Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHỖ DỰA VỮNG BỀN – TUẦN XXVIII-thứ Bảy – VP Duyên Thập Tự

TN-197-TUẦN XXVIII-thứ Bảy

CHỖ DỰA VỮNG BỀN
(Rm 4,13.16-18 / Lc 12,8-12)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm qua, chúng ta đã suy niệm về “hạnh phúc của người tin” khi nhấn mạnh đến đức tin cho phép chúng ta nhận ra rằng chúng ta được nên công chính là do Thiên Chúa và rằng đức tin giúp chúng ta vượt thắng sợ hãi. Hôm nay, các bài Lời Chúa tiếp tục gợi mở về đức tin như “CHỖ DỰA VỮNG BỀN”. Chỗ dựa vững bền đã được trải nghiệm bởi tổ phụ Áp-ra-ham khi cùng bước đi với Thiên Chúa, và bởi các môn đệ khi họ đặt đức tin của mình vào Chúa Giê-su Ki-tô và vào Chúa Thánh Thần. Đức tin cũng phải trở thành “CHỖ DỰA VỮNG CHẮC” cho cuộc sống Ki-tô của chúng ta, nếu chúng ta muốn hoàn tất tốt đẹp hành trình cuộc sống.

1. VẪN TRÔNG CẬY VÀ VỮNG TIN
Chúng ta tiếp tục với đức tin của ông Áp-ra-ham. Trích đoạn thư Rô-ma chương 4, câu 13 và từ câu 16 đến 18, làm nổi bật đặc tính của đức tin nơi ông Áp-ra-ham: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin”. Mệnh đề này diễn tả đức tin của ông Áp-ra-ham như là một sự dấn thân tuyệt đối vào cuộc phiêu lưu với Thiên Chúa. Trong cuộc phiêu lưu này, đức tin là chỗ dựa bền vững. Và đó cũng là điều nối kết chúng ta với ông Áp-ra-ham. Ông là tổ phụ của những người tin, là tổ phụ của chúng ta với tư cách là những người tin. Điều đó muốn diễn tả gì?
Ông Áp-ra-ham là tổ phụ của chúng ta, bởi vì Thiên Chúa hiện diện ở trung tâm cuộc đời của ông cũng như của chúng ta. Cuộc đời của ông quy hướng về Thiên Chúa và những gì liên quan đến Thiên Chúa. Đức tin dẫn ông đến chính trung tâm này, một trung tâm điều hướng trọn cuộc đời ông. Trung tâm này bền vững làm đức tin ông vững bền.
Ông Áp-ra-ham là tổ phụ của chúng ta theo nghĩa ông dạy chúng ta con đường sự sống. Tất cả cuộc đời của ông chỉ tồn tại nơi một mình Thiên Chúa. Ông đi theo Thiên Chúa tới cùng. Thiên Chúa là sự sống của ông và của cuộc đời ông. Đức tin dẫn ông đi vào Thiên Chúa của sự sống. Chúng ta cũng đi trên hành trình này, hành trình của đức tin mang lại sự sống.
Như vậy, nhờ đức tin mà chúng ta nhìn nhận ông Áp-ra-ham là tổ phụ chúng ta, bởi vì ông là khách hành hương vì đức tin (x.Dt 11,13-16). Đó là một đức tin sống động và trở thành sợi chỉ xuyên suốt cuộc hành trình của ông. Ông là tổ phụ chúng ta về sự sẵn sàng mở rộng cõi lòng để đi từ đức tin đến đức cậy.
Kinh nghiệm của tổ phụ Áp-ra-ham gợi mở cho chúng ta trong hành trình đời Ki-tô hữu. Chúng ta đã có trải nghiệm về những cảm xúc dạt dào, những tình cảm nồng cháy, những sống sắng trào dâng… Những thứ đó tốt, nhưng sẽ chóng qua và mau tàn. Chỉ đức tin tồn tại như một nền tảng vững bền giúp chúng ta bước đi và tiếp tục cho tới đích. Thánh Phao-lô đã hiểu thế nào về tầm quan trọng của đức tin: “Tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững đức tin” (2Tm 4,6-7).
Ước gì chúng ta cũng đi theo Thiên Chúa trong cuộc phiêu lưu của Người. Đức tin chính là chỗ dựa vững bền để ông Áp-ra-ham và chúng ta đi trên hành trình “nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống”.

2. CON NGƯỜI TUYÊN BỐ NHẬN NGƯỜI ẤY
Đức tin là chỗ dựa vững bền khi các môn đệ của Chúa Giê-su nghe Người nói: “Thầy nói cho anh em biết: Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa”. Chúa cũng nói đến trường hợp ngược lại. Chúng ta dừng lại nơi trường hợp thứ nhất, đó là sự tuyên bố nhận. Khi tuyên xưng Chúa Giê-su trước mặt thiên hạ, các môn đệ thể hiện vai trò chứng nhân của Chúa và về Chúa. Đây không chỉ là chu toàn mệnh lệnh của Chúa – anh em trở thành chứng nhân của Thầy – mà còn phát xuất từ tình yêu đối với Thầy của mình. Khi yêu ai, người ta thường nói nhiều về người ấy. Chúa Giê-su đón nhận chứng tá của các môn đệ của mình, và chính Người cũng sẽ đón nhận các môn đệ vào ngày các ông đi qua khỏi đời này đến với Người trong Nhà Chúa Cha. Khi nói với các môn đệ những lời trên, Chúa muốn các môn đệ xác tín vào sự trung tín của Chúa. Và chính đức tin vào sự trung tín của Chúa là nền tảng vững bền cho sự dấn thân theo Chúa đến cùng của các ông.
Thánh Phao-lô cũng đã cảm nghiệm mạnh mẽ điều này khi ngài tuyên bố: “Ai có thể kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể phân rẽ chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô?” (Rm 8,34-35). Đây cũng là đức tin của chúng ta vào Chúa Ki-tô. Nếu cuộc đời Ki-tô hữu của chúng ta là một chứng tá về Chúa, chắc chắn Chúa sẽ đón nhận chúng ta vào Nước vinh hiển của Người. Đức tin của chúng ta vào Chúa Giê-su phải thật sự vững bền trong mọi biến cố và trải dài suốt cuộc đời. Như vậy, đời sống hiện tại của chúng ta phải diễn tả sự chúng ta thuộc về Chúa và tuyên xưng Chúa trước mặt mọi người bằng nhiều phương thức khác nhau.

3. THÁNH THẦN SẼ DẠY
Trong trích đoạn Tin Mừng, Chúa Giê-su cũng nói đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong những hoàn cảnh thử thách như khi bị điệu ra trước toà, trước những người lãnh đạo và quan quyền. Chúa khuyên các môn đệ: “anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy anh em biết những điều phải nói”. Khi nói với các môn đệ những lời này, Chúa muốn các ông có một đức tin vững bền vào Chúa Thánh Thần, Đấng luôn đồng hành với các ông trong mọi tình huống trong công cuộc làm chứng cho Chúa. Sau này, trong buổi Tiệc Ly, Chúa sẽ nói rõ hơn về Chúa Thánh Thần: “Nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Đấng Bào Chữa đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử…” (Ga 16,7-9). Ai sẽ lên tiếng nếu không phải là chính Chúa Thánh Thần qua tiếng nói của các môn đệ. Chính điều này làm cho các môn đệ vững tin. Chúng ta thấy rõ tác động của Chúa Thánh Thần trên các môn đệ từ ngày lễ Ngũ Tuần và sau đó khi các ông làm chứng cho Chúa Phục Sinh.
Chúng ta tin rằng Chúa Thánh Thần vẫn luôn hoạt động trong Giáo Hội, trong các chứng nhân của Chúa Giê-su. Dù trong Giáo Hội luôn có những vấn đề và bóng tối tội lỗi của con cái Giáo Hội, nhưng Chúa Thánh Thần vẫn luôn hiện diện và hoạt động. Đây phải là niềm tin vững bền của chúng ta. Và ngay chính nơi bản thân, chúng ta cũng nghiệm thấy sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần. Điều quan trọng là chúng ta hãy xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần và dành cho Người tất cả sự tự do để Người hành động.
Lời Chúa hôm qua và hôm nay đề cập về đức tin. Đối tượng đức tin của chúng ta là Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta tin vững vàng rằng Chúa Cha yêu thương và chăm sóc chúng ta với tất cả tình phụ tử, rằng Chúa Giê-su trung tín với chúng ta suốt hành trình dương thế và khi đến Nhà của Cha trên trời, rằng Chúa Thánh Thần đồng hành với chúng ta trong mọi biến cố của cuộc sống. Đức tin vào Chúa Ba Ngôi phải vững bền để cuộc sống Ki-tô hữu của chúng ta được xây dựng vững chắc trên nền tảng kiên cố là chính đức tin mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...