Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

Chúa nhật III Phục Sinh năm C: “ĐÊM ẤY HỌ KHÔNG BẮT ĐƯỢC GÌ CẢ” (FM Martin Phạm Thanh Toàn – Phước Vĩnh)

Đêm ấy họ không bắt được gì cả

Ga 21,1-14

FM Martin Phạm  Thanh Toàn

Tại sao? Không lẽ đây là lần đầu tiên các ông đi đánh cá mà không bắt được gì? Thông thường đã đi đánh cá không trúng thì cũng được ít con nấu canh! Không bắt được gì có lẽ là chuyện hy hữu. Tuy nhiên, có phải thực sự các ông đã không bắt được gì?

Khi lược lại các biến cố xảy ra ban đêm trong Kinh Thánh chúng ta thấy thú vị. Đêm sáng tạo, đêm những thị kiến của ông Abraham, đêm chiến đấu của ông Giacop, đêm vượt qua biển đỏ, đêm tại Bê–lem và đêm phục sinh của Chúa Giêsu. Còn đêm hôm ấy của bảy môn đệ đánh cá mà … không bắt được gì!

Sáng sớm, Chúa Giêsu hoặc là trong vai một người đi tập thể dục trên bờ biển tiện thể thăm hỏi dân chài xem đêm qua có làm ăn được gì không? Hoặc là đóng vai một thủ lãnh dân chài lành nghề có khả năng chỉ điểm cho các ngư phủ đánh bắt hiệu quả? Người đóng vai thứ hai mới có thể thuyết phục được bảy ông ngư phủ làng nghề này! “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi thì sẽ bắt được cá” (Ga 21,6). Vả lại, khi các ông vào bờ thấy có than hồng và cả bánh nữa cho thấy Chúa Giêsu đóng vai “ngư ông lành nghề” rất chuẩn.

Cho đến khi thả lưới bên phải mạn thuyền, bảy môn đệ này vẫn coi Chúa Giêsu là “ngư ông lành nghề” có khả năng chỉ điểm luồng cá; sau khi kéo lưới lên thấy nhiều cá, các ông nhận ra Chúa Giêsu: “Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: Chúa đó!” (Ga 21,7). Rồi các vị bắt đầu ăn uống…

Con số 153 rất giàu ý nghĩa tượng trưng. Tổng của các chữ số này bằng 9 tức là 3 lần 3. Con số tượng trưng cho Đấng ba lần Thánh. “Thánh, Thánh, Thánh, Đức Chúa, Thiên Chúa là Chúa Tể muôn loài” (Is 6,3 và Kh 4,8). Chúng ta cũng không quên truyền thống vẫn chú giải con số 153 là “Tất cả mọi dân nước” thời bấy giờ, ám chỉ sứ vụ rao giảng Tin Mừng của các Tông Đồ được Chúa Giêsu trao phó. Ở đây chúng tôi muốn làm nổi bật lên tính tương phản của một “quá trình” nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh nhờ các dấu chỉ.

Thực vậy, như trên đã nói, “đêm ấy họ không bắt được gì”; đến sáng, được “ngư phủ lành nghề” chỉ điểm mà đi thả lưới, rồi không sao kéo lên được vì nhiều cá. Kết quả là họ nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh của mình: Chúa đó, không còn là ‘ngư phủ lành nghề’ nữa. Thì ra, bây giờ chỉ có thể nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh nhờ các dấu chỉ mà thôi. “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Các môn đệ này đã thấy dấu chỉ (nhiều cá – 153 con) mà nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh. Sau này các Kitô hữu tiên khởi đã dùng biểu tượng con cá (ICTUS ) để nhận ra nhau trong thời kỳ Giáo hội bị bách hại khốc liệt.

Hơn nữa, sự tương phản giữa “đêm ấy không bắt được gì” với việc sáng hôm sau bắt được nhiều cá đã làm chúng ta lưu ý. Nếu như không có “đêm không bắt được gì” đó làm gì có sáng ngày bắt được nhiều cá? Nếu như không nếm mùi thất bại sẽ không thưởng thức trọn vẹn hương vị của thành công. Nếu không nếm mùi gian khổ thập giá làm gì đón nhận được vinh quang phục sinh? Như vậy chẳng hóa ra cái “đêm không bắt được gì” đó lại trở nên căn nguyên thành công của việc đánh bắt sáng hôm sau?

Từ đó chúng ta thấy rằng việc “đánh bắt” này không phải do các môn đệ tự ý làm mà thành công, nhưng tuyệt nhiên phải do “chỉ điểm” – nghĩa là phải được sai đi “đánh bắt”; ngoài ra lại phải tuyệt đối tuân thủ qui tắc “đánh bắt”, tức là “thả lưới bên phải mạn thuyền”.

Sự tăng trưởng của Giáo hội xét về số lượng được thể hiện qua các con số những anh chị em tân tòng. Lễ Phục Sinh năm nay, Giáo hội đã đón nhận hàng ngàn Tân Tòng, đặc biệt những anh chị em ấy thuộc Trung Đông, Âu châu và cả Mỹ châu. Bên cạnh đó, tin cũng cho hay người dân nước Đức rất hăng say đóng góp trợ giúp nhân đạo, nhưng các nhà thờ ngày Chúa Nhật lại trống vắng thưa thớt! Những nghịch lý như vậy làm sao giải thích dưới ánh sáng Tin Mừng Phục Sinh?

Chúng ta biết rằng ơn đức tin là ơn Chúa ban nhưng không; dầu vậy khi đón nhận đức tin, Chúa cần chúng ta cộng tác. Mặt khác, trong hành trình truyền giáo có biết bao thăng trầm, có những đêm đen vô vọng, có những thất bại đắng cay, nhục nhã ê chề, có những lạm dụng do ý riêng mà quên rằng đã được sai đi “đánh bắt cá”; hoặc có nhiều khi đã không “thả lưới bên phải mạn thuyền”, tức là không theo chỉ thị đã được vạch ra, (…). Trong bối cảnh như thế, phương pháp sư phạm của Chúa Phục Sinh – là ý thức mình được sai đi và tuân thủ qui tắc của Ngài – sẽ luôn được các môn đệ Ngài ghi nhớ và không ngại dấn thân cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng: “Hãy ra khơi và thả lưới” (Lc 5,4), “Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền thì sẽ bắt được cá” (Ga 21,6).

Đời sống chứng tá cho Chúa Phục Sinh quả là không dễ dàng. Người môn đệ Chúa chấp nhận trải qua đêm đen thất bại mà vẫn hy vọng một sáng ngày thành công. “Dù qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng, côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm” (Tv. 22,4). Amen.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...