Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024

CHIA SẺ CHỦ NHẬT XXVI    (Mt 13,24-30)

BÀI CHIA SẺ CHỦ NHẬT XXVI    (Mt 13,24-30)

Michel Thành- PV.

Kính thưa Cộng đoàn Phụng vụ thân mến!

          Là người con của sông nước Miền Tây, cuộc đời tôi gắn chặt với công việc gieo trồng ruộng lúa, nên tôi có thể tự hào về khả năng hiểu biết của mình về cây lúa nước. Lúa là một loại cây ngũ cốc, là một trong những thế mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long. Cây lúa không chỉ là loại lương thực chính trong những bữa ăn của người Châu Á nói chung. Nhưng với nét đẹp hiền hòa, gắn liền văn hóa của một dân tộc. Cây lúa còn là nguồn cảm hứng cho những nhà văn nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm hay, nổi tiếng đi vào lòng người.

         Tuy nhiên, để gieo trồng và phát triển cây lúa cho tốt thì cũng phải trải qua nhiều giai đoạn vất vả, và một trong những giai đoạn khó khăn nhất phải kể đến là giai đoạn làm cỏ. Làm cỏ lúa là một việc làm tương đối cực nhọc, chẳng những vì phải cúi còng lưng làm ở dưới nước, mà còn là làm sao để khỏi phải làm hư cây lúa. Nếu là người chưa quen làm, hay chưa có kinh nghiệm làm cỏ thì dễ nhầm lẫn giữa cỏ và lúa, và hậu quả có thể nhổ lúa bỏ đi nhiều hơn là nhổ cỏ, hoặc sẽ giẫm lúa nhiều hơn. Vì thế,  tại Ấn độ, người ta thường dùng một câu nói rất nặng dùng để đe dọa kẻ khác: “Hãy cẩn thận, nếu không sẽ gieo cỏ vào ruộng đấy”. Quả đây là cách phá hoại thâm độc vô cùng, có lẽ còn hại hơn cả giẫm lúa, vì lúa có bị giẫm thì chủ vẫn còn thời gian để cứu vãn. Còn việc gieo cỏ vào ruộng thì phải mất thời gian dài sau, ta mới phát hiện ra, lúc đó thì đã muộn thời gian tăng trưởng của lúa rồi.

          Động thái nham hiểm của  kẻ thù mà Tin mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta nghe như muốn ám chỉ nói đến sự tinh ranh của ma quỷ. Ma quỷ đã dùng chiêu độc này để gieo vào mảnh ruộng trong tâm hồn con người những thứ cỏ lùng độc hại; thay vì, chúng tiêu diệt tất cả con cái Chúa, thì chúng cho xen lẫn vào con cái Chúa những chân tay của chúng đội lốt con cái Chúa, rồi khuấy động lên những chia rẽ, hận thù, khổ đau nhằm làm lu mờ đức tin hoặc bóp ngẹt đức tin vốn đang yếu ớt nơi tâm hồn ngưới Kito hữu.

           Đứng trước thực trạng xấu này. Lời Chúa hôm nay như muốn đặt cho chúng ta một câu hỏi. Bạn sẽ hành động xứng hợp nào khi bạn phải đối diện với  “kẻ thù” hay trước một thế lực đen tối của ma quỷ? Phải hành xử thế nào cho đúng với tinh thần của Tin mừng? Để có câu trả lời, thiết tưởng chúng ta cần lược giở lại lịch sử của Giáo Hội. Qua Cựu ước và Tân ước,  Lời chúa sẽ giúp chúng ta hiểu được điều ta cần phải làm trong cuộc sống hôm nay.

Quan điểm Cựu ước.

           Cựu ước là một thời kỳ chờ đợi của dân Israel. Trong sa mạc dân đã gây ra nhiều lầm lỗi trước mặt Đức Chúa,  họ đã bắt trước các dân tộc khác, để nại đến lề luật làm hướng di cho mình, thay vì lắng nghe Lời Thiên Chúa dạy dỗ và hướng dẩn. Họ đă thỉnh cầu  Ông Mô sê lên núi để xin luật của Đức Chúa. Theo sách Xuất hành từ chương 19. Mô sê đã được diện kiến Đức Chúa tại chân núi Sinai, và đã được Ngài ban cho 10 luật điều làm Giao ước giữa Đức Chúa và dân Người. Thế là luật đã được xuất hiện từ đây. Và cũng từ đây tất cả mọi sinh hoạt đời sống của con người đều bị ràng buộc bởi lề luật. Sách (Xh 21,12) trở đi, khi nói về luật giết người: “ Ai đánh chết người, thì phải bị giết chết….Ai đánh Cha và Mẹ thì phải bị giết chết. hoặc nếu có ai lấy gậy đánh tôi nam tớ nữ của mình làm cho nó chết dưới tay mình, thì nó phải được báo oán…nếu có gây tổn thương thì phải lấy mạng đền mạng- mắt đền mắt, răng đền răng… khi có ai làm hại ruộng đồng, vườn nho, thì phải lấy phần tốt nhất trong ruộng của mình mà bồi thường. (Xh 21,1-33). Như vậy, chiếu theo luật Cựu ước, thì kẻ thù cần phải bị tiêu diệt. (Chánh tà bất lưỡng lập) Người chủ ruộng phải cho thợ nhổ sạch cỏ trong ruộng để lúa được phát triển.

Quan điểm Tân ước.

            Vào thời Tân ước, sự xuất hiện của Chúa Giesu và đường lối giảng dạy của Ngài được coi như chiếc chìa khóa để giải bài toán khó của Cựu ước. Chúa Giesu đã dùng dụ ngôn Người Cha nhân lành (Lc 15,11-33) để nói lên hình ảnh của một người Cha vô cùng quảng đại và yêu thương con cái. Cho dù người con đã lỗi phạm và đáng bị luận phạt, nhưng người Cha vẫn dang rộng đôi tay đê tha thứ và ôm lấy con vào lòng. Cao hơn nữa là câu chuyện Người Samaritano nhân hậu. (Lc 10,29-36) Người ngoại giáo này đã thực hiện hành vi yêu thương đối với một người không cùng tôn giáo, không cùng văn hóa hay dòng tộc. không như những nhà thông luật ngoảnh mặt  làm ngơ khi thấy người bị hại nằm chờ chết. người ngoại giáo này đã tỏ lòng xót thương và cứu lấy người bị nạn mà không hề tính toán và sợ hãi. Hay câu chuyện của người nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Đứng trước những kẻ đang rắp tâm ném đá, bởi chị đã phạm tội ngoại tình.  Chúa Gie su đã không kết tội mà còn tha tội cho chị. Như vậy, theo giáo huấn của Chúa Giesu, Tân ước không xóa bỏ luật xưa của Cựu ước nhưng là để kiện toàn trong tinh thần tha thứ và yêu thương. Chúa Giesu dạy: “ Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Mose … nhưng là để kiện toàn” (Mt5,17-19). “Vậy, anh em nghe luật dạy… hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy bảo anh em hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 6,43-47). Đẹp hơn nữa là: “Anh em đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa… Ai xin thì hãy cho; Ai muốn vay mượn, thì anh em đừng ngoảnh mặt đi” (Mt 6,38-43). Như vậy, với đường lối lấy tha thứ và yêu thương làm cán cân công lý, thì tinh thần của bài Tin  mừng hôm nay đã mạc khải cho ta hiểu về hành động của chủ ruộng sẽ không còn kỳ lạ nữa khi quyết định để lúa và cỏ lùng cùng nhau chung sống và phát triển.

Suy tư bản thân.

Kính thưa cộng đoàn

            Cỏ lùng và lúa là hai hình ảnh, hai thế lực khác nhau, đố kỵ nhau, chống đối nhau: là bóng tối và ánh sáng, là tội lỗi và thánh thiện, là dơ bẩn và trong sạch, là hiền lành và gian ác. vv..  theo nguyên lý tự nhiên trong trời đất, hai thế lực này luôn khử trừ nhau, và Chánh tà bất lưỡng lập. Có bóng tối thì sẽ không có ánh sáng; nơi nào tội lỗi chế ngự, thì sẽ mất đi sự thánh thiện, hoặc ngược lại có thánh thiện thì tội lỗi sẽ bị khống chế. Tuy nhiên, một khi tôi lỗi đã xâm nhập vào mảnh ruộng của tâm hồn, thì tự sức ta không thể loại trừ được chúng một cách triệt để được nếu như ta không có được sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Vì như Thánh Phaolo đã minh định: “Điều tôi không muốn làm thì tôi lại làm”. Vì thế, thái độ quyết định của chủ ruộng trong Tin mừng hôm nay muốn nhắc nhở chúng ta một số điều sau.

Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ về hai  mảnh ruộng khác nhau nhưng luôn cùng hiện diện trong cuộc sống của chúng ta:

Mảnh ruộng trong tâm hồn.

             Là một người kito hữu, ngay từ khi mới được sinh ra, chúng ta đã đươc lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Ý nghĩa của Bí tích là dìm sự sống của ta vào dòng nước của Thánh Thần, để Thánh Thần thanh tẩy chúng ta khỏi những vết nhơ của tội Tổ tông truyền. Và cũng kể từ đây, sự sống của ta thuộc trọn về Thiên Chúa cách trọn vẹn. Chiếc áo trắng ngày lãnh Bí tích thanh tẩy nói lên sự trong trắng tinh tuyền để thuộc trọn về Chúa và tránh xa những gi thuộc về ma quỷ. Do đó, mảnh ruộng trong tâm hồn của chúng ta luôn cần phải tinh tuyền trong trắng để xứng đáng là đền thờ của Chúa Thánh Thần ngự, mà như thế, chính bản thân ta phải chiến đấu để diệt trừ mọi thứ cỏ lùng của sự đam mê, của những yếu đuối tội lỗi do ma quỷ gieo vãi vào hàng giây hằng phút như “ ma quỷ như sư tử rình mồi cắn phá”. Nếu chúng ta đánh mất đi cảm thức về tội lỗi, thì cũng là lúc tạo điều kiện cho ma quỷ như kẻ thù nhảy vào và gieo vãi những thứ độc hại và giết chết tâm hồn chúng ta. Vì thế, trên mặt trận này, chúng ta phải ra sức hợp tác với ơn Chúa Thánh Thần để chiến đấu một mất một còn với thế lực xấu, vì chánh tà bất lưỡng lập. Muốn thuộc trọn về Chúa và có được sự sống đời đời thì phải chiến đấu và diệt trừ tội lỗi cách triệt để mà thôi.

Mảnh ruộng xã hội trần gian.

             Chúng ta phải nhận thấy thực tại này: Cỏ lùng và lúa là hai hình ảnh, hai thế lực khác nhau, đố kỵ nhau, chống đối nhau: là bóng tối và ánh sáng, là tội lỗi và thánh thiện, là dơ bẩn và trong sạch, là hiền lành và gian ác. vv..  theo nguyên lý tự nhiên trong trời đất, hai thế lực này luôn khử trừ nhau, và Chánh tà bất lưỡng lập. Có bóng tối thì sẽ không có ánh sáng; nơi nào tội lỗi chế ngự, thì sẽ mất đi sự thánh thiện, hoặc ngược lại có thánh thiện thì tội lỗi sẽ bị khống chế. Tuy nhiên, một khi tội lỗi đã xâm nhập vào mảnh ruộng của tâm hồn, thì tự sức ta không thể loại trừ được chúng một cách triệt để được nếu như ta không có được sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Vì như Thánh Phaolo đã minh định: “Điều tôi không muốn làm thì tôi lại làm”. Vì thế, thái độ quyết định của chủ ruộng trong Tin mừng hôm nay muốn nhắc nhở chúng ta một số điều sau.

            Thứ nhất, dụ ngôn muốn nhắc nhở ta rằng: Luôn có một thế lực thù nghịch ở trong thế gian, nó tìm kiếm và chờ đợi để phá hủy hạt giống tốt. Thế lực này có mặt khắp nơi: trong gia đình, cộng đoàn, trong cùng một lớp tu.vv, nó luôn là mối hiểm họa gây chia rẽ, hận thù. Từ bài học này nhắc nhở ta phải luôn cảnh giác, không để tinh thần Lời Chúa ở trong ta bị bóp méo.

            Thứ đến. Nó dạy chúng ta rằng, khó có thể phân biệt được người thuộc về Nước Trời hay không thuộc Nước Trời. Quả thật, phải sống trong một thế giới thật giả lẫn  lộn thì khó có thể phân biệt được đâu là con cái của Thiên Chúa thật. Có những người bề ngoài xem ra đạo đức nhưng cách sống thi không tốt, ngược lại có người nhìn không mấy thiện cảm, nhưng cuộc sống đầy bác ái và yêu thương giúp đỡ phục vụ mọi người. Vì thế, Chúa Giesu đã dạy: (Lc 6,36)

           Kế đó, nó dạy ta không nên kết án vội vàng, vì  một  người có thể phạm một lỗi lầm lớn, và họ được cứu chuộc bởi ân sủng của Chúa, rồi người ấy chuộc lại lỗi lầm bằng cách sống tốt cuộc đời còn lại. Ngược lại, một kẻ xem ra khả kính bất ngờ sa vào tội lỗi làm đổ vỡ tất cả… có thể chứng minh bằng hình ảnh của Thánh nữ Maria Madalena hay hình ảnh của người giàu lên đền.. Bởi thế, Chúa Giesu đã dạy: “Anh em không được xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Lc 6,36). Hẳn thật, chỉ có Thiên Chúa mới có thể phân biệt tốt xấu, chỉ có Thiên Chúa mới nhìn thấu toàn diện con người.

Tóm lại:  dụ ngôn này muốn nhắn gởi ta ba điều.

Không được phép xét đoán vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đó. Như thế, ta càng không có quyền bắt người khác phải sống theo ý của mình. Vì não trạng cực đoan là sản phẩm từ bộ óc ích kỷ và kiêu ngạo tạo nên.

Ta học thái độ kiên nhẫn nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn kiên nhẫn chờ đợi cho đến ngày cuối cùng để phân biệt người lành kẻ dữ. Ta học sự kiên nhẫn nơi Chúa qua việc liên lủy cầu nguyện và đối thoại với Thiên Chúa

Cuối cùng, ta không nên để trong lòng ngọn lửa sân hận hoặc thù nghịch với những người không cùng tôn giáo hoặc bất đồng giáo lý. Hãy dùng tình thương và lòng quảng đại để đến với họ. Vì chỉ có tình thương thật mới biến mọi cái “có” thành “không”. Nghĩa là mọi tranh chấp, đố kỵ.. đều trở thành bình thường  không đáng chấp tội. Chính trái tim đầy xót thương của Chúa Giesu là mẫu gương  để ta noi theo nhờ đó, ta mới có khả năng biến không thành có, nghĩa là mọi thù ngịch đều trở thành đối tượng để ta trân trọng và yêu mến. Như st Theresa đã khẳng định. Tình yêu là tất cả, nó có đủ sức mạnh để sô đổ, và biến đổi kẻ thù nghịch trở thành bạn hữu, kẻ tội lỗi trở nên thánh thiện.

Lạy Chúa, con chúc tụng Chúa là Thiên Chúa nhân từ và kiên nhẫn. Bởi vì, Chúa là Đấng Toàn năng, nhưng lại xét sử con người cách đại độ và nhân từ. Xin cho con có được lòng nhân từ và quảng đại của Chúa để con biết kiên nhẫn và luôn biết sẵn sàng tha thứ cho mọi người và dành cho họ cơ hội để sửa đổi.

Bởi vì:

“ Ở đời ganh ghét, chẳng được chi

Thù hận hại nhau, chẳng được gì

Xã hội bao la, người mỗi tính

Rộng lượng bao dung, bớt sầu bi

Những người hiểu biết, gạt sân si

Kẻ kém nhận thức, hay so bì

Học nhiều, học ít không quan trọng

Hơn nhau đạo đức, mặt lễ nghi

Giỏi thì làm tướng, dốt cu li

Đèn ai nấy sáng, chớ khinh khi

Hơn thua đức độ, tâm hiếu nghĩa

Giàu, giỏi, hẹp tâm cũng vứt đi.”

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18: Chúa Giêsu – Mục Tử của các mục tử

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18 Chúa Giêsu Mục Tử Của Các Mục Tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để diễn tả mối...

Chúa Nhật IV PS, B, Ga 10,11-18: Đan sĩ với sứ vụ mục tử

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH ĐAN SĨ VỚI SỨ VỤ MỤC TỬ (Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18) M. Mazzarello, CĐ Phước Thiên Phụng vụ...

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...