình tôi, nhưng có tôi và Đấng đã sai tôi” (Ga 8, 14b-16).

“Đức Giêsu Kitô, Lời đã hóa thành nhục thể, được sai đến như “một con người nói với loài người”. Người “nói những lời của Thiên Chúa” (Ga 3, 34), và hoàn tất việc cứu độ mà Chúa Cha đã truyền Người làm (x. Ga 5, 36;17, 4). Ai thấy Đức Giêsu là thấy Chúa Cha (x. Ga 14, 9). Người còn xác nhận bằng chứng thần linh về sứ mạng của Người nơi trần gian rằng điều mạc khải đã loan báo, đó là: Thiên Chúa làm người ở với chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối tội lỗi và sự chết, cũng như để nâng chúng ta lên đến sự sống đời đời” (x. DV 4). Đức Giêsu tha thiết kêu gọi các môn đệ và cả chúng ta: “Các con hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14, 1).

Như vậy Lời Chúa ngày hôm nay muốn chúng ta có tầm nhìn mới, tiêu chuẩn mới trong tương quan với Đức Giêsu Kitô, đó là tiêu chuẩn của lòng tin nhờ đó chúng ta có thể nói, làm và sống tất cả vì, trong, với và nhờ Đức Giêsu Kitô. Mà Đức Giêsu Kitô vừa thể hiện khuôn mặt của Chúa Cha (x. Mis Vul. số 1), nhưng lại cụ thể hóa nơi những con người và hoàn cảnh cụ thể trong đời sống của chúng ta. Thiết nghĩ lời bài hát “GIỜ NÀY ĐỨC KITÔ LÀ AI” của nhạc sĩ Phan Kim dưới đây sẽ giúp chúng ta dễ dàng xét mình về tương quan giữa chúng ta với Đức Giêsu Kitô.

 

Mai Thi

………………………………………………………….

 GIỜ NÀY ĐỨC KITÔ LÀ AI

1. Giờ này đối với tôi Đức Ki-tô là ai rồi. Giờ này đối với tôi Ngài còn là Ngài hay thôi. Là một chiếc bóng bên đường, một lần cất bước đi qua, để lại thoáng chút dư âm, và rồi lòng quên hay nhớ?

2. Giờ này đối với tôi Đức Ki-tô là ai rồi. Giờ này đối với tôi Ngài còn là Ngài hay thôi. Một lần đến giữa đêm khuya, rồi thầm cất bước ra đi, để lại thương nhớ mong manh, rồi tàn dần với thời gian.

ĐK: Giờ này hồn tôi vật vờ, chơi vơi trên muôn con sóng. Biển động trùng khơi mịt mùng Ngài là ai, là ai, là ai? Lúc tôi vui lúc tôi buồn lúc tôi ghen lúc tôi hờn lúc tôi yêu người. Ngài là ai, là ai, là ai? Khi thành công lúc thất vọng khi lầm than lúc thanh nhàn và trong suốt cuộc đời.

3. Giờ này đối với tôi Đức Ki-tô là vua trời. Vào đời chết cho tôi vì một tình không biên giới. Ngài hằng dẫn lối đưa đường, đồng hành sánh bước ngay bên. Ngài là ánh sáng trong đêm, nguyện lòng không chút nào quên.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...