Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN III PS: PHỤC SINH – MỘT SỰ KIỆN KHÓ ĐƯỢC CHẤP NHẬN

 

 

PHỤC SINH – MỘT SỰ KIỆN KHÓ ĐƯỢC CHẤP NHẬN

(Lc 24,35-48)

 

M. Alexis Thiện, PL

 

Có thể nói sự kiện Chúa Giêsu sống lại là một kết thúc có hậu, một “happy ending” trong một câu chuyện mà Đức Giêsu là nhân vật chính. Cái chết của Chúa Giêsu – nhân vật chính – làm cho câu chuyện mang màu sắc u ám, một kết cục bi thương, đem lại bao nhiêu tiếc nuối, hụt hẫng không chỉ cho những nhân vật liên kết với Chúa mà còn cho những người theo dõi câu chuyện. Nhân vật chính đã chết thì coi như câu chuyện cũng chấm dứt hay không còn gì hấp dẫn để theo dõi. Tuy nhiên, đó chỉ là một cái kết lửng, một cái kết tạm để làm cho câu chuyện thêm kịch tính và hấp dẫn hơn nhằm đưa câu chuyện đến một cái kết khác. Câu chuyện thật sự đã có một kết cục khác. Nhân vật chính đã sống lại. Sự kiện này làm cho mọi người như vỡ òa trong cảm xúc vui sướng và hạnh phúc trộn lẫn sự bất ngờ đến khó tin. Bài Tin Mừng hôm nay thánh sử Luca cũng thuật lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và các ông đã không thể tin nhận thầy mình đã sống lại.

 

Câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Giêsu không phải là một câu chuyện hư cấu nhưng là một câu chuyện có thật. Câu chuyện đó không phải không dính dáng đến chúng ta và đã kết thúc nhưng nó vẫn cứ mãi tiếp tục với những nhân vật khác gắn liền với nhân vật chính Giêsu, nó cũng có một liên hệ mang tính quyết định cho số phận của mỗi người chúng ta – những Kitô hữu.

 

Thật khó để các môn đệ có thể tin và chấp nhận sự kiện phục sinh. Việc Chúa Giêsu chịu khổ hình và chịu chết là một thực tế mà các ông còn chưa thể chấp nhận vì nó diễn ra quá nhanh. Chưa đầy ba ngày sau, Ngài đã phục sinh thì làm sao các ông có thể chấp nhận được. Có lẽ các ông đã đi hết các cung bậc cảm xúc này đến những cung bậc cảm xúc khác.

 

Sự kiện phục sinh không phải là một điều không được báo trước. Chính Đức Giêsu nhiều lần đã tiên báo cho các môn đệ về công trình mà Ngài thực hiện là chịu khổ hình, chịu chết và sau ba ngày Ngài sẽ sống lại. Tuy nhiên các môn đệ dường như không để ý lắm đến lời tiên bào của thầy mình nhưng chỉ bận tâm đến những điều mang tính thế gian như địa vị, chức quyền, một đất nước Do thái được phục hưng. Hành trình đức tin là một hành trình không hề đơn giản nhưng cũng phải kiên nhẫn và tìm hiểu để có thể đón nhận. Chính chúng ta cũng khó chấp nhận sự kiện ấy.

 

Trong hành trình theo Chúa, nhiều lần các ông đã chứng kiến Chúa làm phép lạ cho người chết trỗi dậy như con trai bà góa thành Nain, anh Lazaro, hẳn các ông đã rất ngạc nhiên. Nhưng khi chính thầy mình từ cõi chết sống lại thì các ông không thể chấp nhận sự kiện ấy, bởi phục sinh là một sự kiện vượt quá sự hiểu biết của các ông Trong tin mừng theo thánh Gioan, chính tông đồ Tôma còn quyết liệt từ chối về sự kiện ấy nữa. Ông chỉ thật sự tin với điều kiện: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Sự phục sinh của Chúa Giêsu không giống như sự hồi sinh của con trai bà góa thành Nain hay của anh Lazaro. Vì thân xác phục sinh của Đức Giêsu đã được biến đổi, không còn lệ thuộc vào những yếu tố vật chất nữa. Chính vì thế mà Ngài đến với các ông không bằng những cách thông thường nhưng xuyên qua những rào cản vật lý.

 

Sự kiện phục sinh quả là một điều khó có thể chấp nhận đối với các tông đồ nhưng còn đối với tất cả mọi người. Đó có thể được coi là một điều ngớ ngẩn. Do đó, tông đồ Phaolô khi rao giảng về sự kiện Đức Giêsu từ cõi chết sống lại cho dân thành Athen đã bị từ chối và chế giễu “Vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói: “Ðể khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy…” (Cv 17,32). 

 

Tin vào Chúa Phục Sinh là một hành trình khá vất vả cho những người bước theo Chúa, các môn đệ là một ví dụ điển hình. Chính Đức Giêsu cũng phải “gian nan” và kiên nhẫn để làm các môn đệ có thể tin vào mầu nhiệm ấy. Nhiều lần chính Ngài đã phải thực hiện những hành vi rất người để các ông đón nhận sự kiện phục sinh nơi thân xác đã bị hành hình và tử nạn của Ngài. Ngài đã chấp nhận để cho thánh Tôma đặt ngón tay vào dấu đinh và đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài: “Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy”. Trong bài Tin Mừng hôm nay, để chứng minh và thuyết phục các môn đệ về sự phục sinh của mình, Chúa Giêsu đã phải ăn một khúc cá nướng: “Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24,40-43).

 

Niềm tin vào Đấng Phục Sinh của các môn đệ xưa kia và của chúng ta ngày hôm nay không khác là bao. Những người Kitô hữu chúng ta đã lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy, đã đón nhận chân lý Tin Mừng nhờ mạc khải và thánh truyền, đã tuyên xưng đức tin của mình nhưng thực tế cuộc sống chúng ta không luôn tin như thế. Chúng ta chưa thực sự sống niềm tin ấy vì chúng ta chưa thực sự gặp được Đức Kitô phục sinh đến trong cuộc đời mình. Những đau khổ những bế tắc, những bất công, những bất trắc và cả những khó khăn của cuộc sống và cả những yếu đuối, lỗi lầm của chúng ta làm cho đôi mắt chúng ta như bị che phủ khiến chúng ta không thể nhận ra Đức Kitô phục sinh trong cuộc đời mình. Chúng ta vẫn ở lại trong tình cảnh bi đát của mình, không hy vọng, không lối thoát. Chúng ta như tự mình vùng vẫy trong vô vọng nơi thân phận của mình. Chúng ta không tìm thấy ý nghĩa và niềm hy vọng cho cuộc đời mình nơi Chúa Phục Sinh. Cũng như các môn đệ ngày xưa, hẳn Chúa Giêsu phục sinh sẽ “vất vả” với chúng ta để làm cho chúng ta thật sự nhận ra Ngài và tin vào Ngài. Chúa Phục Sinh luôn ở với chúng ta trong mọi giây phút của cuộc đời, nhưng có thể chúng ta sẽ chỉ thực sự gặp được Ngài qua một biến cố nào đó trong cuộc đời mình, như cú ngã ngựa của thánh Phaolô vậy. Và khi đã gặp gỡ và tin nhận Chúa Phục Sinh, chúng ta sẽ được biến đổi, sẽ tìm thấy được ý nghĩa cho mỗi cuộc đời và tìm được lời giải thích cho những biến cố trong cuộc đời.

 

Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin cho chúng con thực sự xác tín vào sự phục sinh của Chúa, một sự phục sinh có liên hệ mật thiết và quyết định vận mệnh đời đời của chúng con. Xin cho chúng con được thực sự gặp gỡ Chúa để được biến đổi, thực sự sống niềm tin ấy. Đồng thời cũng cho chúng con xin biết loan truyền niềm tin vào Chúa phục sinh ấy cho mọi người qua cuộc sống, qua ơn gọi của mình. Amen.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...