Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG- Suy niệm Thứ Ba, Thánh Lôrenxô Tử đạo – Vp. Duyên Thập Tự

TN-130-LR-thánh LÔ-REN-XÔ tử đạo – Thứ Ba

 

CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG

 (2Co 9,6-10 / Ga 12,24-26)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Thường người ta đặt song song hai từ “số lượng” và “chất lượng” để nhấn mạnh đến giá trị của chất lượng; và như vậy, số lượng luôn đứng ở vị thế yếu kém. Điều đó cũng đúng thôi, vì giá trị của sự vật và có thể cả nơi con người, đó là cái “chất” bên trong hơn là cái “lượng” bên ngoài. Cái chất thường nằm bên trong, đang khi cái lượng được quan sát thấy nơi bên ngoài. Đó là việc để song song hai yếu tố trên để so sánh. Nhưng nếu vừa có chất lượng và có số lượng, thì thật là tốt nhất, vì được cả hai.

Trong ngày lễ thánh phó tế Lô-ren-xô tử đạo, các bài đọc Kinh Thánh đề cập đến hai yếu tố “chất lượng” và “số lượng”, không phải để lượng giá hơn thua, nhưng là hoa trái của một cuộc sống có giá trị mà cuộc đời của thánh nhân diễn tả.

 1. GIEO NHIỀU THÌ GẶT NHIỀU

Trong bài đọc một, trích thư thứ hai của thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-rin-tô chương 9 từ câu 6 đến 10, thánh nhân khuyên các ki-tô hữu tham gia công cuộc lạc quyên giúp Giáo Hội tại Giê-ru-sa-lem đang gặp khó khăn về cuộc sống vật chất. Ngài mong muốn giáo đoàn này mà ngài thành lập, đóng góp một cách quảng đại. Ngài ngỏ lời với họ: “Gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều”. Ngay câu đầu tiên này, thánh Phao-lô muốn nhấn mạnh đến “số lượng”: cần phải trao ban nhiều, phải gieo nhiều. Bủn xỉn, keo kiệt, không phải là thái độ của người môn đệ Chúa. Cần phải có số lượng và là số lượng lớn, để có thể giúp được nhiều người. Nhưng số lượng vật chất – bên ngoài – cần phải đi đôi với chất lượng của tấm lòng – bên trong. Thánh Phao-lô nhấn mạnh: “Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương”. Như vậy, nếu có cả số lượng vật chất, tặng phẩm, đi đôi với chất lượng tấm lòng, thì rất ư là đẹp và tốt lành. Điều đó mời gọi chúng ta không quá dễ dàng đánh giá khi chỉ nghiêng về một phía, một bên. Đó là sự loại trừ. Cần phải đi đôi, song hành, mới tạo nên được ý nghĩa và kiến hiệu. Chính Chúa cũng muốn có số lượng khi nói đến hạt sinh ba mươi, sáu mươi hay một trăm, trong dụ ngôn người gieo giống. Thánh Phao-lô đề cập đến trường hợp của Thiên Chúa “Đấng tuôn xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em được luôn đầy đủ mọi mặt, được dư thừa…. Người rộng tay làm phúc…” “Đấng cung cấp dư dật… làm cho đức công chính của anh em sinh hoa kết quả dồi dào”. Chúng ta nhận thấy các từ ngữ ‘mọi thứ’, ‘đầy đủ mọi mặt’, ‘dư thừa’, ‘dư dật’,‘dồi dào’, được sủ dụng diễn tả số lượng, và là số lượng lớn. Như vậy, đừng vội chê bai “số lượng” để đề cao “chất lượng”. Cần cẩn trọng trong phán đoán, lượng giá. Lý tưởng là hội tụ hai yếu tố đó với nhau, là biến số lượng có chất lượng. Cũng không dễ chọn một bỏ một khi áp dụng vào con người. Con người không phải là đồ vật được sản xuất với những vật liệu có sẵn, nhưng là cả một quá trình chuyển biến. Có thể một số đông ngày càng chất lượng, và cũng có trường hợp số ít lại biến chất.

Thánh phó tế Lô-ren-xô là người có cuộc sống “chất lượng” vì có Chúa Ki-tô và lòng yêu thương người nghèo, và cách hành xử của ngài là giúp đỡ số lượng lớn những người nghèo khó bằng việc phân phát hết những của cải của Giáo Hội cho họ, ngay cả những vật dụng quí báu, đáng giá, được bán đi cho công cuộc từ thiện. Chất lượng và số lượng gặp nhau nơi con người thánh Lô-ren-xô. Đó phải là mong ước của chúng ta.

 2. HẠT LÚA CHẾT ĐI SINH NHIỀU HẠT KHÁC

Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Gio-an chương 12 từ câu 24 đến 26, Chúa Giê-su đề cập đến hạt giống được gieo xuống lòng đất, phải chết đi mới sinh được nhiều hạt khác. Cần phải có chất lượng nơi bản thân, như hạt lúa phải mang mầm sống nơi mình. Nhưng mầm sống đó phải trải qua một tiến trình “mục mát đi”, nghĩa là phải huỷ hoại không phải huỷ hoại mầm sống mà chính là bản thân hạt giống. Một hạt lúa để trong kho và một hạt lúa gieo xuống bùn đất – nghĩa là ruộng – nó sẽ khác nhau ngay trong hạt lúa. Hạt lúa trong kho vẫn mang mùi thơm của hạt lúa và ăn được, nhưng mầm sống như chết, vì không có sự chuyển biến. Trái lại, hạt lúa gieo vào lòng đất, mất đi mùi thơm, nó sẽ có mùi chua và không ăn được, nhưng mầm sống chuyển biến và phát sinh sự sống. Đây là chất lượng của mầm sống. Và chính từ chất lượng mầm sống này mà cây lúa sẽ sinh nhiều hạt khác, phát sinh số lượng. Chất lượng sự sống phát sinh số lượng sự sống. Hai yếu tố đó đi đôi với nhau. Hạt lúa trong kho có chất lượng, nhưng không sinh những hạt khác, thì chất lượng của nó cũng chỉ hạn hẹp nơi nó và giúp ích rất ít, vì chỉ là một hạt. Nhưng hạt lúa gieo vào lòng bùn đất, xem ra không có chất lượng vì như bị hư thối, nhưng lại sinh ra nhiều hạt khác, thì đó lại là kết quả đáng chờ mong và giá trị. Như vậy, chất lượng hệ tại nơi chính sự sống và làm phát sinh sự sống.

Đời sống và cuộc tử đạo của thánh Lô-ren-xô là hành trình của chính hạt giống được gieo vào lòng đất. Ngài đã bị giết chết một cách đau đớn vì niềm tin vào Chúa Ki-tô và tình yêu đối với người nghèo mà ngài nói là kho tàng của Giáo Hội. Ngài đã bị tra tấn và bị nung trên vì sắt với cái chết rất đau đớn và từ từ. Đó là cuộc sống với tình yêu là chất lượng và lan toả cho số lượng đông đảo các ki-tô hữu và người nghèo. Chúng ta cũng mong muốn đời sống mình vừa chất lượng vì có tình yêu và sự sống, và mở ra cho nhiều người được hưởng nhờ ơn cứu độ của Chúa.

 3. MÁU CÁC VỊ TỬ ĐẠO LÀ HẠT GIỐNG TRỔ SINH CÁC KITÔ HỮU

Hình ảnh hạt lúa gieo vào lòng đất, biến chuyển theo một tiến trình để phát sinh nhiều hạt khác, là hình ảnh của Chúa Giê-su và của các vị tử đạo. Ông Téc-tu-li-a-nô đã tuyên bố: “Máu của các vị tử đạo là hạt giống trổ sinh các ki-tô hữu”. Lịch sử của Giáo Hội hoàn vũ, của Giáo Hội tại Việt Nam chúng ta, đã chứng minh điều đó. Máu đổ càng nhiều, nhiều người tin nhận Chúa Ki-tô và gia nhập Giáo Hội. Chất lượng của máu các vị tử đạo sản sinh số lượng các ki-tô hữu. Đây là sự song hành tuyệt đẹp của hạt lúa vùi vào lòng đất, chết đi để sinh nhiều hạt lúa khác.

Ngày nay, ít người tin vào Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Người, vì ngày nay ít người dám chết vì Chúa và vì Tin Mừng của Người. Giáo Hội càng bị bách hại, Giáo Hội càng phát triển về chất lượng và số lượng. Trái lại, Giáo Hội “bình an”, thứ bình an của thế gian, đó sẽ là một Giáo Hội mất sức sống và không chứng tá.

Lễ thánh Lô-ren-xô mở cho chúng ta nhận ra giá trị thật sự của sự hy sinh vì tình yêu Chúa Ki-tô và vì lòng yêu thương với người nghèo, tàn tật, những người bị bỏ rơi. Giá trị không phải nơi những thứ trang sức đắt tiền, chất liệu vàng bạc đá quí, những đền thờ nguy nga tráng lệ, mà là những con người nghèo, những người cần đến ơn cứu độ của Chúa. Đây là cả một số đông đang cần đến Giáo Hội, cần đến những con người của Chúa Ki-tô và của Giáo Hội. Họ đang muốn nhìn thấy và nhận được chất lượng của một cuộc sống thánh thiện đầy ngập tình yêu. Họ muốn nhìn tháy và nhận được số lượng lớn của ân phúc Thiên Chúa trao ban qua Giáo Hội. Nơi thánh Lô-ren-xô, chất lượng và số lượng đi đôi với nhau, tạo nên một cuộc sống bao gồm những hành động thật ý nghĩa và kiến hiệu cho tha nhân.

Ước gì chúng ta, là thành phần của Giáo Hội Chúa Ki-tô, cũng hãy làm cho Thân Mình này trở thành một Thân Thể bao gồm số đông các chi thể với sự sống thật chất lượng.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...