Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

CHIA SẺ TIN MỪNG Lc 12, 49-53

CHIA SẺ TIN MỪNG Lc 12, 49-53

  1. Phaolo Định

          Kính thưa viện phụ và cộng đoàn phụng vụ thân mến. Chúng ta đang trong những ngày tĩnh tâm hồng phúc. Đây là cơ hội để chúng ta (reset lại, update), làm mới, chỉnh đốn lại cuộc sống tương quan của mỗi người với Chúa, với chính mình và với tha nhân. Trong tinh thần và dưới ánh sáng của bài Tin Mừng hôm nay con xin được chia sẻ vài tâm tình với cộng đoàn. Tin Mừng Thánh sử Luca vừa thuật lại cho chúng ta là một trong những đoạn Thánh Kinh gây cho độc giả nhiều suy nghĩ nhất. Trong khi TM. Luca được gọi là TM. của lòng thương xót mà hôm nay ĐGS lại làm cho chúng ta phải sửng sốt khi nghe những lời rất khó hiểu, chướng tai. Vậy con xin được chia sẻ với cộng đoàn 3 động từ: ném lửa, chịu phép rửa và gây chia rẽ.

         Trước tiên xin được tìm hiểu về động từ ném lửa:

         Theo các thánh giáo phụ như Gregorio Cả, Ambrosio, Cyrillo Alexandria, Gieronimo… thì lửa này được hiểu là Chúa Thánh Thần. Như thế là có thể hiểu hành động ném lửa của ĐGS như việc ban Thần Khí của Ngài xuống trên thế giới và muốn cho lửa này bùng lên.

         Còn theo chú giải của nhóm CGKPV. thì đối với ĐGS, lửa ở đây có thể là lửa kèm theo cuộc phán xét, như được mô tả trong các hình ảnh cánh chung như ở Is 66,15-16: Vì này đây, ĐỨC CHÚA ngự đến trong lửa, xa giá của Người như thể cuồng phong, để trút cơn giận trong trận lôi đình, và lời đe doạ trong ngọn lửa thiêu. Vì ĐỨC CHÚA sẽ dùng lửa và lưỡi kiếm mà xét xử mọi người phàm. Hay như trong Ed 38,22; Mlk 3,19 cũng nói lên hình ảnh về cuộc phán xét.

        Có nhiều tác giả chú giải lại cho lửa này như là công trình cứu độ của Chúa Kitô. Lửa thanh tẩy và hâm nóng các linh hồn, một ngọn lửa được thắp sáng lên nơi thập giá.[1] Và quả thật, suốt hành trình rao giảng công khai, ĐGS đã đem ngọn lửa yêu thương của Ngài đến với những nơi mà ngài đã đi qua, với những con người mà Ngài gặp gỡ, Ngài chia sẻ, giảng Lời của TC, ban lương thực, chữa lành những kẻ ốm đau bệnh tật, và tình yêu cao cả nhất, ngọn lửa yêu của Ngài bùng cháy trọn vẹn trong hiến tế hy sinh trên Thập giá, đó là hiến lễ cao đẹp nhất của ngọn lửa mà Ngài đã thắp lên và làm cho bùng cháy.

          Cũng vậy, mỗi người chúng ta cũng nhận được lửa từ Lời của Chúa thì chính chúng ta cũng phải thắp ngọn lửa đó sáng lên chứ không phải để dưới đáy thùng chỉ chiếu cho chính mình. Quả thật, nếu chúng ta thắp lên nơi chính mình và nơi anh em ngọn lửa nào thì chúng ta sẽ nhận lại hiệu quả hoặc hậu quả của ngọn lửa đó. Nếu tôi sống chia sẻ, thắp lên ngọn lửa yêu thương, tôn trọng, xây dựng tình anh em trong cộng đoàn thì tôi cũng nhận lại được ánh lửa yêu thương và chia sẻ mà anh em dành cho tôi. Nếu tôi thắp lên ngọn lửa ganh tỵ, đố kỵ, giận hờn, gây bất hòa, chia rẽ, xung khắc thì tôi cũng sẽ nhận lại ngọn lửa của tủi hờn, buồn khổ và chất lên đầu mình những đau khổ và bệnh tật.

          Giáo lý nhà phật có câu: “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay chính Chúa cũng đã khẳng định trong Tin Mừng: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa” (Mc 4,24). Chúa đã ném lửa yêu thương, lửa nhiệt thành, lửa bác ái thì Ngài cũng dạy chúng ta hãy nhận lấy từ Ngài ngọn lửa đó mà gieo, thắp sáng nó cho tha nhân. Nếu chúng ta thay vì tung gieo tình yêu thương lại ném bùn vào người khác thì chính tôi là người bị vấy bẩn trước tiên. Trái lại, thay vì ném những ngọn lửa cay nghiệt hãy nói những lời nói yêu thương. Vậy chúng ta hãy ở lại trong lò lửa của Chúa Thánh Thần để được nên một với lửa. Có như vậy thì theo ngôn ngữ của Đức Phanxicô, ngọn lửa của chúng ta mới đủ nóng, đủ ấm để sưởi ấm cho tha nhân được.

          Tiếp theo con xin được chia sẻ về động từ thứ hai chịu phép rửa:

          Cũng theo chú giải của nhóm CGKPV thì ở Lc 12,50: Thầy còn một phép rửa phải chịu” cho thấy một biến cố sắp xảy ra cho ĐGS. Có thể ở đây Lc còn ám chỉ phép rửa trong Thánh Thần và lửa, diễn ra trong ngày lễ Ngũ Tuần (X, Lc 3,16 và Cv 2,3.19). Còn ở Mc 10,38 còn cho thấy phép rửa đi đôi với chén gợi ý tử đạo. Như vậy, theo các bản văn Tin Mừng cho chúng ta thấy ĐGS có tới 2 lần chịu phép rửa. Lần thứ nhất trong Mc 1,7-11 Ngài được Gioan làm phép rửa trong sông Giođan và lần thứ hai chính là phép rửa mà Ngài sẽ phải chịu lấy, đó là cuộc tử nạn sắp xảy đến cho Ngài, phép rửa cuộc đời, phép rửa bằng giá máu, của cái chết vì yêu thương. Vậy, đứng trước phép rửa mà Ngài nói với các môn đệ là chén đắng thì ĐGS có thái độ nào? Ở đây chúng ta thấy ĐGS đón nhận phép rửa một cách tích cực vì biết rằng đó là thánh ý Cha: và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!

           Như vậy, nếu chính Chúa cũng đã chịu 2 phép rửa thì chính mỗi Kitô hữu chúng ta là môn đệ của Ngài cũng phải chịu 2 phép rửa. Phép rửa gia nhập Hội Thánh Chúa và phép rửa cuộc đời. Là môn đệ của Chúa thì chúng ta cũng phải chịu phép rửa mà Thầy của mình phải chịu và cũng phải uống chén mà Thầy đã uống. Đó là cái giá của tình yêu, không thể có sự lựa chọn nào khác.

           Sau cùng là động từ gây chia rẽ:

           Ở bản văn Mt 10,34 diễn tả cụ thể hơn: “Ta đến không phải đem bình an mà là đem gươm giáo”. TM Luca trình bày sự bình an như là ân huệ tuyệt hảo thời thiên sai (Lc 1,79). Ở đây, sự phủ nhận có tính cách nghịch lý của ĐGS cho thấy sự bình an, hòa bình do Ngài mang đến không có tính trần thế, không phải là thứ bình an thể lý và dễ dàng sở đạt mà các ngôn sứ giả mơ ước (Gr 6,14; 8,11; Is 13,10). Chính ngôn sứ Simêon cũng đã nói tiên tri Ngài sẽ là duyên cớ cho nhiều người trong Israel ngã xuống hay đứng lên và còn là dấu hiệu cho người đời chống báng (Lc 2,34). Thật vậy, Trong truyền thống các ngôn sứ, sự chia rẽ là một nét trong những đau khổ thời sau hết. Cách miêu tả về chia rẽ trong gia đình khởi hứng từ lời ngôn sứ Mk 7,6: “Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ, nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà lại hoá ra thù địch”. Và  trong (x. Kg 2,22; Mlk 3,24) mang ý nghĩa của một sự bắt bớ vào thời sau hết. Và ở Lc 21,16 ĐGS sẽ nhắc lại điều đó: “Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em”.

Qua những gì con trình bày trên cho chúng ta thấy, bình an của Chúa không phải là thứ bình an giả tạo mà con người đang tìm kiếm nhưng là thứ bình an cần phải chiến đấu chống lại chính mình, chống lại những đam mê xấu, chống lại khuynh hướng xấu xa của tội lỗi mà chính con người ngay từ trong gia đình, trong cộng đoàn đã gây ra cho nhau.

            Như vậy, Kính thưa cộng đoàn, qua Lời Chúa hôm nay con xin được rút ra những sứ điệp mà Chúa muốn nhắn nhủ với chúng ta hôm nay. Có một thực tế phũ phàng là thế giới đang ngày càng thu hẹp lại, xích gần nhau hơn nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông, phương tiện chuyên chở… thì chủ nghĩa cá nhân lại được đề cao tới mức thái quá, con người sống ích kỷ, thích riêng rẽ, thích tự cô lập chính mình trong những căn phòng đầy tiện nghi. Thay vì sưởi ấm mình trong lò lửa tình yêu thương của Chúa, của anh em, của cộng đoàn thì tôi lại đi tìm những ngọn lửa độc hại bên ngoài, để rồi cảm thấy đời sống cộng đoàn sao mà nhạt nhẽo, không cảm nhận được sức nóng của ngọn lửa ấm áp của cộng đoàn. Bởi vì sao? Bởi vì chính tôi đang tự tách mình ra khỏi lò lửa. Thử hỏi nếu một que củi đang cháy mà tách ra khỏi lò thì nó có thể tự cháy được nữa hay không? Chắc chắn là không rồi. Nó sẽ từ từ tắt lịm. Lời Chúa hôm nay thực sự là một lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Liệu tôi còn ở trong lò lửa của Chúa, của cộng đoàn, cùng với anh em của anh em tôi?

           Như vậy, thế giới này, cộng đoàn này, gia đình tôi, bản thân tôi, anh em tôi có bình an hay chia rẽ, hòa thuận hay bất hòa; vui vẻ hạnh phúc hay là bất an, đau khổ thì một phần hệ tại ở việc tôi đã đón nhận phép rửa cuộc đời này như thế nào, tôi đã gieo, đã ném ngọn lửa nào vào cộng đoàn này, gia đình này, vào anh em của tôi! Tôi đã chịu phép rửa cuộc đời với thái độ khắc khoải như Chúa hay chưa!.Nếu tôi tặng anh em hoa hồng yêu thương, của chia sẻ, bác ái, vị tha, nói những lời động viên khích lệ, phục vụ anh em tôi thì người được ngửi mùi thơm trước tiên là chính tôi. Nếu tôi thực hành như vậy thì chính tôi đang làm cho ngọn lửa của Chúa Giêsu lan tỏa và bùng lên như ước muốn của Ngài (Lc 12,49).

 

[1] X. Stabenbauer, Harington. BJ, Osty vv; x. Ga 12,32.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...

Thứ 4, Tuần XXV TN, Lc 9,1-6: Sống là vì sứ vụ

    SỐNG LÀ VÌ SỨ VỤ Bài suy niệm Tin Mừng Thứ tư Tuần 25 mùa Thường niên (Lc 9,1-6) M. Nguyen Sy, TP Bài Tin Mừng hôm nay,...

Thứ 3 Tuần XXV Thường Niên – Lc 8,19-21: Thành viên đích thực trong gia đình Chúa

  THÀNH VIÊN ĐÍCH THỰC TRONG GIA ĐÌNH CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ giã Đức Maria Thân Mẫu và gia đình quyến...

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...