Thứ Hai, 5 Tháng Sáu, 2023

CÁCH ĂN CHAY CHÚA MONG CHỜ (Bài Suy Niệm Thứ 4 Lễ Tro) – Mai Thi

 

CÁCH ĂN CHAY CHÚA MONG CHỜ

(Bài Suy Niệm Thứ 4 Lễ Tro)

 

Nói đến việc ăn chay, chúng ta thường hay hiểu và nghĩ đại khái về việc chọn lựa ăn món gì trong ngày chay, ăn liều lượng bao nhiêu, ăn vào giờ giấc nào, giữ chay như thế nào thì được, thế nào thì không….vv. Tuy nhiên cách ăn chay đúng nghĩa như Chúa muốn chúng ta chỉ có thể tìm được trong các bài đọc Kinh Thánh chúng ta vừa nghe.

Nơi bài đọc I (Ge 2, 12-18) ngôn sứ Gioen lớn tiếng công bố rằng: “Hãy rúc tù và tại Sion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng. Đây là sấm ngôn của Đức Chúa: Ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương….”.

Cũng một thể thức như vậy, trong bài đọc thứ II (2Cr 5, 20-6,2), thánh Phaolô nài xin mọi người: “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa…. Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu. Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ”.

Còn Chúa Giêsu trong bài Tin mừng (Mt 6, 1-6.16-18) dạy chúng ta thực hiện ba việc làm cùng ba thái độ khi làm; nhờ đó giúp đời sống tâm linh của chúng ta được thăng tiến: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm,4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh. Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh”.

Đó là tất cả những gì chúng ta cần thực hiện trong ngày khởi đầu của Mùa Chay Thánh này. Động cơ giúp chúng ta ăn chay đúng cách nhất, đẹp lòng Thiên Chúa nhất đó là gia tăng lòng mến Chúa yêu người. Một khi đã có lòng mến Chúa yêu người rồi thì chúng ta không cầu nguyện để được người ta khen, không làm việc bố thí để được tiếng là người tốt, và không tỏ vẻ rầu rĩ khi tự nguyện bớt phần ăn so với ngày bình thường.

Con người chúng ta vốn bị tội lỗi làm cho luôn hướng về điều dữ, dễ sa ngã phạm tội. Chúa Giêsu khuyến cáo chúng ta hãy làm theo những gì người Pharisêu dạy nhưng đừng làm theo những gì họ làm. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm rằng chúng ta dễ vướng phải những thói hư tật xấu: không thiết tha với việc cầu nguyện, lo lắng chăm sóc quá mức cho bản thân, sống hình thức hám danh, cầu lợi,….vv. Người Pharisêu sở dĩ bị Chúa Giêsu lên án vì chỉ thay đổi những cái bên ngoài, giống như chúng ta xưa nay vẫn từng làm. Đối với Thiên Chúa, điều cần sửa đổi của đời sống chúng ta là sự thay đổi tận căn, thay đổi những điều chính yếu, là nguồn gốc của vấn đề.

Mùa Chay đó là cơ hội giúp chúng ta thay đổi. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp Mùa Chay năm nay khi ngài viết: “Trong Mùa Chay của mình, một lần nữa chúng ta lại muốn cùng đi trên một con đường, để mang đến cho thế giới niềm hy vọng của Chúa Kitô…. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa giúp sức để chúng ta biết chọn đi theo con đường hoán cải đích thực. Chúng ta hãy để sự ích kỷ, để cái nhìn bị gắn chặt vào bản thân mình, lại đàng sau chúng ta, và hãy hướng về Đại Lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu….. Khi chúng ta đón nhận cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và sự chết vào trong cuộc sống cụ thể của chúng ta, chúng ta cũng sẽ kéo được sức mạnh có sức biến đổi của Người xuống trên thế giới thụ tạo….. Con đường đi tới Đại Lễ Phục Sinh cũng kêu gọi chúng ta hãy canh tân khuôn mặt và con tim Kitô giáo của mình nhờ vào sự thống hối, hoán cải và ơn thứ tha, để chúng ta có thể sống sự phong phú hoàn toàn của hồng ân mầu nhiệm Vượt Qua” (x. Sứ Điệp của ĐTC Phanxicô nhân dịp Mùa Chay 2019).

Đó là cách ăn chay mà Chúa Giêsu mong muốn hơn cả, đó là một việc làm đúng cách, có thể thực hiện được và có hiệu quả giúp tăng trưởng đời sống tâm linh của chúng ta.

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Hai, Tuần IX TN, Mc 12,1-12: Dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân

THỨ HAI TUẦN IX THƯỜNG NIÊN Mác-cô 12,1-12 Dụ Ngôn Những Người Làm Vườn Nho Sát Nhân Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Chuyện kể rằng,...

Thứ 7, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,27-33: Thái độ phụng sự Chúa

Thứ 7, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,27-33 Thái độ phụng sự Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Người ta thường nói: “Yêu nên tốt ghét nên...

Thứ Bảy, Tuần VIII TN, Mc 11,27-33: Chính quyền của Do Thái vào thời Chúa Giêsu đặt câu hỏi

THỨ BẢY TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 11,27-33 Chính quyền của Do Thái vào thời Chúa Giêsu đặt câu hỏi Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tôi...

Thứ 6, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,11-26: Thực tại siêu nhiên trong tự nhiên

Thứ 6, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,11-26 Thực tại siêu nhiên trong tự nhiên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay gợi lên cho...

Thứ 5, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,46-52: Xin cho con thấy được

Thứ 5, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,46-52 Xin cho con thấy được Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Để có thể hiểu sâu sắc bài Tin mừng...

Thứ Sáu, Tuần VIII TN, Mc 11,11-26: Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả

THỨ SÁU TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 11,11-26 Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Đời sống đức tin đôi khi...

Thứ Năm, Tuần VIII TN, Mác-cô 10,46-52: Người mù Ba-ti-mê

THỨ NĂM TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 10,46-52 Người mù Ba-ti-mê  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu chữa...

Thứ 3, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,28-31: Theo Chúa, con được gì?

Thứ 3, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,28-31 Theo Chúa, con được gì? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay ghi lại lời...

Thứ Ba, Tuần VIII TN, Mc 10,28-31: Một lãi một trăm mại zô! Mại zô!!!

THỨ BA TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 10,28-31 Một lãi một trăm mại zô! Mại zô!!! Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Kính thưa ông bà và...

Thứ 2, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ga 19,25-27: Đức Maria – Mẹ Hội Thánh

Thứ 2, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ga 19,25-27 Đức Maria – Mẹ Hội Thánh Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Một nhà văn kể lại...

Thứ Bảy, Tuần VII PS, Ga 21,20-25: Người môn đệ Đức Giêsu thương mến

THỨ BẢY TUẦN VII MÙA PHỤC SINH Gio-an 21,20-25 Người Môn Đệ Đức Giêsu Thương Mến Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Lời kết luận của...

Thứ Sáu, Tuần VII PS, Ga 21,15-19: Chúa Giêsu và thánh Phê-rô

THỨ SÁU TUẦN VII MÙA PHỤC SINH Gio-an 21,15-19 Chúa Giêsu và thánh Phê-rô  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Thánh Gio-an Tông Đồ đã định nghĩa...