Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

CÔNG CHÍNH TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA (Bài Suy niệm lễ thánh Stephano Tđ) – Mai Thi

CÔNG CHÍNH TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA

(Bài Suy niệm lễ thánh Stephano Tđ)

 

Nếu đại thi hào Nguyễn Du phải đau đớn viết lên trong “Đoạn Trường Tân Thanh” câu thơ: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (420), thì xét dưới một góc độ nào đó, chủ đề các bài đọc lời Chúa trong thánh lễ hôm nay cũng tương tự như vậy. Chúng ta thấy sự trái ngược và bi đát giữa sức mạnh của sự dữ thắng sự thiện, quyền lực của con người nhiều khi lấn lướt mầu nhiệm thiêng thánh, lòng ghen tị che lấp lẽ phải, điều đó thật rõ ràng qua cái chết can đảm của thánh Stephanô.

Trong bài đọc thứ nhất (Cv 6, 8-10; 7,54-60) chúng ta được nghe trình thuật về phiên tòa xét xử thánh Stephano. Có hai phe hoàn toàn đối lập: Một bên là sự hùng hổ, tức giận, đắc thắng của những người khôn ngoan xuất chúng, của những kẻ được coi là “công chính” trước mặt thiên hạ, còn bên kia là thánh Stephanô. Cứ bề ngoài mà xét thì Stephanô thua cuộc, nhưng chỉ một câu trong sách Công vụ Tông đồ cũng đủ cho chúng ta thấy được đâu là lẽ phải trong vụ án này. Trước mặt Stephanô là nhiều đối thủ khôn ngoan, quyền thế, “Nhưng họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thánh Thần đã ban cho ông. Khi nghe những lời ấy, lòng họ giận điên lên, và họ nghiến răng căm thù ông Stephanô. Vì họ không thể cãi lại ông, nên họ dùng những con người gian dối để tố cáo ông tội phạm thượng tới Thiên Chúa và Môsê, để có cớ ném đá ông” (Cv 6, 14).

Chúng ta thấy vụ án này có sự trái ngược, giữa công lý và sự ác, giữa quyền lực thế gian và sự khôn ngoan của Thánh Thần, nhưng “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Bản án bất công mà Stephanô phải chịu không chỉ dừng lại ở sự thật về con người nhưng là một xúc phạm nặng nề đến chân lý về Thiên Chúa, điều này xưa nay vẫn thường bị đảo lộn, rằng: sự ác thắng sự thiện, lối hành xử theo thói thế gian lại được người ta tán đồng, quyết định của người đời lấn át cả Thiên Chúa. Chính vì vậy trong bài Tin mừng (Mt 10, 17-22) chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu cảnh giác chúng ta phải coi chừng người đời, cần đứng về sự thiện, nói và làm theo sự hướng dẫn của Thánh Thần.

Đứng về phía Thiên Chúa, làm theo sự thúc đẩy của Thánh Thần là chấp nhận gặp nguy cơ bị người đời, có khi chính anh chị em của mình lên án hoặc khai trừ…. Đức Giêsu không chỉ khuyến cáo chúng ta mà chính Người cũng là nạn nhân của sự căm ghét để cuối cùng phải lãnh hình phạt là bị xử tử bằng cái chết đau đớn và nhục nhã trên thập giá. Với bản án đóng đinh Đức Giêsu, nhân loại đã phạm một sai lầm kinh khủng là giết Thiên Chúa.

Đức Giêsu phải đi con đường thập giá, phải đổ ra những giọt máu cuối cùng để đền bù tội lội của cả và nhân loại. Đường thập giá là điều kiện không thể miễn chuẩn được đối với những ai muốn đi theo Đức Kitô: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hàng ngày mà theo” (Mt 16, 24; Lc 9, 23; Mc 8, 34), nhưng dường như ai cũng muốn né thập giá, ai cũng muốn sống thỏai mái dễ dàng. Đó là sự chọn lựa khôn ngoan kiểu thế gian. Trái lại, thánh Stephanô  nói riêng và hầu hết các thánh nếu không muốn nói là tất cả các thánh đều phải đi con đường thập giá như Đức Giêsu.

Đọc hạnh các thánh chúng ta thấy hầu như thánh nào cũng bị người ta khinh miệt chê cười, cho là ngu dại điên khùng. Nhiều vị đã bị cấm đoán, khai trừ, giam tù hay bị đi đày…. vì có những tư tưởng lạ, phát ngôn lạc, hay những hành động lập dị,….  Cái nghiệt ngã và lố bịch đó là khi các thánh còn sinh thời, rất nhiều người cho rằng “đối tượng” đó mắc sai lầm, cách sống thật ngớ ngẩn… có khi các “tôi tớ Chúa” bị chính anh chị em trong Hội dòng ra hình phạt để ngăn cản hay loại trừ: một Gioan Thánh Giá bị bỏ tù, một Athanasio bị đi đày, một Têrêsa Hài Đồng Giêsu bị hồ nghi và ghen ghét…. Cũng vậy, trong vụ ném đá thánh Stephanô, người công chính của Thiên Chúa, chúng ta thấy có nhân vật Saolô. Chẳng ai trách Saolô vì ông là “chiến binh” nhiệt thành vì đạo, vì ông yêu mến Giavê quá lẽ, nên đã tán đồng việc giết hại vị thánh của Thiên Chúa.

Tắt một lời, cuộc đời các thánh diễn tả trọn vẹn giáo huấn và gương Đức Giêsu Kitô. Đối với người đời thì Đức Giêsu cũng như các thánh bị coi là thất bại, nhưng trước mắt Thiên Chúa thì hoàn toàn khác. Thập giá là chiến thắng ngọan mục của Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết: “khi được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta” (Ga 12, 32). Như vậy thập giá là chiến thắng chứ không phải điều gì khác và cuộc tử đạo của thánh Stephanô là một minh chứng rõ ràng về điều đó.

Chúng ta mới mừng lễ Giáng Sinh hôm qua và trong Tin mừng thánh lễ ban ngày. phần Tự ngôn của Thánh sử Gioan đã gọi Ngôi Lời Thiên Chúa là “ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 9-11). Con Thiên Chúa-Đức Giêsu Kitô đã làm người để ở cùng và chỉ dạy chúng ta con đường đạt tới ơn cứu độ, nhưng có quá ít người theo. Thế gian không nhận biết và đón nhận Người nhưng vẫn còn đó nhiều người đón nhận: một thánh Stephanô chẳng hạn, đã sống chết vì tình yêu Đức Kitô.  

Sống trên trần gian với thật giả lẫn lộn, chúng ta phải chọn lựa hoặc đứng về phía Thiên Chúa hoặc về phe thế gian. Điều quan trọng là chúng ta có đọc ra và nghe theo sự hướng dẫn của ngọn lửa Thánh Thần không. Có lẽ chúng ta không mắc phải tội như những Biệt phái và Luật sĩ lên án giết Đức Giêsu hay về phe cánh tả trong phiên tòa xử thánh Stephanô, nhưng biết đâu trong ta vẫn còn đó thái độ vô cảm, từ chối canh tân đời sống để tự ru ngủ mình với những gì mình đang có. Cứ như vậy thì đến một ngày nào đó trước tòa án của Thiên Chúa, ta là kẻ chiến bại vì đã không đứng về phía Thiên Chúa, không trở thành người công chính đích thực dưới con mắt của Ngài.

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...