Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Thứ Năm Tuần Thánh: “CHIÊM NGẮM MẦU NHIỆM TÌNH YÊU” (Vp Bảo Tịnh – Phước Lý)

 

THỨ NĂM TUẦN THÁNH
(Ga 13, 1-15)
 
Có thể nói phụng vụ thứ năm tuần thánh, Giáo Hội cho chúng ta chiêm ngắm tình yêu của Chúa Giêsu dưới ba chiều kích :
– Tình yêu tự hiến qua việc Ngài lập Bí Tích Thánh Thể.
– Tình yêu tiếp tục trao ban qua việc Ngài phong chức Linh mục thừa tác.
– Tình yêu quên mình phục vụ, qua việc Ngài ban giới răn yêu thương.
 
Ba chiều kích tình yêu này, phản ánh hành vi duy nhất nơi Chúa Giêsu là : ‘yêu đến cùng và đến chết’. Thật vậy, từ tình yêu đến cùng và đến chết, Chúa Giêsu đã trao ban ba món quà quí giá cho Giáo Hội. Dù bài Tin Mừng theo thánh Gioan chúng ta vừa nghe, cũng như đọc trọn sách Tin Mừng này, chúng ta không thấy được các chi tiết rõ ràng về việc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể như trong các bản văn Tin Mừng Nhất Lãm.
 
Thánh lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh, thường gọi là Thánh Lễ Tiệc Ly, Giáo Hội cho chúng ta nghe Tin Mừng Gioan tường thuật về Bữa Tiệc này của Chúa Giêsu với các môn đệ. Dù không thấy có công thức của việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể như : ‘Chúa Giêsu cầm lấy Bánh, cầm lấy chén, dâng lời chúc tụng, tạ ơn…Này là Mình Thầy bị nộp…Này là chén Máu Thầy đổ ra…vì anh em…Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy’ như ở Tin Mừng Nhất Lãm, hay bản văn 1Cr 11, 23-26, nhưng Gioan ghi lại những lời của Chúa Giêsu và hành vi rửa chân của Chúa Giêsu cho các môn đệ trong bữa ăn, đủ làm chúng ta liên tưởng và hiểu được tình yêu tự hiến của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể, hiểu được ‘hy tế thập giá của Ngài’ ở dưới một chiều kích khác, chiều kích tự hủy, yêu cho đến tận cùng của cái chết để nên nguồn sống và ơn cứu độ cho con người. Thật thế, những thuật ngữ Gioan dùng: ‘yêu đến cùng’, ‘giờ của Chúa Giêsu đã đến’ ‘giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha’… ai dám bảo đó không phải là tình yêu tự hiến trong phép Thánh Thể, tình yêu đến cùng và đến chết trên thập giá đem ơn cứu độ đến cho muôn người ?
 
Chẳng có lời nói cụ thể của Chúa Giêsu ‘Mình Thầy bị nộp và Máu Thầy đổ ra vì anh em’, cũng chẳng có lời truyền : ‘hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy’, nhưng Gioan lại thuật lại hành vi Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đồ, như là một việc làm cụ thể sống động, diễn tả tình yêu tự hủy cho đến cùng và đến chết của Ngài, kèm theo lời nhắn nhủ : ‘Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.’ Rõ ràng không ồn ào, không rùng rợn bởi cái chết đầy máu me, nhưng rất thâm trầm và sâu thẳm của tình yêu tự hủy qua gương phục vụ này.
 
‘Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân cho anh em’, nghĩa là Thầy đang là nô lệ phục vụ anh em đây. Từ bậc Chúa, bậc Thầy mà tự nguyện làm đầy tớ, làm nô lệ để phục dịch môn đồ, hỏi ai dám tự hủy và quên mình như thế để có thể làm được điều đó, nếu không phải là Thiên Chúa ? Ai có khả năng yêu đến mức độ ấy, nếu không phải là Thiên Chúa?
 
Một tình yêu đến cùng và đến chết, là tình yêu liên lỉ, hoan hỉ vì yêu ; là tình yêu cao quí, thí mạng sống cho người mình yêu, là tình yêu trao ban hết : hết tầm hồn, hết sức lực, hết trí khôn, có chết vẫn còn yêu. Hay như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong Tông Sắc ‘Dung Mạo Lòng Thương Xót: ‘đó là tình yêu thấu tận ruột gan’. Để diễn tả ‘tình yêu thấu tận ruột gan’ của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha dùng hình ảnh của người cha, người mẹ yêu đứa con, luôn hướng về đứa con, quan tâm săn sóc và không bao giờ bỏ cuộc, dù con mình có thế nào đi nữa, và như thế gọi là tình yêu ‘thấu tận ruột gan’. Tình yêu phát xuất từ sâu thẳm tâm hồn, thật tự nhiên, đầy nhân từ và trắc ẩn, khoan dung và luôn tha thứ (x. DMLTX 6).
 
Muốn hiểu thế nào là tình yêu ‘thấu tận ruột gan’ của Thiên Chúa, Kasper nói, cần phải trở về và suy tư từ ngữ ‘trái tim’ trong Kinh Thánh. Trong ý nghĩa Kinh Thánh, từ ‘trái tim’ mang ba phương diện :
– Phương diện hiện sinh : nó là bộ phận quan trọng nhất của sự sống,
– Phương diện nhân chủng học : nó là trung tâm điểm của con người, là nguồn mạch của mọi cảm xúc và của mọi khả năng phán đoán,
– Phương diện thần học : nó làm nổi bật lên tính cách Thiên Chúa yêu thương, giận dữ và lựa chọn cái gì hay ai đó làm đẹp lòng Ngài, làm Ngài vui thích: ‘Ta đã tìm được Davit…một người đẹp lòng ta…’ (Cv 13, 22) ; ‘ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông, thì chạnh lòng thương..’ (Mt 6, 34) ; ‘Chúa Giêsu giận dữ, rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá’ (sự cứng lòng tin của những người Pharisieu) (Mc 3, 5). Những cụm từ ‘đẹp lòng Ta’, ‘chạnh lòng thương’, ‘giận dữ, buồn khổ’ là những hành vi phát xuất từ trái tim …Chúng ta có thể tìm thấy nhiều điều tương tự như thế, ám chỉ các hành vi phát xuất từ trái tim của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu trong Kinh Thánh. Quả thật, những hành động của Thiên Chúa luôn là hành động của trái tim, hành động chan chứa tình yêu và lòng thương xót của Ngài bền vững muôn đời đối với con người (x. Bài suy niệm thứ hai : ‘Từ ngữ thương xót trong CƯ và lòng thương xót của Thiên Chúa trong câu chuyện sáng tạo’ Lm. GB Nguyễn Ngọc Thế SJ’)
 
‘Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương’ hay có bản dịch là : ‘Lòng thương xót của Chúa bền vững muôn đời’ đó là câu điệp khúc được lập đi lập lại trong ‘Bản trường ca Hallel’. ‘Bản Trường Ca’ này, thuật lại các biến cố lịch sử : Thiên Chúa đã yêu và xót thương dân Israel. Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa nơi dân tộc Israel trở thành lịch sử cứu độ, làm cho các biến cố của Thiên Chúa trong Cựu Ước mang ý nghĩa cứu độ sâu xa. Điệp khúc của các Thánh Vịnh tạo thành ‘Bản Trường Ca Hallel này’ : ‘muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương’, được lặp đi lặp lại như muốn phá vỡ vòng vây của không gian và thời gian, để đặt tất cả vào mầu nhiệm của tình yêu, và cho đến đời đời, con người luôn là đối tượng tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa (x. DMLTX 7)
 
Ông bà anh chị em thân mến ! Nếu ‘Bản Trường Ca Hallel’, là một điệp khúc nói lên : ý nghĩa cứu độ, ca ngợi tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa ban tặng cho Dân Israel, thì ‘Bản Trường Ca’ ấy, giờ đây phản ảnh nơi ‘bản thân Chúa Giêsu’, bởi Ngài là ‘dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha’, thật sống động, hữu hình và đạt đến tột đỉnh. Ngài mặc khải tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Ngài’ (x. Dei Verbum 4 ; DMLTX 2).
 
Trước khi chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Thánh Vịnh Hallel này. Thánh Matthêu đã làm chứng điều đó: ‘Hát thánh vịnh xong’, Chúa Giêsu và các môn đệ lên núi cây dầu. Vậy, điều ấy muốn nói gì ? Tất cả những tác động tình yêu mà Chúa Giêsu dành cho chúng ta như: tình yêu tự hiến qua việc Ngài lập Bí Tích Thánh Thể ; tình yêu tiếp tục trao ban qua việc Ngài phong chức Linh mục thừa tác ; ‘tình yêu quên mình phục vụ, qua việc Ngài ban giới răn yêu thương’, đều được đặt trong động tác tối thượng dưới ánh sáng mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa, phản ảnh một tình yêu đến cùng và đến chết nơi con người Chúa Giêsu qua cuộc khổ nạn và cái chết sẽ diễn ra trên cây thập giá.
 
Kết thúc bài chia sẻ, xin nêu lên câu hỏi để chúng ta cùng suy ngẫm: Chúa Giêsu đã lãnh nhận từ Chúa Cha sứ vụ mặc khải trọn vẹn mầu nhiệm tình yêu của Người, rất sống động và hữu hình nơi bản thân Ngài, còn chúng ta làm cách nào để mặc khải trọn vẹn mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa ?
 
 
M. Bảo Tịnh Nguyện Đức Chánh (Vp ĐV Phước Lý).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...