Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

Ai Gặp Chúa Sẽ Bỏ Được Ý Riêng Mình Để Tuân Phục Ý Chúa

  

 

Ai Gặp Chúa Sẽ Bỏ Được Ý Riêng Mình Để Tuân Phục Ý Chúa

Chúa Nhật IV MVB, 20.12.2020, Lc 1,26-38

 

  F.M. Nôbertô – Thiên Phước

Kính thưa quý độc giả,

Ngày Chúa Nhật thứ tư mùa vọng trong tuần bát nhật trước Chúa Giáng Sinh hôm nay, Giáo hội cho chúng ta nghe thánh Luca thuật lại biến cố Thiên Thần Chúa đến truyền tin cho Đức Maria sẽ thụ thai và sinh hạ Đấng Cứu Thế và Đức Maria đã hoàn toàn xin vâng để dạy mỗi người chúng ta luôn xác tín rằng: ai gặp Chúa sẽ bỏ được ý riêng mình để tuân phục ý Chúa.

Như chúng ta đã biết, Đức Maria hằng mong muốn sống trọn đời đồng trinh để được thuộc trọn về Chúa. Điều này được minh chứng khi vừa nghe Thiên Thần Chúa báo tin sẽ thụ thai và sinh hạ Đấng Cứu Thế, Đức Maria liền thưa lại rằng: “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng” (Lc 1,34). Nghĩa là Đức Maria đã quyết định không lập gia đình. Do đó, sẽ không sinh con ; Đồng thời, hàm ý rằng, Đức Maria đã khước từ chức vụ làm mẹ là một chức vụ cao trọng mà hầu như đã là người nữ thì ai cũng muốn sở hữu. Thế nhưng, khi đã gặp được Chúa thì Đức Maria đành phải sẵn lòng bỏ đi ý riêng và chương trình sẵn có của mình để hoàn toàn tuân phục ý Chúa. Thật ra, việc tuân phục ý Chúa không đơn giản chỉ vâng trong chốc lát hay chỉ vâng trên môi miệng với lời thưa xin vâng là xong đâu ; Nhưng ở đây là phải sống, phải đồng lao cộng khổ suốt cả một đời người với công trình cứu độ của Chúa. Lẽ dĩ nhiên là trong đó vẫn có nhiều niềm vui vinh dự nhưng phải trộn lẫn với hàng ngàn nỗi đắng cay tủi hờn cơ cực. Phải nói được rằng: Đức Maria phải đổi hẳn bậc sống, đổi hẳn số phận. Từ một người thong dong chỉ lo phụng sự Chúa bằng cuộc đời độc thân như đời sống tu trì của các tu sĩ hoặc giáo sĩ ngày nay ; Thế nhưng, từ lúc gặp Chúa, Đức Maria phải chuyển sang cuộc sống chung với chồng với con và với biết bao nhiêu vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình với những công việc ngổn ngang tư bề đều phải âm thầm gánh chịu. Ở đây lại là một gia đình kiểu mẫu theo tiêu chuẩn thánh gia thì đời sống phải luôn luôn chuẩn mực và thánh thiện để cho mọi gia đình noi theo nên Đức Maria lại càng phải lo lắng gấp bội. Có lẽ Đức Maria đang bối rối và căng não để tìm ra phương án giải quyết vấn đề tiến thoái lưỡng nan ấy, giờ phải làm sao đây ? Thật ra, có lo mấy cũng thừa ! Vì “cái khó sẽ ló cái khôn”. Bởi Đức Maria được sinh ra trong gia đình đạo hạnh, với lòng kính sợ Chúa sẵn có nên đã nhanh nhảu quyết định bỏ ngay ý định và chương trình riêng của bản thân để thay vào đó bằng một lòng tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa quyền năng để thi hành chương trình nhiệm mầu của Ngài. Vì thế, Đức Maria đã mạnh dạn nói lên rằng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).

Thật sự, là thân phận thụ tạo với nhiều giới hạn, loài người chúng ta không ai có thể nắm chắc vận mệnh của mình để rồi cứ khăng khăng làm theo ý định và chương trình của bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của Đấng Tạo Thành nên mọi sự và mọi loài. Ngài hằng yêu thương quan phòng mọi sự hầu giúp mọi người trở nên hoàn thiện. Chính vì lẽ ấy mà chúng ta có thể xác tín rằng: ai muốn trở nên hoàn thiện thì cũng cần phải đến gặp Chúa. Một khi đã gặp Chúa thì Chúa sẽ giúp từng người biết rõ hơn về chính bản thân mình ; Đồng thời, Chúa sẽ giúp mỗi người biết nhiều hơn về Chúa cùng ý định và chương trình phù hợp với điều kiện và khả năng của từng người để tuyệt đối thi hành hầu giúp mọi người trở nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện (x. Mt 5,48).

Thực tế, có rất nhiều người nhờ một biến cố nào đó trong cuộc đời mà được gặp Chúa để rồi lịch sử đời người mở ngay ra trang mới với ý định và chương trình hoàn toàn khác nhưng sẽ thành tựu mỹ mãn cho bản thân và tha nhân như Ignatiô Loyôla từ một người với nghiệp nhà binh, suốt ngày say sưa trên chiến trường với vũ khí là súng với đạn để tiêu diệt quân thù ; Ấy thế mà, nhờ bị thương phải vào bệnh viện chữa trị, trong lúc rãnh rỗi lại thấy cuốn sách Hạnh Các Thánh liền mở ra đọc cho khuây khỏa, hóa ra đó  lại là cơ hội cho tâm hồn của một kẻ chỉ biết lo chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho nhân dân ở trần gian này đã có được một cảm hứng sẽ dùng tình yêu như Chúa Giêsu để chinh phục lòng người hầu giúp người ta có được phần rỗi linh hồn là mục đích cao cả hơn mọi sự trên trần gian bội phần. Đúng là hữu duyên thiên lý ! Cũng vậy, gần với chúng ta đây, có một phật tử sùng đạo Phật tên là Ngô Viết Chung, với chuyên môn bác sĩ trong tay, ngày ngày chỉ biết xả thân để cứu mạng sống cho nhiều người; Nhưng do một ngày định mệnh chợt đến, khiến cho ngài đã ngộ ra Thiên Chúa là Chúa tể trời đất, Ngài có công tạo dựng nên mọi vật mọi loài và ngay cả mạng sống vị bác sĩ phật tử ấy. Hơn thế nữa, Chúa còn có có khả năng làm cho loài người không chỉ sống hạnh phúc ở đời tạm này mà còn cho người ta được sống và sống mãi trên Thiên đàng mai sau. Thế là kể từ dạo đó, Bác sĩ Chung đã buông bỏ nghề Bác sĩ, chia tay vĩnh viễn với Đức Phật là đấng ngài hằng tôn kính và tạm biệt luôn các đồng đạo lẫn chúng sinh của ngài để xin gia nhập đạo Công Giáo, rồi xin vào tu đoàn tông đồ bác ái thánh Vinh Sơn đệ Phaolô còn gọi là dòng Lazarist và đã trở thành một linh mục chuyên cứu giúp phần rỗi linh hồn cho nhiều người.   

Hơn thế nữa, Chúa không chỉ biến đổi cuộc đời cho những người có ý định và chương trình để phát triển cuộc sống cách thuần túy cho nhiều người nhưng Ngài còn có khả năng biến đổi ngay cả những người sống theo đam mê vào đường lầm lạc và tội lỗi nữa. Đọc lại trong lịch sử Giáo hội sẽ thấy rất nhiều vị thánh nhờ gặp được Chúa mà đã biến đổi cuộc đời nên hoàn thiện. Đơn cử vài trường hợp có thật sau đây: từ một Sao-lô là người hung hăng chuyên lùng bắt các kitô hữu để giết hại đã trở thành một tông đồ nhiệt thành chuyên chăm rao giảng Lời Chúa cho muôn người; từ một Augustinô chỉ chú tâm theo đường công danh và ăn chơi trác táng đã trở nên một giám mục tiến sĩ Hội thánh lừng danh với kho tàng khổng lồ về triết học, thần học và linh đạo cho nhiều người tin yêu Chúa.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, mặc dầu Thiên Chúa đã đi bước trước đến gặp Đức Maria, thánh Phaolô, Ignatiô, Augustinô và bác sĩ Chung mà các ngài vẫn coi thường, cứ dững dưng và tiếp tục làm theo ý riêng của các ngài thì Chúa cũng đành phải quay đi với lòng đầy luyến tiếc chứ không hề cưỡng ép một ai. Bởi Chúa luôn tôn trọng tự do của mỗi người. Bởi đó, thánh Augustinô đã nói rằng:/ “khi sinh ra chúng ta thì Chúa không cần hỏi ý kiến của một người nào cả; Nhưng, muốn cứu độ người ta thì Chúa cần phải hỏi ý kiến của từng người”. Chính vì vậy, điều đáng chú ý trong sứ điệp Lời Chúa hôm nay là việc tích cực đáp trả lời Chúa mời gọi của từng người chúng ta. Nó là yếu tố quyết định cho số phận được cứu rỗi hay không của mỗi người. Vì, chỉ những ai đến gặp Chúa kẻ ấy mới bỏ được ý riêng của mình để tuân phục ý Chúa mà thôi.  

Có lẽ nhờ đã cảm nhận được sức mạnh và hiệu quả của việc gặp Chúa để bỏ được ý riêng của mình mà tuân phục ý Chúa nơi nhiều chứng nhân anh dũng trong Giáo hội mà linh mục nhạc sĩ Thái Nguyên đã sáng tác ra bài hát với tựa đề: Tâm Tình Xin Vâng với những ca từ khiêm tốn dễ thương thế này: “Lời mời gọi của Chúa luôn gây xáo trộn đời con. Bao dự định riêng tư dường như mất hút trong đời. Con mong muốn thế này, Chúa lại mong muốn thế kia. Con không sao hiểu được nhưng tin vào tình thương của Ngài. Con xin vâng theo Chúa dù bao nỗi khó khăn trong đời. Con xin vâng trọn đời để thánh ý Chúa được thực thi. Tin vào lòng Chúa tín trung, tin vào lòng Chúa bao dung như Mẹ xưa đã xin vâng, trọn niềm phó thác theo ơn Thánh Thần”.

Quý độc giả kính mến, cũng như Đức Maria, nhiều vị thánh và nhiều người khác nhờ gặp được Chúa đã sẵn lòng bỏ ý riêng của các ngài để chỉ tuân phục ý Chúa và đã được nên hoàn thiện thì mọi kitô hữu nói chung và từng người trong giới tu trì chúng ta nói riêng, Giáo hội cũng đang dùng thời gian ngắn ngủi của những ngày cuối mùa vọng năm 2020 này để thống thiết mời gọi từng người hãy nhanh chân đến gặp cho được Chúa để được Chúa chỉ cho biết cách biến đổi cuộc đời. Vì vậy, dẫu trong chúng ta có ai mà đang lỡ dự định sẽ làm điều này việc kia mà không dám chắc là việc ấy có chính đáng hay không và thậm chí ngay cả khi chúng ta đã biết rõ mình đang đi trệch đường công chính thì phải tin rằng: đối với Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và bao dung, Ngài đã đi bước trước hạ sinh làm người như chúng ta trong kiếp người phàm đầy gian nan, lắm thử thách và nhiều tội lỗi để thấu hiểu và cứu với mọi người. Việc còn lại là mỗi người cần tích cực cộng tác với ơn kêu gọi của Chúa bằng việc đến gặp Chúa để sớm quyết định bỏ đi những gì còn sai trái nơi cuộc sống của mình và thay vào đó là việc thực thi ý định của Chúa với lòng con thảo hầu từ nay sẽ chỉ còn một việc là cố gắng làm đúng những gì Chúa, Giáo hội và Luật Dòng quy định. Vậy thì, việc cần và đủ cho cho từng người tại đây và lúc này đó là quyết tâm thực hiện lời của thánh Gioan Tẩy Giả trong bài Tin mừng Chúa Nhật thứ ba mùa vọng vừa qua khi ngài bảo các môn đệ của ngài đến gặp trực tiếp Chúa Giêsu. Đó cũng chính là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô với cộng đoàn dân Chúa có mặt tại đại thánh đường thánh Phaolô đệ lục trưa thứ Tư ngày 11 tháng 12 vừa qua rằng: “Mọi người, không trừ một ai, hãy đến gặp Chúa cho bằng được”. Thiết nghĩ rằng, chúng ta có thể đến gặp Chúa trong tòa Cáo giải, trong Thánh lễ, trong Lời Chúa và trong các biến cố lớn nhỏ của bản thân cũng như của cộng đoàn và trong tất cả mọi người ghèo khổ, bệnh tật, già nua, neo đơn, tù đày, tội lỗi, vô gia cư … Vì có Chúa ở trong tất cả mọi người. Điều này thánh luật Biển Đức chương 53 đã nói rõ: “Mọi khách đến đan viện phải được đón tiếp như Chúa Kitô, vì Người đã nói: ‘Ta là khách và các con đã đón tiếp Ta’ (Mt 25,35)” ! Một khi đã gặp được Chúa rồi thì tương lai mọi người sẽ tươi sáng và tràn trề hy vọng để trở nên chứng nhân tình yêu cho Chúa bằng đời sống phục vụ của mỗi người như lời của cha nhạc sĩ Tiến Lộc trong bài hát Gặp Gỡ Đức Kitô đã xác tín thế này: “Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh. Gặp gỡ Đức Kitô chân thành mình gặp mình. Gặp gỡ Đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh”.

 

                                              

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...