Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

CHIA SẺ LỄ GIÁNG SINH, THIÊN CHÚA ĐÃ “CHỌN” VÀ “LÀM” (Minh An)

Hình ảnh có liên quan

THIÊN CHÚA ĐÃ “CHỌN” VÀ “LÀM”

Ga 1, 1-18 

Lễ Chúa Giáng Sinh là lễ của niềm vui. Mà quả đúng là vui thật, vì con người được Thiên Chúa yêu thương, được nâng lên địa vị cao trọng như các thiên thần. Và cũng có thể nói, lễ Chúa Giáng Sinh là lễ của phẩm giá con người, vì Chúa xuống trần gian để nâng cao phẩm giá của con người, sau khi con người đã đánh mất nhân phẩm do không tuân lệnh ý Chúa. Chúa đã làm người để cho con người được kính trọng vì đã được nâng lên làm con Thiên Chúa.

Nhưng cách mà Thiên Chúa đã “CHỌN” và đã “LÀM” lại là một điều rất kỳ thú mà con người khó hiểu cho thấu, xét cho tỏ tường: 

1. Thiên Chúa đã “CHỌN

Điều kỳ diệu và khó hiểu đầu tiên là: Thiên Chúa đã chọn cung lòng Đức Maria để nhập thể, làm người. Thật là khó hiểu quá! Thiên Chúa đã chọn một người nữ do chính mình tạo nên từ cát bụi để làm mẹ của Đấng Cứu Thế. Hay nói khác đi, Thiên Chúa lựa chọn một người nữ “xác thịt” để sinh- dưỡng Con của Ngài trong thế giới nhân loại:“Này đây, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23).

Thiên Chúa đã chọn Đức Maria làm Mẹ Chúa Cứu Thế là vì Ngài quá yêu thương loài người, và muốn nâng phẩm giá con người đạt đến mức cao nhất như thuở ban đầu trong vườn địa đàng. Con người đã đánh mất nhân phẩm từ khi ông bà nguyên tổ đã không vâng phục Ngài, không theo thánh ý Ngài, đã phạm đến lề luật của Ngài (ăn trái cấm, x St 3, 1- 24). Như thế, rõ ràng Thiên Chúa đã yêu nhân loại và chọn giữa nhân loại một người nữ để hợp tác với Ngài trong việc cứu chuộc con người.

Chúng ta cũng được mời gọi phải biết mở lòng ra để đón nhận ơn thánh, biết sống đẹp lòng Chúa như Mẹ Maria, và sẵn sàng cưu mang Chúa trong lòng và chuyển thông ân sủng của Chúa cho thế giới hôm nay.

Điều kỳ diệu thứ hai là: Thiên Chúa đã chọn hang đá Bêlem để sinh ra và chọn máng cỏ để nằm. Điều khó hiểu cho loài người là tại sao một Thiên Chúa quyền uy, cao cả, giàu có hơn hết… nhưng khi sinh ra lại chọn hang đá nghèo nàn nơi chỉ dành cho súc vật nghỉ ngơi, và chọn máng cỏ để nằm thay cho giường chiếu, lụa là gấm vóc? Cách Thiên Chúa chọn đúng là khó hiểu! “Bà Maria sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con rồi đặt nằm trong máng cỏ” ( Lc 2, 7).

Cách Thiên Chúa chọn sinh ra nơi hang đá nghèo hèn, nằm trong máng cỏ đơn sơ là dấu chỉ để loài người nhận biết Ngài là Thiên Chúa của yêu thương, Thiên Chúa của những người nghèo khổ và bất hạnh, chính Ngài đã trở nên nghèo để con người nhận được sự giàu có nơi Thiên Chúa: “Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr 8,9).

Điều lạ kỳ diệu thứ ba là: Thiên Chúa đã chọn Gioan Tiền hô làm người dọn đường cho Ngài. Thật lạ kỳ, một Thiên Chúa đầy quyền thế, có thể làm được mọi sự, thông biết mọi điều… nhưng trước khi xuất hiện để thi hành sứ vụ, lại phải nhờ đến vị Gioan tiền hô dọn đường cho Ngài, giới thiệu Ngài cho dân chúng “Có một người được Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin…Ông Gioan làm chứng về Người, ông tuyên bố: đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi” ( Ga 1, 6-7. 15).

Thiên Chúa đã chọn Gioan làm chứng cho Ngài, vì có lẽ Ngài muốn trong mọi hòan cảnh của cuộc sống, cần có những ngôn sứ, hay những chứng nhân đích thực giới thiệu về Ngài cho muôn dân biết và đón nhận. Đón nhận Ngài là đón nhận ánh sáng chân lý từ trời cao ban xuống: “Ông Gioan đến để làm chứng về ánh sáng. Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đã đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,8-9), đón nhận Ngài là đón nhận sự sống đời đời.

Thiên Chúa luôn kêu gọi chúng ta làm ngôn sứ, làm chứng nhân cho Ngài, chúng ta có dám đón nhận sứ vụ ấy để mang ánh sáng và chân lý của Chúa đến cho muôn dân hay không? 

2 . Thiên Chúa đã “LÀM”

Điều kỳ diệu và vĩ đại nhất có lẽ là mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người và sống giữa thế gian như bao người khác: “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1, 14). Gioan không những chỉ cảm nghiệm được điều “vi diệu” này, nhưng ông còn khẳng định đã nhìn thấy: “chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người.” Điều này nói đến một sự chắc chắn, và hiện thực. Ngôi Lời là Thên Chúa nên là căn nguyên của sự hiện hữu của con người và thế giới, nhưng đã trở nên “người phàm” như chúng ta, được sinh ra bởi một người nữ, mang thân phận một hài nhi nhỏ bé, yếu ớt… nói lên sự chấp nhận hữu hạn như con người. Đó là Mầu Nhiệm.

Tuy nhiên, Thiên Chúa đã làm người và sống giữa muôn người, sống hòa đồng với con người, sống như con người đã sống, ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4, 15). Nhưng điều cao quý và trở nên mầu nhiệm hơn là Chúa làm người và nhận lấy cái chết nhục nhã trên thập giá là vì con người, vì cứu chuộc con người khỏi tội lỗi, Chúa nhận lấy đau khổ để cho con người đạt đến sự vinh quang: “Vinh quang của ta là thập giá Đức Kitô, nơi Người, ơn cứu độ của ta, phục sinh của ta, nhờ Chúa ta được ơn cứu chuộc, nhờ Chúa ta được giải thoát ”(x. Lời ca đi đàng thánh giá, thứ 6, TT).

Như thế, ta cũng có thể nói được rằng, cốt lõi của việc Chúa làm người là để con người ta được “làm chúa”. “Làm Chúa” không có nghĩa là đóng vai thế Chúa, thay vai trò và bản tính của Chúa, nhưng là con người được nâng cao lên đúng với nhân phẩm và xứng đáng với ơn Chúa tặng ban là làm con cái của Ngài, luôn có ngài ngự trị trong tâm hồn và đồng hành trên mọi bước đường của cuộc sống. Chính thánh Phaolô đã cảm nhận được cách sâu xa về ơn gọi được “làm chúa” của mình qua cách ngài diễn tả: “Này tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô đang sống trong tôi. Hiện nay, tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” ( Gl 2, 20).

Chính Chúa sống trong ta và ta sống trong Chúa như thánh Phaolô nói, đã chứng mình được rằng Chúa làm người trong ta và ta được lớn lên trong Chúa. Hay nói khác đi, Chúa đã làm người và để con người được “làm chúa”.

Tắt một lời, lễ Giáng Sinh là lễ của niềm vui, không những chúng ta chỉ vui vì đón nhận được ân sủng của Chúa qua những cánh thiệp mừng, qua những lời cầu chúc, qua những bữa tiệc liên hoan với anh chị em của mình, nhưng chúng ta vui mừng hớn hở với cách Thiên Chúa đã “CHỌN” và đã “LÀM” để mang đến ơn cứu độ cho con người: “Ta đến cho đòan chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Chúng ta cũng được mời gọi hãy “Chọn” và hãy “Làm”… những gì…đem lại lợi ích thiêng liêng cho tha nhân của chúng ta. Đó chính là món quà quý giá nhất chúng ta trao cho nhau trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh.

Minh An.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia Đình Thánh Gia: Mẫu Gương Yêu Thương và Hiệp Nhất

LỄ THÁNH GIA THẤT ( Lc 2, 41- 52)  Đan viện Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...