Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

AI LỚN HƠN? – Suy niệm Thứ Hai, Tuần XVI TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-107-TUẦN XVI-thứ Hai

AI LỚN HƠN?

(Xh 14,5-18 / Mt 12,38-42)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong đời sống chúng ta, có nhiều con người hiện diện; và mỗi sự hiện diện đều tạo nên một tầm ảnh hưởng nào đó, ít hoặc nhiều, sâu hoặc cạn. Có những ảnh hưởng tạo nên những chấn động làm quay cuồng nhịp sống. Những ảnh hưởng đó diễn tả vai trò của những con người trong cuộc đời hoặc qua một biến cố. Nhưng cũng có sự cạnh tranh giữa những con người, giữa những tầm ảnh hưởng, để biết chọn theo ai và để cho ảnh hưởng nào tác động.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay thuật lại những sự kiện trong đó việc so sánh ai lớn hơn được đưa ra. Người lớn hơn sẽ có tác động mạnh hơn và có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Tôi xin chia sẻ với anh chị em về câu hỏi “AI LỚN HƠN” mà chính tôi đặt ra cho mình khi suy niệm Lời Chúa hôm nay.

 1. GIỮA PHA-RA-Ô VÀ MÔ-SÊ

Chúng ta tiếp tục hành trình với dân Ít-ra-en. Họ đã ra đi khỏi đất Ai-cập cùng với một số đông những người chạy trốn khỏi Ai-cập với họ. Đây là một đoàn dân rất ô hợp, hầu như vô tổ chức. Sau khi lên đường được vài ngày, bây giờ họ gặp thử thách đầu tiên, đó là quân đội Pha-ra-ô rượt đuổi mà trước mắt họ là Biển Đỏ án ngữ lối đi. Đây là trình thuật trong sách Xuất Hành chương 14 từ câu 5 đến 18 . Dân chúng ở trong tình thế nguy ngập, bị đe doạ đến tính mạng. Họ đang đi vào đường cùng, ngõ cụt. Cái chết đang chờ. Tất cả như bế tắc. Trong tình trạng này, hai con người xuất hiện trong tâm trí họ và trước mặt họ: Pha-ra-ô xuất hiện qua quân đội của ông và Mô-sê người đang dẫn đường họ đi. Vậy, hai con người này đại diện cho điều gì và đâu là ảnh hưởng của họ trên đám dân đông đảo này?

– Trước hết Pha-ra-ô. Pha-ra-ô đại diện cho thế lực đối nghịch với Thiên Chúa. Pha-ra-ô diễn tả ước muốn thống trị bằng cách muốn bắt dân phải sống kiếp nô lệ. Khi thả cho dân Ít-ra-en ra đi khỏi Ai-cập, Pha-ra-ô sợ tính mạng của mình cũng sẽ bị định đoạt như hoàng tử và các con đầu lòng của người Ai-cập bị giết chết trong đêm kinh hoàng vừa qua. Khi dân đi rồi, ông và bề tôi mới nói với nhau: “Ta đã làm gì vậy? Ta đã thả cho Ít-ra-en đi, thành ra bọn chúng hết làm nô lệ cho ta!”. Pha-ra-ô đại diện cho sức mạnh huỷ diệt. Vua lấy sáu trăm chiến xa tốt nhất, và tất cả các chiến xa của Ai-cập, chiếc nào cũng có chiến binh. Đây là sức mạnh gây nên nỗi sợ hãi. Hình ảnh của Pha-ra-ô cũng diễn tả qua việc truy đuổi. Quân Ai-cập, gồm toàn thể chiến mã, chiến xa của Pha-ra-ô, kỵ binh và quân lực của vua ấy, đuổi theo và bắt kịp dân Ít-ra-en. Như vậy, Pha-ra-ô đại diện cho sức mạnh thống trị, áp bức, gây sợ hãi và thất vọng.

– Tiếp đến là Mô-sê. Mô-sê diễn tả niềm tin vào Thiên Chúa, là con người của Thiên Chúa. Trước nguy cơ của quân đội Pha-ra-ô đang rượt đuổi sau lưng và Biển Đỏ án ngữ phía trước, đâu là phản ứng của ông Mô-sê? Ông nói với đám dân đang sợ hãi tột cùng: “Đừng sợ! Cứ đứng vững, rồi anh em sẽ thấy việc Đức Chúa Trời làm hôm nay để cứu thoát anh em: Những người Ai-cập anh em thấy hôm nay, không bao giờ anh em thấy lại nữa. Đức Chúa sẽ chiến đấu cho anh em. Anh em chỉ có việc ngồi yên”. Những lời ông Mô-sê diễn tả xác tín của ông vào Thiên Chúa, Đấng chắc chắn sẽ cứu dân, dù rằng ông chưa biết đâu là cách thức Thiên Chúa sẽ ra tay cứu dân khỏi Pha-ra-ô. Chỉ sau những lời nói đầy xác tín đó, Thiên Chúa mới chỉ dẫn cho ông những việc cụ thể: “Hãy bảo con cái Ít-ra-en cứ nhổ trại. Phần ngươi, cầm gậy lên, giơ tay trên mặt biển, rẽ nước ra cho có lối đi khô ráo ngay giữa lòng biển, để con cái Ít-ra-en đi vào”.

Đây là hai con người. Đây là hai biểu thị cho hai đường hướng trái nghịch, như vừa diễn tả ở trên. Vậy đâu là ảnh hưởng của hai con người đó trên dân chúng? Trước khi ông Mô-sê ngỏ lời với dân, họ đã sợ hãi đến nỗi phản đối ông: “Bên Ai-cập không có đủ mồ chôn hay sao, mà ông lại đưa chúng tôi vào chết trong sa mạc? Ông đã làm gì chúng tôi vậy, khi ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai-cập? Đó chẳng phải là điều chúng tôi từng nói với ông bên Ai-cập sao? Chúng tôi đã bảo: Cứ để mặc chúng tôi làm nô lệ Ai-cập! Thà làm nô lệ Ai-cập còn hơn chết trong sa mạc”. Pha-ra-ô đã ảnh hưởng quá sâu trong họ. Tuy bước chân đã ra khỏi đất Ai-cập, nhưng lòng trí họ còn ở lại đó. Pha-ra-ô lớn hơn Mô-sê trong đám dân đông đảo này. Nhưng sau lời ông nói và khi Thiên Chúa ra lệnh cho ông hành động, họ đã im lặng. Có lẽ Mô-sê đang lớn lên trong họ.

Đây cũng là câu hỏi cho chúng ta. Ai lớn hơn trong chúng ta: Pha-ra-ô hay Mô-sê? Chúng ta đang sống trong thời gian đầy thử thách của đại dịch Covid-19. Chúng ta bị bao trùm bởi sợ hãi và lo lắng, như thể dân Ít-ra-en ngày xưa bị Pha-ra-ô rượt đuổi và bế tắc trước Biển Đỏ. Chúng ta để nỗi sợ hãi lớn lên hay để niềm tin lớn lên trong chúng ta? Đây là câu hỏi quan trọng cho mỗi chúng ta khi đối diện với những nghịch cảnh. Niềm tin hay sợ hãi? Mô-sê hay Pha-ra-ô? Ai lớn hơn trong chúng ta? Điều gì lớn hơn trong chúng ta?

 2. GIỮA GIÔ-NA, VUA SA-LÔ-MÔN VÀ CHÚA GIÊ-SU

Bây giờ chúng ta đi vào bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 12 từ câu 38 đến 42. Trong trích đoạn Tin Mừng này, Chúa Giê-su trách thế hệ của những người sống với Người đã không nhận ra dấu lạ lớn là chính Người, khi họ đòi Chúa làm một dấu lại nào đó. Chúa gọi những người không muốn tin vào Chúa là thế hệ gian ác. Đồng thời, qua sự kiện này, Chúa nêu lên những trường hợp đã xảy ra trong Cựu Ước, để so sánh ai là người lớn hơn, nghĩa là có tầm ảnh hưởng hơn.

– Trước hết, Chúa nói đến trường hợp ông Gio-na và dân thành Ni-ni-vê. Chúng ta biết là ông Gio-na đã được Thiên Chúa sai đến với vua và dân Ni-ni-vê để thông báo cho họ biết tai hoạ sắp đổ xuống trên họ. Gio-na là một người hoàn toàn xa lạ với họ. Nhưng lời nói của ông và chính sự hiện diện của ông, trở thành “dấu chấm hỏi” cho họ, trở thành “dấu lạ” cho họ, để họ biết “giật mình” trước cái lạ của con người và sứ điệp lạ của ông. Ông Gio-na đã có một tầm ảnh hưởng rất lớn, đến nỗi họ chay tịnh để tỏ lòng thống hối và thay đổi cách ăn nết ở. Khi đề cập đến câu chuyện trên, Chúa Giê-su có ý nói đến thế hệ này – nghĩa là những người đồng thời với Chúa mà không tin Chúa – họ đã không nhận ra Chúa và sứ điệp của Người. Họ “vô cảm” không chút nhạy bén để có những chuyển biến trong cuộc sống. Chúa như không có ảnh hưởng gì trên họ, trên cuộc sống của họ. Chúa nói “ở đây còn hơn ông Gio-na nữa”, nhưng những người ở đây lại không đón nhận tầm ảnh hưởng của Chúa trên họ, thua dân Ni-ni-vê ngày xưa đối với ông Gio-na; cho nên dân thành Ni-ni-vê sẽ kết án họ, vì họ lớn hơn thế hệ này.

Đây cũng là điều chất vấn chúng ta. Chúng ta là ki-tô hữu – những người thuộc về Chúa, môn đệ Chúa – Chúa có tầm ảnh hưởng bao nhiêu trên chúng ta? Chúng ta có để Chúa biến đổi chúng ta? Nếu không bằng dân Ni-ni-vê đối với ông Gio-na, chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ bị kết án và án quyết sẽ nặng hơn, vì chúng ta có Đấng lớn hơn Gio-na nhiều, lớn hơn một cách tuyệt đối, nhưng ảnh hưởng của Người lại chẳng có bao nhiêu trên chúng ta.

– Tiếp đến Chúa nêu lên trường hợp của một nữ hoàng Phương Nam đã đến Giê-ru-sa-lem tìm gặp vua Sa-lô-môn để học biết những điều khôn ngoan. Bà tìm đến với vua để những lời của vua soi sáng và giúp bà và dân của bà sống, vì những lời khôn ngoan giúp cho một cuộc sống có ý nghĩa hơn và tốt đẹp hơn. Khi kể câu chuyện này, Chúa muốn ngỏ với thế hệ những người đồng thời với Chúa phải biết nhận ra Lời của Người để giúp họ sống ra sao. Nhưng họ đã không muốn nghe và đem ra thực hành. Nữ hoàng Phương nam vất vả vì đường xa để gặp vua sa-lô-môn, còn Chúa hiện diện ngay đây mà họ chẳng muốn gặp, muốn nghe. Chúa nói “ở đây còn hơn cả vua Sa-lô-môn nữa”. Vì vậy, nữ hoàng Phương Nam sẽ kết án những người không tin của thế hệ này, vì họ không tin vào Lời Chúa, thua lời của vua Sa-lô-môn đối với bà nữ hoàng.

Câu chuyện của nữ hoàng Phương Nam đến học lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn là một cật vấn cho chúng ta. Chúng ta có say mê Lời Chúa, say mê học Lời Chúa, say mê suy niệm và sống Lời Chúa không? Nữ hoàng say mê đến quên đi mệt mỏi của đường xa, chúng ta lại cảm thấy mệt mỏi khi cầm trên tay cuốn Thánh Kinh, sách Phúc Âm. Sợ rằng chúng ta sẽ bị nữ hoàng Phương Nam kết án! Những ngày sống giãn cách xã hội, những ngày chúng ta có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, chúng ta làm gì? Hãy sử dụng một số thời gian đó để nuôi sống đời tâm linh, thiêng liêng của chúng ta, bằng cách cầu nguyện nhiều hơn, đọc và suy niệm Lời Chúa nhiều hơn, và suy nghĩ lại nếp sống của mình để canh tân, đổi mới.

Lời Chúa hôm nay đặt cho chúng ta câu hỏi “AI LỚN HƠN” trong cuộc đời chúng ta, nghĩa là ai có tầm ảnh hưởng hơn trên cuộc sống chúng ta và ai đang điều hướng tâm tư, tình cảm cũng như lời nói và hành động của chúng ta. Ước gì đó là CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ, Đấng chúng ta tin yêu một cách tuyệt đối. Nếu như vậy, thật hạnh phúc cho chúng ta, dù chúng ta đang sống trong thời kỳ thử thách. Nếu như vậy, thật ý nghĩa cho đời ki-tô hữu, giúp chúng ta vững niềm tin yêu trong mọi tình huống đen tối.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...