Thứ Sáu, 9 Tháng 5, 2025

Gợi ý suy niệm Tin Mừng CN XII năm C, VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ THEO

VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ THEO

LC 9,18-24

Joseph Ba-PV

Đường Thập giá là con đường mà bất cứ ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu đều phải đi: “Nếu ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ mình đi vác Thập giá mình mà theo.” Lời gọi mời trên chỉ có hai động từ: “bỏ” và “vác” xem có vẻ nhẹ nhàng và dứt khoát. Nhưng trong thực tế, từ bỏ và vác thập giá không hề đơn giản.

Jurgen Moltmann trong quyển The Crucified God, đã bắt đầu bằng những dòng này:

“Người ta không yêu và không thể yêu thập giá. Song chỉ có Đấng chịu đóng đinh mới có thể đem lại thứ  tự do có sức thay đổi thế giới – vì nó không còn sợ hãi cái chết nữa. Vào thời của Ngài, Đức Kitô chịu đóng đinh được coi như một xì-căng-đan và một sự điên rồ. Ngày nay cũng vậy, người ta cho rằng thật lỗi thời việc đặt Ngài vào vị trí trung tâm của đức tin Kitô giáo và của thần học.”

Vâng, thập giá tự nó là hình phạt, là khổ đau, là ô nhục… nhưng đã được Đức Kitô ôm lấy và biến nó thành Thánh Giá cứu độ trần gian. Chúng ta không thể nhìn ngắm và khám phá Đức Giêsu mà không thấy thập giá. Thập giá gắn liền với sứ mạng cứu độ của Đức Giêsu – và do đó cũng gắn liền với sứ mạng và số phận của người môn đệ.

Vì thế, đời sống của mọi Kitô hữu, được thử bằng thập giá. Bởi vì mọi Kitô hữu đều được giả thiết là muốn theo Đức Giêsu. Người tu sĩ, linh mục và các ứng viên linh mục… lại càng phải được thử bằng thập giá. Cha Alex Rebello, một chuyên viên về đào tạo linh mục, đã xếp thập giá vào vị trí số một trong 6 yếu tố của linh đạo người linh mục. Ngài nói: “thập giá gắn với Đức Giêsu – ngay cả sau khi Ngài sống lại vinh quang thì các dấu vết thương tích từ cuộc khổ nạn của Ngài vẫn không bị xoá nhoà.” Vị linh mục này nói tiếp: “Cám dỗ thường xuyên nơi người linh mục là kiếm tìm một Đức Giêsu không có thập giá, là hình dung một thứ Kitô giáo dễ dãi nào đó, là khao khát một thứ Tin Mừng không khổ luỵ… Song nếu cố kiếm tìm một Đức Giêsu không có thập giá, người ta sẽ chỉ gặp thập giá mà không có Đức Giêsu! Nói cho cùng, sự khôn ngoan và sức mạnh của thập giá chỉ được hiểu một khi người ta đảm nhận nó và trực tiếp kinh nghiệm nó.” 

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy “đảm nhận nó và trực tiếp kinh nghiệm nó” – những lo toan vất vả, những tủi buồn, những khổ đau và thương tích…

Minh họa cho điều này, chúng ta đọc lại câu chuyện tưởng tượng của thánh Don Bosco:

Một hôm, Chúa Giêsu bảo Phêrô và Gioan đi theo Ngài lên núi. Ngài dặn mỗi ông mang theo một hòn đá. Phêrô suy nghĩ một chút rồi nhặt hòn đá nhỏ bỏ vào túi; còn Gioan, do lòng quảng đại, vác cả một tảng đá to. Dĩ nhiên, đường dài, vác nặng, Gioan thở hổn hển và lên đến nơi sau cùng. Phêrô bước thảnh thơi và còn nói với Gioan: “Sao anh nhọc công vác tảng đá to như thế!” Tới nơi, Chúa Giêsu bảo hai môn đệ ngồi xuống. Ngài đọc lời chúc tụng và biến hai viên đá thành bánh. Dĩ nhiên, Phêrô chỉ được chiếc bánh nhỏ xíu không đủ cho cơn đói cồn cào của ông.

Lần khác Chúa lại bảo hai ông lên núi và mang theo đá. Rút kinh nghiệm lần trước, Phêrô mang một tảng đá thật to. Đến nơi, ông ngồi chờ phép lạ. Nhưng Chúa Giêsu chỉ nói “Nào mỗi người hãy ngồi lên tảng đá mình mang theo. Không phải lúc nào Thầy cũng biến đá thành bánh đâu.” Rồi Ngài nói riêng với Phêrô: “Lòng quảng đại không phải là lòng quảng đại tính toán.”

Lạy Chúa Giêsu 
Xin Chúa dạy con biết sống quảng đại. 
Biết phụng sự Chúa như Chúa đáng được phụng sự.

Biết cho đi mà không tính toán. 
Biết chiến đấu không ngại thương tích. 
Biết làm việc không tìm nghỉ ngơi. 
Biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nào hơn 
là được biết con đang thi hành ý Chúa.

Con xin dâng Chúa con người của con 
Những gì con có xin dâng lại cho Chúa. 
Này là tự do ý chí của con 
Này là trí nhớ trí hểu của con 
Mọi sự đều là của Chúa 
Xin dùng con theo Thánh Ý Ngài 
Xin ban tình yêu và ân sủng Chúa.

Amen. 
(Kinh Quảng Đại Dâng Hiến của Thánh Inhaxio Loyola)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Phục Sinh: Cũng chỉ vì lòng yêu mến

CŨNG CHỈ VÌ LÒNG YÊU MẾN (Đan viện Phước Hải)      “Thiên Chúa là Tình Yêu “(1 Ga 4, 16). Tình yêu cần được biểu...

Chúa Nhật III Phục Sinh: Yêu…

YÊU… M. David (Vĩnh Phước)      Trích đoạn Tin Mừng hôm nay tường thuật lại cuộc hiện ra lần thứ ba của Chúa Giêsu với...

Thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giáo Hoàng của lòng thương xót

    Thánh lễ cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT (Kn 4,7-15; 1 Ga 3,14-16; Lc 24,13-16.28-35) Châu Sơn 28/4/2025 TGM Ngô Quang...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Thực hành lòng thương xót

  Chúa Nhật Lòng Thương Xót C THỰC HÀNH THƯƠNG XÓT (Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31) TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Khi còn sống nơi dương thế, Chúa...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Lòng thương xót

LÒNG THƯƠNG XÓT                                                                                           Teresa Avila Thảo Phước Hải       Trong dòng chảy cuộc đời, có những khoảnh khắc chúng ta cảm nhận...

Lễ vọng Phục Sinh: Lịch sử tình yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lễ Vọng Phục sinh LỊCH SỬ TÌNH YÊU Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phụng vụ Lời Chúa đêm Vọng Phục Sinh trình bày lịch sử cứu...

Chúa Nhật Phục Sinh: Đấng Phục Sinh toàn thắng

    ĐẤNG PHỤC SINH TOÀN THẮNG (Ga 20,1-9)  Fm. Franz Xaver Kiên (Fatima)      Halleluia, Chúa đã phục sinh! Vâng, sau cùng "Tình Yêu" đích thực của...