Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM LỜI CHÚA, CN XXIII TN B, Phaolô Thánh Giá Nguyễn Thị Mới, đan viện Phước Hải

       

QUYỀN NĂNG VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT

CỦA THIÊN CHÚA

Is 35,4-7a; Mc 7, 31 – 37

 

Phaolô Thánh Giá Nguyễn Thị Mới, Đan Viện Phước Hải 

Sống trong một xã hội đầy biến động như hôm nay, con người thích tìm những điềm thiêng dấu lạ. Khi nghe tin ở đâu có phép lạ là người ta tò mò kéo đến đó để xem. Chúa Giêsu đã từng làm những phép lạ vĩ đại như phép lạ chữa người vừa điếc vừa ngọng. Nếu “tò mò” tìm hiểu phép lạ Chúa làm, chúng ta có thể thấy ý nghĩa của các phép lạ Chúa làm và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với nhân loại.

 

1  Ý nghĩa các phép lạ Chúa làm

Các tác giả sách Tin Mừng nhiều lần trình bày cho chúng ta về các phép lạ của Chúa. Các phép lạ nói đến những ý nghĩa hết sức lạ lùng, khác thường mà Thiên Chúa thực hiện. Cụ thể Chúa làm phép lạ cho đám đông hơn 5000 người có bánh ăn, cho người bệnh tật được lành mạnh, cho người chết sống lại…Như vậy, phép lạ Chúa làm không chỉ trợ giúp con người về thể xác, mà còn nói lên ơn cứu độ của Người. 

Mỗi một phép lạ Chúa làm đều gửi đến cho chúng ta một sứ điệp đặc biệt: phép lạ Chúa ra lệnh sóng yên bể lặng, nói lên Người có quyền trên trời dưới đất. Phép lạ Chúa chữa cho người bị bại liệt được lành mạnh, nói lên Chúa là Đấng tháo gỡ con người khỏi những ràng buộc do tội lỗi. Phép lạ Chúa chữa người bị quỷ ám, nói lên quyền năng của Chúa trên các tà thần. Phép lạ Chúa chữa cho người mù được sáng, cho thấy Chúa là nguồn ánh sáng thật soi chiếu cho muôn dân. Phép lạ hóa bánh ra nhiều cho dân chúng được ăn no nê, cho thấy chính Chúa là bánh từ trời xuống đem lại sự sống muôn đời. Những phép lạ Chúa làm đó cũng biểu lộ tình yêu thương xót của Chúa.

 

2. Phép lạ, dấu chứng của tình yêu thương xót

Khi kể về phép lạ Chúa chữa lành cho người vừa ngọng vừa điếc, thánh sử Marcô mô tả hơi khác với các tác giả Kinh Thánh khác: Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh, rồi ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Ép-pha-tha” nghĩa là hãy mở ra, tức thì tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại, anh nói được rõ ràng. Trong các sách Tin Mừng không có trường hợp nào Chúa làm phép lạ có vẻ phức tạp như trường hợp này. Bởi vì, người vừa điếc vừa ngọng không nghe được, không nói được và cũng không thể hiểu được ngôn ngữ của người khác. Nên Chúa Giêsu phải thực hiện bằng những hành động ngoại thường là chạm trực tiếp vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh.  

Theo quan điểm thời bấy giờ, người bị điếc và ngọng là do Sa Tan bịt tai và cột lưỡi người đó lại. Nay Chúa đến và đặt tay vào lỗ tai anh, nhổ nước miếng và xức vào lưỡi anh, tức thì anh được cởi trói khỏi xiềng xích của Sa Tan. Nghĩa là anh được giải thoát khỏi sự kìm kẹp của Sa Tan nhờ tình yêu thương xót của Chúa. Sự kiện này đã được sách ngôn sứ Isaia loan báo trước trong bài đọc thứ I: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (Is 35,6).

Cuối bài Tin Mừng hôm này làm cho chúng ta ngạc nhiên: Chúa đưa anh ra khỏi đám đông, chữa anh khỏi bệnh, rồi Chúa lại cấm người bệnh và cấm cả người thân của họ không được nói cho ai biết. Nhưng một điều tự nhiên là niềm vui tự nó dâng trào không ai có thể nén lại được. Vì quá ngạc nhiên, họ đã nói lên lời ca ngợi: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”

          Lạy Chúa, phép lạ Chúa làm cho người vừa điếc vừa ngọng không chỉ dừng lại ở việc chữa lành, mà còn là dấu chỉ thúc bách đức tin của chúng con. Xin cho chúng con biết mở rộng đôi tai để lắng nghe tiếng Chúa; xin gìn giữ môi miệng chúng con đừng bao giờ nói những điều tiêu cực, thay vào đó là những lời ngợi ca ân sủng của Chúa.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...