Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III, PHỤC SINH, NĂM A – NHẬN RA ĐẤNG PHỤC SINH

 Hình ảnh có liên quan

NHẬN RA ĐẤNG PHỤC SINH

(Lc 24, 13- 35) 

Có thể dùng lời Chúa Giêsu nói với Nathanael mà áp dụng cho thánh sử Luca: “đây quả là con người chân thực, lòng dạ không có gì gian dối” (x. Ga 1, 47). Vì có lẽ Luca đã thấy sao nói vậy, nghe sao viết lại như thế. Trong bốn tác giả Tin Mừng chỉ có một mình ông Luca đầy “can đảm” viết ra câu chuyện rất tế nhị “trên đường về Emmaus” để nói đến chân tướng của một số môn đệ theo Đức Giêsu.

Trên đường trở về quê Emmaus, trong nỗi u buồn và thất vọng ê chề, hai môn đệ vừa đi vừa bàn chuyện (mà có lẽ là càm ràm, vì “công dã tràng xe cát biển đông”), bao nhiêu ngày tháng đi theo ông Giêsu, để rồi nhận lấy cái sự thất vọng này đây: “Chuyện ông Giêsu Na-gia-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và tòan dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người phải nhận án tử hình và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng, chính Người là Đấng cứu chuộc Israel” (Lc 24, 19-21).

 Kể câu chuyện hai môn đệ là ng Emmaus, tác giả Luca lột tả hết cho chúng ta biết chân tướng của một số môn đệ theo Đức Giêsu chỉ vì lợi lộc, chức quyền trần thế. Hay nói đúng hơn họ chỉ nhìn Đức Giêsu với đôi mắt xác thịt phàm trần, đến để cứu Israel thoát ách đô hộ của người Rôma, chứ không phải vì họ ý thức được Đấng Kitô đến trần gian để cứu chuộc nhân loại bằng cái chết khổ giá đầy nhục nhã chỉ dành cho những phạm nhân. Bởi đó, họ mới nói với người bộ hành: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng, chính Người là Đấng cứu chuộc Israel” (Lc 24, 21). Và vì thế, sau cái chết của Chúa Giêsu, họ đã tan rã trong thất vọng và ai lo trở về quê hương của mình để tìm lối sống khác.

May thay, vẫn còn đó một Giêsu đầy lòng yêu thương, thành tín, luôn hướng dẫn và dìu dắt con người trên mọi nẻo đường, dẫn đưa con người đi đến chân lý vẹn toàn. Hai môn đệ trên đường trở về làng Emmaus đầy u buồn, thất vọng, nhưng được Đấng Phục Sinh hiện ra, đồng hành với họ trên đọan đường dài “lê bước”, giải thích cho họ tường tận những đoạn Kinh Thánh mà họ đã từng được nghe: “Các anh chẳng hiểu gì cả! lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ. Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế rồi mới vào trong vinh quang của người sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê đến tất cả các ngôn sứ, Người giải thích tất cả những gì cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24, 25-27). Chúa Giêsu tiếp tục đồng bàn với họ trong bữa ăn chiều tối, chia cho họ tấm bánh của yêu thương, đồng cảm. Nhờ những cử chỉ cao đẹp như thế mà họ đã nhận ra Người: “Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra, và họ nhận ra Người nhưng Người lại biến mất” (Lc 24, 30).

Chính nhờ cử chỉ đầy yêu thương của Đấng Phục Sinh: đồng hành, trò chuyện, giải thích Kinh Thánh, hiệp thông trong bữa ăn… đã làm cho hai môn đệ từ những buồn rầu, thất vọng… trở nên “sáng mắt, sáng lòng” nhận ra Đấng Phục Sinh luôn đồng hành, hiện diện bên họ. Họ tiếp tục hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn vào Đấng Phục Sinh, họ mau mắn trở lại Giêrusalem loan báo niềm vui Phúc Âm mang niềm hy vọng đến cho nhân loại trong tương lai.

Thiên Chúa luôn hiện diện với con người và đồng hành với họ qua mọi nẻo đường, trong từng hơi thở của cuộc sống, nhất là Ngài luôn hiện diện trong Lời của Ngài và trong Bí Tích Thánh Thể.
Thế nhưng, có nhiều khi con người không nhận ra Ngài, vì có lẽ họ phải lo nhiều thứ chuyện trong cuộc đời, họ để nhiều thứ lo lắng che lấp lòng họ, nên họ không dễ dàng nhận ra Chúa. Hôm ấy, hai môn đệ thân tín của Chúa Giêsu đã đồng hành với Ngài suốt quãng đường dài từ Giêrusalem về Emmaus, nhưng cả hai ông cũng không nhận ra Ngài, mãi cho tới lúc Ngài trao bánh cho hai ông rồi biến đi thì cả hai ông mới nhận ra Ngài.

Tâm trạng của hai người môn đệ trên đường Emmau ngày xưa, cũng có thể chính là tâm trạng chung của nhiều người trong chúng ta ngày nay. Trong cuộc sống thường nhật, Chúa luôn đồng hành với ta, nâng đỡ ta trên mọi nẻo đường và có khi ban cho ta nhiều ân phúc… Thế nhưng, ta không nhận ra Chúa… có lẽ vì ta còn để quá nhiều thứ băn khoăn và lo lắng vây hãm cuộc đời, bị những lôi kéo của thế gian làm cho ta không nghe được tiếng Chúa, cũng chẳng nhận ra được Ngài khi Ngài đang hiện diện bên ta.

Vậy nên, ta hãy xin Chúa cho ta biết trở về với cõi lòng, biết lắng đọng tâm hồn để nghe được tiếng Chúa, sống kết hợp với Chúa và biết thực thi thánh ý của Ngài. Có như thế, ta mới có thể nhận ra được Ngài trong mọi hoàn cảnh sống của ta.

Lạy Đấng Phục Sinh, xin mở tai con để con biết lắng nghe tiếng Chúa, kể cả trong những tiếng ồn ào, náo động của cuộc sống. Xin mở mắt con để con nhìn thấy được Chúa đang hiện diện trong vạn vật thiên nhiên, con người, nhất là cho con luôn tin nhận Chúa đang hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Amen.

 Minh An (Phước Lý)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...