Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

“SỰ GÌ THIÊN CHÚA ĐÃ PHỐI HỢP THÌ LOẠI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LY” (Mc 10,9)

“SỰ GÌ THIÊN CHÚA ĐÃ PHỐI HỢP

THÌ LOẠI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LY” (Mc 10,9)

 CN XXVII TN B: St 2, 18-24; Dt 2, 9-11; Mc 10, 2-16

Fr. Vicent Hoà -PV.

         Trong Giáo Hội, chúng ta thấy có nhiều thứ luật lệ khác nhau, chẳng hạn như: giáo luật, luật luân lý, luật phụng vụ… Và các luật đó được phân ra hai loại chính: nhân luật và thiên luật. Nhân luật là luật do con người tạo ra, nên tuỳ theo thẩm quyền, có thể bãi bỏ hay chế giảm tuỳ theo hoàn cảnh, vì theo nguyên tắc: thẩm quyền nào thiết lập nên luật thì cũng có quyền trên chính luật đó. Trái lại những luật lệ do Thiên Chúa thiết lập (gọi là thiên luật) thì con người không có quyền bãi bỏ hay thay đổi. Vì những luật này do chính Thiên Chúa thiết lập và do đó chỉ có Thiên Chúa mới có quyền trên nó mà thôi.

         Lời Chúa hôm nay đề cập đến một khoản luật do Thiên Chúa thiết lập, đó là luật hôn nhân, luật này được Thiên Chúa thiết lập ngay từ thưở ban đầu khi dựng nên con người. Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Sáng Thế xác nhận ơn gọi hôn nhân nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa cho con người ngay từ đầu. Thiên Chúa không muốn cho con người sống đơn độc một mình, nhưng muốn con người có một người bạn đồng hành. Ngài đã dùng một xương lấy ra từ cạnh sườn con người, và lấp đầy thịt vào để tạo nên người đàn bà. Ngài dẫn người đàn bà đến trước mặt người đàn ông, và người đàn ông đã nói: “Này đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” Họ là cặp vợ chồng đầu tiên, và từ đó đến nay, các đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một thịt. Định chế hôn nhân như thế thuộc về thiên luật, vậy tại sao ông Môse cho phép ly dị? Dĩ nhiên Tin Mừng cho chúng ta biết lý do là vì con người lòng chai dạ đá, cứng đầu cứng cổ. Nhưng phải chăng lòng dạ chai đá, là lý do đủ mạnh để biện minh cho một ai đó có quyền sửa đổi định chế hôn nhân, một định chế do Thiên Chúa thiết lập? Nếu vậy thì hôm nay chúng ta có được nhân danh vì sự lòng chai dạ đá của con người thời nay, hay một lý do nào khác để – chúng ta hay một ai đó – có quyền sửa đổi định chế hôn nhân hay không? Vì có lẽ lòng dạ con người thời nay cũng chai đá không kém so với dân Do Thái thời ông Môsê, vì ai cũng thấy ngày nay hôn nhân là một vấn đề không còn được coi trọng như trước nữa. Con người hôm nay nhất là giới trẻ dễ dàng sống chung với nhau mà không cần đến định chế hôn nhân. Và tỉ lệ người li hôn hay li dị rất nhiều, không riêng gì ở các nước Âu – Mỹ mà ngay cả tại Việt nam chúng ta. Dĩ nhiên câu trả lời của Chúa Giêsu cho những người Biệt Phái thì đã rõ, chúng ta không được phép li dị vì bất cứ lí do gì vì: sự gì Thiên Chúa đã ràng buộc thì con người không được phân ly. Vậy phải hiểu thế nào về việc Môsê ngày xưa đã cho người Do Thái li dị, còn hôm nay Chúa Giêsu lại tuyệt đối không cho phép người ta li dị vì bất cứ lí do gì? Để hiểu điều này, thiết tưởng chúng ta phải hiểu mục đích của luật là gì, hay nói cách khác đâu mục đích chính yếu mà lề luật nhắm tới?  

       Trong Tin Mừng có lần Chúa Giêsu đã nói rõ ràng khi trả lời cho những người Pharisêu và luật sỹ rằng: con người chính là lý do của lề luật, rằng lề luật làm ra vì con người chứ không phải con người vì lề luật (Mc 2, 27-28). Luật hôn nhân cũng không phải là một ngoại lệ, được thiết lập là vì con người, nhắm đến việc mưu cầu hạnh phúc cho con người. Định chế về hôn nhân là như thế, tuy nhiên không phải mọi người qua mọi thời đại đều hiểu biết như nhau. Đây là lý do tại sao Môsê đã cho phép li dị, còn Chúa Giêsu thì không. Có thể nói, vì người ta chưa hiểu biết hết ý nghĩa đầy đủ về định chế hôn nhân, cho nên Môsê không thể bắt họ tuân giữ một cách đúng mức như bản chất của luật đòi hỏi được, nên đành phải chấp nhận cho phép họ ly dị. Môse đã hành động như vậy là vì dân chúng chưa trưởng thành trong sự hiểu biết. Họ như những đứa trẻ mà theo thánh Phaolo, còn cần phải uống sữa và ăn cháo, chưa thể dùng thức ăn cứng của người trưởng thành được vì họ chưa chịu nổi (1Cr 3, 1-2). Quả thật chúng ta thấy trong Cựu Ước, hôn nhân chỉ đơn thuần là để lưu truyền nói giống hơn là để diễn tả tình yêu vợ chồng với sự tự do và tự nguyện của hai người nam nữ bình đẳng như chúng ta hiểu hôm nay. Cụ thể chúng ta thấy, vì chỉ nhắm đến nòi giống nên bà Sara khi thấy mình đã già và không thể sinh con, nên đã bảo ông Abraham đến ăn ở với một người hầu của mình để có con nối dòng (St 16, 1-6). Và chúng ta cũng thấy Cựu Ước đã coi việc đàn bà không thể sinh đẻ là một sự chúc dữ, chẳng hạn bà Elizabeth đã phải sống trong tủi hổ vì sự hiếm muộn. Khi Thiên Chúa cho bà có thai Gioan Tẩy Giả thì bà đã vui sướng và coi việc có thai đồng nghĩa với việc Thiên Chúa đã thương bà và cất nổi khổ nhục bà phải chịu trước mặt người đời (Lc 1, 25). Trong Thánh Vịnh chúng ta đọc thấy, việc con đàn cháu đống… xúm xít tại bàn ăn …là một dấu chỉ Thiên Chúa chúc lành (x.Tv 127). Hơn nữa đối với người Do Thái trong Cựu Ước, vợ con cũng chẳng khác gì tài sản của người chồng mà thôi. Do đó với họ có nhiều vợ nhiều con là biểu tượng cho người giàu sang phú quý. Các vua chúa như David hay Salomon…đã có rất nhiều vợ con. Vì sự hiểu biết về định chế hôn nhân hạn chế như thế nên Môse đã phải cho phép họ li dị. Tuy nhiên đối với chúng ta hôm nay thì sao?

        Khi mấy Biệt phái đến hỏi thử Chúa Giêsu về việc có được ly dị vợ không, dù Chúa Giêsu biết Môsê cho phép ly dị vì sự cứng lòng của dân chúng, Ngài vẫn xác quyết ý định của Thiên Chúa khi dựng nên con người ngay từ thuở ban đầu là không được. Vì “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” Quả như Chúa Giêsu đã nói, Ngài đến không phải để bãi bỏ lề luật nhưng là để kiện toàn (Mt 5, 17). Ngài đã cho chúng ta biết rõ ràng về định chế hôn nhân. Và dĩ nhiên, vì được hiểu biết nhiều hơn, nên cũng đòi buộc chúng ta phải tuân giữ đúng đắn hơn. Như Chúa Giêsu nói: Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn (Lc 12, 48). Không những Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu biết thấu đáo về luật hôn nhân mà chúng ta còn được biết rằng, nhờ Ngài, định chế hôn nhân còn được nâng lên hàng bí tích. Do đó chúng ta không còn lý do gì để có thể biện minh cho việc ly dị nữa.

        Có thể nói hôn nhân là một đời sống không dễ dàng chút nào. Chính các môn đệ sau khi nghe Chúa Giêsu nói về những điều kiện của đời sống hôn nhân đã phải thốt lên: nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy còn hơn (Mt 19, 10). Tuy nhiên chúng ta tin rằng khi Thiên Chúa truyền cho con người điều gì, thì con người có thể hay có khả năng làm điều đó, vì Ngài không thể bắt con người làm điều gì con người không thể. Có những điều con người chỉ có thể làm được với ân sủng Thiên Chúa. Đối với đời sống hôn nhân cũng thế, để sống được định chế hôn nhân đòi hỏi cần phải có ân sủng của Thiên Chúa. Đó là lý do Thiên Chúa đã ban cho đời sống hôn nhân là một bí tích, để nhờ ân sủng của Thiên Chúa, người ta có thể sống được định chế hôn nhân này. Là những tu sĩ, chúng không sống đời sống hôn nhân gia đình, nhưng chúng ta phải cầu nguyện cho những ai sống bật gia đình, vì hôn nhân gia đình là định chế nền tảng xây dựng Giáo Hội, xã hội và mỗi người chúng ta. Do đó nếu định chế này bị lung lay thì Giáo Hội và xã cũng sẽ bị đảo lộn tất cả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...