Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: “Sống và hoạt động theo phong cách của Chúa Thánh Thần” – M. Hiếu Liêm (Phước Lý)

 

“Sống và hoạt động
theo phong cách của Chúa Thánh Thần”
 
(Cv 2, 1-11; 1Cr 12, 3-13; Ga 20, 26-19,23)
 
M. Hiếu Liêm (Phước Lý)
 
Giới trẻ hôm nay thường dùng hai cụm từ là “phong độ” và “đẳng cấp” để đánh giá trị về một người nào đó. Đẳng cấp luôn quan trọng hơn phong độ. Vì phong độ thì nhất thời, vì phải phụ thuộc vào yếu tố tâm lý và thể lý. Còn đẳng cấp thì mãi mãi, vì nó thuộc về bản chất và yếu tính của người đó. Do đó, muốn trở thành thần tượng thì ngoài phong độ ổn định, cần phải thể hiện được đẳng cấp trổi vượt của mình. 
Trong ý nghĩa này, lời Chúa qua ba bài đọc hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy sống và hoạt động theo “phong cách” và “đẳng cấp” của Chúa Thánh Thần. Vì Chúa Thánh Thần chính là “thần tượng” của Giáo hội và của người kitô hữu chúng ta. Suy niệm Lời Chúa hôm nay, mỗi bài đọc, mặc khải cho chúng ta biết về một đặc nét phong cách ưu việt của Chúa Thánh Thần.
 
 
Trước hết, bài đọc một, sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta biết đặc nét phong cách thứ nhất của Chúa Thánh Thần làm cho Giáo hội được hiệp nhất. Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Hiệp nhất trong sự khác biệt. Có nhiều dân tộc, nhiều ngôn ngữ, nhiều tiếng nói khác nhau, nhưng tất cả đều hiểu nhau trong cùng một ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Sống theo phong cách của Chúa Thánh Thần sẽ không còn phân biệt Do thái hay Hy lạp. Cũng chẳng còn ranh giới kỳ thị giữa nô lệ và tự do. Tất cả mọi dân nước đều lắng nghe và hiểu nhau trong một đẳng cấp của Chúa Thánh Thần. Như vậy, sống theo phong cách của Chúa Thánh Thần sẽ làm cho tất cả các chi thể của thân mình mầu nhiệm được hiệp nhất trong đa dạng. Hoạt động theo phong cách của Chúa Thánh Thần là hiệp nhất với nhau để cùng nhau loan báo những kỳ công của Thiên Chúa.
 
Thứ đến, qua bài đọc hai, thánh Phaolô cho chúng ta thấy đặc nét phong cách thứ hai của chúa Thánh Thần làm cho Giáo hội được phong phú hóa và sinh nhiều hoa trái khác nhau. Sau khi đã hợp nhất các chi thể Giáo hội trong một thân mình mầu nhiệm duy nhất, Chúa Thánh Thần làm cho thân mình mầu nhiệm ấy sinh hoa, kết trái dồi dào qua nhiều đặc sủng khác nhau. Thần khí tỏ ra nơi mỗi người mỗi cách. Chúa Thánh Thần là nguồn gốc của sự phong phú và đa dạng. Nghĩa là có nhiều đặc sủng và hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí và một Thiên Chúa làm chủ trong mọi người. “Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người” (1Cr 12, 8-11). Như vậy, các chi thể hoạt động theo phong cách của Chúa Thánh Thần sẽ làm cho thân mình mầu nhiệm được phong phú và sinh nhiều hoa trái thiêng liêng. Do đó, sống và hoạt động theo phong cách của Chúa Thánh Thần sẽ trổ sinh nhiều hoa trái, vì lợi ích chung.
 
Sau cùng, bài Tin Mừng mặc khải cho chúng ta biết đặc nét phong cách thứ ba của Chúa Thánh Thần là sai đi. Chúa Thánh Thần làm cho Giáo hội được phát triển vững mạnh và mở rộng ra toàn cõi địa cầu. Chúa Thánh Thần làm cho các môn đệ không còn sợ hãi, co cụm và khép kín ở trong nhà nữa, nhưng mạnh dạn ra đi khắp thế gian, loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Giáo hội được Thần Khí sai đi đến khắp cùng bờ cõi trái đất. Do đó, sống theo phong cách của Chúa Thánh Thần là sống tinh thần sai đi, mở lòng ra với thế giới. Hoạt động theo đẳng cấp của Chúa Thánh Thần là mạnh mẽ ra khơi đem bình an và ơn tha tội cho mọi loài thọ tạo.
 
Hãy ở lại trong cùng một Thánh Thần và hoạt động theo phong cách, cũng như đẳng cấp của Chúa Thánh Thần. Vì sống theo phong cách của Chúa Thánh Thần, tất cả nhân loại sẽ được hiệp nhất trong bình an; hoạt động theo đẳng cấp của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ được phong phú hóa và sinh hoa kết trái dồi dào trong một thân mình mầu nhiệm duy nhất; sống theo phong cách sai đi của Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ được phát triển vững mạnh để đem bình an và ơn cứu độ cho muôn dân. Amen.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...