Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

BA ĐIỀU ƯỚC – TUẦN XXXII-thứ Hai -VP Duyên Thập Tự

TN-220-TUẦN XXXII-thứ Hai

BA ĐIỀU ƯỚC
(Lc 17,1-6)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong các câu chuyện cổ tích Đông Tây, một ông tiên hay bà tiên hiện ra với ai đó, nhất là với các trẻ em, đều đưa cho các em ba điều ước. Những điều ước là những gì người trong cuộc mơ ước suốt cuộc đời, có thể đó là giầu sang, danh vọng hay tình yêu… Nhưng đó chỉ là những câu chuyện muốn chuyển tải một số thông điệp nào đó, mà điểm chính yếu là không thể có những chuyện như thế xảy ra. Người được đề nghị chọn ba điều ước cảm thấy ngập ngừng và không biết chọn điều gì làm ưu tiên và giá trị nhất. Cuối cùng thì chẳng có điều ước nào được thực hiện, vì các điều ước lại đối nghich nhau. Đó chỉ là những câu chuyện.
Nhưng trong thực tế đời sống, nhất là trong tương giao với tha nhân, chúng ta có quyền ước mơ những điều tốt đẹp để xây dựng tình huynh đệ. Những ước mơ đó không hão huyền, vì cùng với ước muốn, đó là sự phấn đấu để đạt được.
Trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 17 từ câu 1 đến 6, đề cập đến ba yếu tố cần thiết để thiết lập mối tương giao tích cực đối với tha nhân: đó là tránh làm cớ vấp ngã, đó là tha thứ và đó là niềm tin. Và đó cũng là BA ĐIỀU ƯỚC tôi muốn thực hiện trong cuộc đời của mình.

1. TRÁNH CỚ VẤP NGÃ
Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã. Anh em hãy đề phòng!”
Lời Chúa nói quá rõ ràng. Trong thời đại này, chúng ta đã nghe biết bao nhiêu điều tại hại gây nên bởi những con cái của Giáo Hội, nhất là những linh mục và tu sĩ, trong những chuyện liên quan đến việc lạm dụng các trẻ em, những trẻ vị thành niên. Mới đây báo cáo của Sauvé đã gây nên choáng váng cho Giáo Hội Pháp và ảnh hưởng rất mạnh đến uy tín của Giáo Hội, của giới linh mục, tu sĩ. Đó chỉ là những tảng băng nổi, nhưng còn biết bao nhiêu “xì-căng-đan” (cớ vấp ngã) thuộc nhiều lãnh vực khác. Điều đó cho thấy biết bao nhiêu thiệt hại do những người gây nên cho tha nhân, nhất là cho những người “nhỏ bé”.
Tôi ước mong cho bản thân tôi đừng cố tình hay hữu ý gây nên những cớ vấp ngã cho tha nhân. Và nếu tôi đã gây nên những vấp ngã cho ai đó về phương diện nào, tôi xin Chúa tha thứ và những người đó tha thứ cho. Tôi ước mong và tôi phải cố gắng để không những tránh gây nên cớ vấp ngã, mà hơn nữa, sống làm sao để người khác, qua nếp sống của bản thân tôi, ngợi khen Thiên Chúa tốt lành và yêu mến Giáo Hội, người Mẹ thân yêu của tôi.
Tôi học được nơi thánh Phao-lô “không muốn làm cớ vấp ngã cho một ai”. Khi đề cập đến vấn đề ăn của cúng, thánh Phao-lô biết rằng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa chân thật, vì thế được tự do ăn của cúng. Nhưng ngài mợi gọi phải lưu ý đến những anh chị em không hiểu biết như thế và coi ăn của cúng làm cho nên ô uế. Vậy đâu là tiêu chuẩn hành động? Thánh Phao-lô nhấn mạnh đến đức ái, nghĩa là phải xét đến lương tâm của những anh chị em kia. Chính vì thế, ngài đi đến kết luận: “Thế là sự hiểu biết của bạn làm hư mất một người yếu đuối, một người anh em mà Đức Ki-tô đã chết để cứu chuộc! Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Ki-tô! Vì thế, nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã” (1Co 8,11-13). Như vậy, để không làm tha nhân vấp ngã, chúng ta cần có một lương tâm bén nhạy và một lòng bác ái tế nhị.

 

2. SẴN SÀNG THA THỨ
Điều ước thứ hai, đó là lòng tha thứ. Chúa Giê-su nói: “Nếu người anh em của anh xúc phạm đến anh, thì hãy khiển trách nó, thì hãy tha cho nó. Dù nó xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh: ‘Tôi hối hận’, thì anh cũng phải tha cho nó”.
Nếu Chúa Giê-su nói đến trường hợp người nào đó xúc phạm đến mình, thì hãy tha cho người ấy. Nhưng trước khi làm thế đối với tha nhân, tôi cũng mong ước tha nhân tha thứ cho tôi. Thật vậy, trong cuộc sống và qua các tương giao, sự xúc phạm khó mà tránh được, có khi vô tình lại có lúc hữu ý. Nhưng dầu sao, xúc phạm cũng gây nên những chấn thương cho cả hai phía, nhất là người bị xúc phạm. Xúc phạm được thực hiện bằng nhiều cách, bằng hành động và bằng ngôn từ. Tôi cần đến xin người mà tôi xúc phạm tha thứ cho. Tôi cần đến với họ, với tất cả sự khiêm hạ và chân thành. Và nếu ai đó xúc phạm đến tôi, tôi cũng phải tha thứ cho họ, trong lòng một cách chân thực trước khi họ ngỏ lời xin lỗi; phương chi họ đến và nói lời xin lỗi, chẳng lẽ tôi cứ ôm trong lòng mối hận thù.
Tôi cần giải thoát tôi và giải thoát tha nhân khỏi những gánh nặng mà sự xúc phạm gây nên. Nếu cứ để vết thương bị xúc phạm tra tấn, chúng ta không thể bình an và sống trong tương giao huynh đệ được. Tôi ước ao lắm thay mình trở thành con người của bình an và xây dựng sự bình an, để tôi thực sự là con Thiên Chúa. Tôi ước ao và tôi cố gắng huấn luyện bản thân tôi trở nên khí cụ bình an của Chúa. Tôi xin Chúa ban cho tôi ơn bình an của Người.

3. ĐƯỢC THÊM NIỀM TIN
Điều ước thứ ba, đó là tăng thêm niềm tin, được thêm lòng tin, đức tin thêm mạnh mẽ. Các Tông Đồ thưa với Chúa Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em.”
Chúng ta đã từng kinh nghiệm thế nào là sức mạnh của niềm tin, của lòng tin, của đức tin. Trong tương giao với tha nhân, lòng tin làm nên những điều kỳ diệu, vì chính lòng tin tăng thêm sức mạnh, nghị lực cho nhau. Đó là niềm tin dành cho nhau, niềm tin hỗ tương. Đức tin vào tình yêu và quyền năng của Chúa đã làm nên những phép lạ, như chính Chúa đã khẳng định: lòng tin của con đã cứu chữa con!
Nhưng có một thực tế: khi sống với nhau, chúng ta có kinh nghiệm về sự sói mòn niềm tin, có thể đến chỗ mất niềm tin. Mất niềm tin vào nhau, thật là một tai hoạ, vì mọi sự như ngưng trệ và trở thành nặng nề như những tảng đá khổng lồ. Chính vì thế, chúng ta cần tăng thêm niềm tin vào nhau.
Điều tôi ước ao cũng là lời cầu xin, như các Tông Đồ ngày xưa đã xin Chúa, để lòng tin của tôi được lớn lên, được tăng thêm. Hạt cải nhỏ bé hơn bất cứ hạt giống nào, nhưng khi nó đâm chồi và mọc lên sẽ trở thành một cây to lớn đến nỗi chim trời nương bóng nó được. Tôi cần để niềm tin của tôi phát triển – chứ không thụ động hay trong trạng thái tĩnh. Tôi ước mong lòng tin của tôi năng động để có thể chuyển động được trước hết chính bản thân tôi và những gì quanh tôi. Nếu lòng tin chuyển động được bản thân tôi – như cây kia bật rễ xuống dưới biển mà mọc – thì đã là một thành công lớn lắm rồi. Tôi cần lòng tin chuyển động chính bản thân tôi.
Hôm nay, khi suy niệm Lời Chúa trong trích đoạn Tin Mừng, tôi thầm ước mong và cũng viết lên đây những điều ước phát xuất từ đáy lòng mình. Tôi nghĩ rằng ước mong sao thì được vậy. Và hơn thế nữa, tôi cầu xin Chúa Giê-su ban cho tôi những điều ước này, vì tin ràng cầu sao thì được vậy. Tôi không nhìn Chúa Giê-su như một ông tiên đến ban cho tôi cây đũa thần làm phù phép để thực hiện những điều ngoạn mục; nhưng Người là Chúa, là Bạn của tôi, Người biết tôi thật lòng mong ước gì để bản thân tôi được nên thánh, để Thiên Chúa được vinh danh và anh chị em tôi được ơn cứu độ. Tôi tin những điều ước kia cũng là những ước mong của tất cả chúng ta với tư cách Ki-tô hữu.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...