Thứ tư, 15 Tháng Một, 2025

“ANH THẬT LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC”

CHÚA NHẬT XXI TN A

 “ANH THẬT LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC”

 (Mt 16,13-20)

Mai Lệ Thi, CĐ Phước Thiên

         Khi một người đạt được một điều gì đó như thành công trong công việc hay là may mắn trong cuộc sống hoặc là hiểu biết về một một lãnh vực nào đó thì người ta thường khen rằng “Người này có phúc”. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc ông Phêrô trả lời xuất sắc trước câu hỏi của Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (c.16), cho dù bản thân ông cũng chưa hiểu hết điều ông vừa trả lời. Nhưng điều đó cho thấy ông là người có phúc như lời Đức Giêsu đã khẳng định: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (c.17). Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem đâu là sự có phúc của ông Phêrô? Và chúng ta có được thông dự vào phần phúc đó không?

         Con người Phêrô chẳng có gì đặc biệt, việc xuất thân từ miền sông nước càng hé lộ điều đó. Truyền thống gia đình làm nghề chài lưới thời bấy giờ làm sao có thể so sánh với nghề thu thuế hái ra tiền như Matthêu được. Tính cách bộc trực nóng nảy của ông dễ dẫn đến đổ vỡ, khiến Chúa Giêsu đã hơn một lần khiển trách thì làm sao sánh được với một Barthôlômêô từ tốn, nho nhã. Tính cách thiếu lập trường và hay thay đổi làm sao có thể bì kịp với sự kiên định của vị tông đồ Thađêô. Vấn đề Phêrô đã từng có gia đình liệu ông còn toàn tâm toàn ý đi theo chúa như các tồng đồ khác không? Còn tính mê ngủ càng không thể so sánh với tâm hồn chay tịnh nhiệm nhặt, chuyên tâm cầu nguyện của ông Giacôbê hậu. Thay vì can cảm giới thiệu Đức Giêsu cho mọi người như anh Anrê thì ông lại hèn nhát chối Chúa ba lần… Vậy tại sao ông có thể trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu một cách xuất sắc và đầy xác tín như vậy? “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (c.16). Một câu trả lời mà ngay cả chính bản thân ông cũng không hiểu và không biết mình đang nói gì. Thánh sử Mathêu đã mô tả: sau khi Phêrô trả lời, Đức Giêsu liền tán dương ông, nhưng lời tán dương này lại nhấn mạnh đến ân phúc bởi Chúa Cha đã ban cho ông: “Này anh Simon con ông Giona, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân Mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (c.17).

         Thật vậy, niềm tin này không phải do sức phàm nhân hay do sự xác tín thuần túy của “con người Phêrô” mà tin được vào Chúa Kitô, cũng không do một sự gắn bó tình cảm suông với con người Giêsu[1]. Nhưng đó là ân huệ nhưng không Thiên Chúa ban cho ông Phêrô. Đứng trước ơn nhưng không đó, Đức Giêsu muốn chọn và đặt ông Phêrô làm nền tảng để xây dựng Giáo hội (c.18). Do đó Ngài trao cho ông chìa khóa Nước Trời (c.19). Đây chính là cái phúc mà Thiên Chúa đã ban cho ông Phêrô.

        Tuy nhiên, cái phúc của ông vẫn còn bị giới hạn bởi con người yếu đuối của ông như khi ông can ngăn Đức Giêsu đi vào cuộc thương khó (x. Mt 16,21-23) hay là chối bỏ Thầy Giêsu khi Thầy gặp nạn (x. Mt 26,69-75). Điều đó cho thấy bản chất con người rất yếu đuối và mỏng dòn, cho nên cần phải cậy dựa vào ơn Thiên Chúa thì con người mới có thể giữ vững đức tin trước những cám dỗ thử thách của cuộc sống.

         Vậy, câu nói của Đức Giêsu: “Anh thật là người có phúc” có giá trị gì đối với mỗi người chúng ta hôm nay hay không? Là Kitô hữu, nhờ đức tin qua bí tích rửa tội, chúng ta cũng được diễm phúc nhận biết Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất đã đến trần gian. Còn chúng ta được làm con, được tuyển chọn và mời gọi sai đi loan báo Tin Mừng cho muôn người cùng được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Vậy chúng ta đã sống cái phúc đó như thế nào?

        Trước tiên chúng ta cùng với thánh Phêrô xác tín niềm tin của mình vào căn tính thần linh và sứ vụ của Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (c.16). Thứ đến là sống và thực hành niềm tin đó trong cuộc sống hằng ngày như thánh Phêrô sau khi tuyên xưng, ông đã dùng cả cuộc đời để sống điều mình tuyên xưng. Vì “đức tin không được thực hành là đức tin chết” (Gc 2,17). Sau cùng là giới thiệu niềm tin đó cho mọi người: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo…” (Mc 16,15). Được như thế, chúng ta chính là những người môn đệ có phúc.

        Như vậy, để trở thành người môn đệ có phúc chúng ta cần nhận ra mình là con Thiên Chúa, được Ngài mời gọi đích danh và sai đi làm những gì Ngài muốn; được trở nên bạn hữu với Ngài (x. Ga 15, 14-15). Đồng thời, cũng phải xác tín cách mạnh mẽ về nguồn gốc thần linh và sứ vụ của Đức Giêsu được sai đến trần gian là để mặc khải về mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa và thực hiện kế hoạch cứu độ tất cả mọi người. Một khi đã nhận ra điều đó, chúng ta càng nỗ lực sống điều mình đã lãnh nhận hầu xứng đáng được Thiên Chúa cho thông phần sự sống đời đời nhờ Đức Kitô Giêsu (x. Ga 3,16).

 

 

[1] X. Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Lời Chúa Cho Mọi Người, phần chú giải, Tr. 1624.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...