Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHOÁNG!!! – TN-TUẦN XXII-thứ Năm – Vp. Duyên Thập Tự

TN-153-TN-TUẦN XXII-thứ năm-

CHOÁNG!!!

(Cl 1,9-14 / Lc 5,1-11)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Ai trong chúng ta cũng đã trải nghiệm về cảm giác “CHOÁNG”. Đó là cái choáng về phương diện thể lý khi thân xác tiếp xúc với một điều gì đó vượt quá sức chịu đựng của nó, như khi đôi mắt nhìn vào ánh sáng cực mạnh. Đó cũng là cái choáng mang chất tâm lý khi đối diện với những hiện tượng xảy ra bất thình lình mà không ngờ tới, như biết bản thân nhiễm một căn bệnh nặng nguy cơ đến tính mạng. Đó cũng là cái choáng trong phạm vi tâm linh khi đứng trước một sự kiện vượt quá tự nhiên, như khi bản thân hiện diện trước sự thánh thiện của Thiên Chúa. Những loại choáng đó cần thiết cho chúng ta để nhận ra giới hạn bản thân và đồng thời mở ra cho những gì đang kêu mời tiến lên hơn, vươn cao hơn và trở nên mạnh mẽ hơn.

Trong trích đoạn Tin Mừng, thánh sử Lu-ca trình thuật việc Chúa Giê-su mượn chiếc thuyền của ông Si-môn – tức là Phê-rô – để từ nơi đó Người giảng dạy cho dân chúng, vì ở trên thuyền vừa tránh được đám đông chen lấn vừa dễ ngỏ lời với họ nhờ gió thổi vào bờ mang theo âm thanh. Sau giờ giảng dạy, Chúa nói ông Si-môn ra chỗ nước sâu đánh cá. Tuy vất vả cả đêm mà không được con cá nào, ông Phê-rô cũng vâng lời Chúa. Và sự kiện xảy ra là một mẻ cá rất lớn được chất đầy trong hai chiếc thuyền. Còn trong trích đoạn thư Cô-lô-xê chương 1 từ câu 9 đến 14, thánh Phao-lô nêu lên những thực tại cao siêu mà Ki-tô hữu được kêu mời đạt đến.

Hai bài đọc Lời Chúa hôm nay cho tôi thấy một vài yếu tố tạo nên hiện tượng “CHOÁNG” nơi những người liên quan trong câu chuyện được tường thuật, và mời gọi tôi nâng tầm nhìn, nâng tâm hồn, đến những thực tại cao siêu làm nên căn tính ơn gọi Ki-tô hữu của tôi.

 

  1. CHOÁNG VÌ CHỨNG KIẾN VIỆC LẠ

Nhân vật mà chúng ta sẽ dừng lại để nhận ra nơi người này những loại “choáng”, đó là ông Si-môn, người chủ của chiếc thuyền đánh cá mà Chúa sử dụng để giảng cho dân chúng, và cũng là người có những phản ứng về mẻ cá lạ lùng.

Cái choáng thứ nhất nơi ông, đó là choáng vì chứng kiến việc lạ xảy ra. Thánh sử Lu-ca ghi nhận: “Thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy”. Kinh ngạc gây nên choáng. Các ông choáng vì mẻ lưới vượt quá tính toán và cả kinh nghiệm của các ông. Sau một đêm không có gì, nay ban ngày, lại có một mẻ cá chất đầy hai thuyền. Ông Si-môn thực sự choáng. Cái “ĐẦY” – nghĩa là tràn đầy, nhiều quá mong ước – làm cho ông choáng.

Còn trong trích đoạn thư Cô-lô-xê, thánh Phao-lô quả quyết: “Anh em hãy vui mừng, cảm tạ Chúa Cha, làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng”. Những tín hữu thành Cô-lô-xê, là dân ngoại trở về cùng Chúa, nay đã được xứng đáng chung phần gia nghiệp của Thiên Chúa, trong cõi đầy ánh sáng. “Đầy ánh sáng” là tràn ngập vinh quang. Nghĩa là được hưởng gia nghiệp các thánh, đồng hưởng gia nghiệp với Chúa Ki-tô. Như vậy là đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa (x.Ep 2,19). Và được coi là xứng đáng để hưởng những ân phúc tuyệt vời đó. Khi nghe những lời này, chắc chắn anh chị em tín hữu Cô-lô-xê cảm thấy choáng vì được hưởng những điều kỳ diệu quá lòng mong ước. Đây là nơi của “ĐẦY” tràn ánh sáng vinh quang.

Trong cuộc sống, với tư cách là Ki-tô hữu, chúng ta được Thiên Chúa, trong Chúa Giê-su và qua Thánh Linh, chúng ta được hưởng những phúc lộc một cách đầy tràn. Chúng ta có cảm nghiệm điều đó và cảm thấy kinh ngạc. Chúng ta vừa mừng lễ thánh Bê-na-đô, vị thánh đã diễn tả sự bỡ ngỡ, kinh ngạc đến sửng sốt trước sự hạ cố của Ngôi Lời khi Người đến với nhân loại chúng ta. Thánh nhân cảm thấy “choáng”. Chúng ta cần cảm nghiệm cái choáng ân phúc này, để không kêu trách Chúa mà cảm tạ tình yêu dạt dào của Người thể hiện nới Con Một của Người là Chúa Giê-su Ki-tô, để cuộc đời chúng ta luôn tràn ngập lời cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta là đối tượng yêu thương của Thiên Chúa, Đấng dành cho chúng ta những gì kỳ diệu nhất.

 

  1. CHOÁNG VÌ ĐỨNG TRƯỚC CON NGƯỜI THÁNH

Cái choáng thứ hai nơi ông Si-môn khi ông đối diện với Chúa Giê-su. Ông đã rời đôi mắt không còn nhìn vào chiếc lưới nhung nhúc những cá, mà hướng tầm nhìn vào Đấng làm nên việc lạ lùng kia. Khi ông hướng đôi mắt về Chúa, ông khám phá ra sự thánh thiện của Chúa, đồng thời ông nhận ra bản thân tội lỗi của ông. Ông choáng! Ông choáng vì sự thánh thiện của Chúa lại gần cái tội lỗi của ông. Ông choáng vì Chúa gần gũi ông đến thế. Vì vậy, ông phản ứng bằng cách sấp mặt dưới chân Chúa. Ông quì sấp mặt để diễn tả cái choáng tột độ của ông. Cái choáng làm ông ngã sấp mặt xuống đất! Rồi ông thưa cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ có tội”. Lúc đó, ông chưa là môn đệ Chúa, nên vì choáng quá, ông ngại ngùng vì sự gần gũi của Chúa. Sau này, khi đã là môn đệ của Chúa, vào những giờ phút cuối cùng cuộc đời Chúa, ông cũng bị choáng một lần nữa, khi Chúa đến gần ông và cúi xuống rửa chân ông. Cũng vì choáng quá nên ông không dám để cho Chúa làm việc đó. Nhưng khi đã hiểu Chúa, hiểu ý Chúa, ông đã sẵn sàng để Chúa rửa chân, mà lại còn muốn Chúa rửa tay và gội đầu nữa (x.Ga 13,1-11). Đây là cái choáng của tội nhân tiếp xúc với Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Chúa Giê-su Ki-tô.

Thánh Phao-lô, trong trích đoạn thư Cô-lô-xê, đã khẳng định: “trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi”. Khi nghe những lời này, chắc chắn những anh chị em tín hữu Cô-lô-xê cảm thấy choáng trước mầu nhiệm thứ tha của Thiên Chúa thực hiện qua cái chết của Chúa Ki-tô. Họ nghĩ rằng họ đáng phải chết vì tội lỗi của họ; mà đây có Đấng chết thay cho họ để tội lỗi của họ được tha. Họ được tha thứ nhờ Thánh Tử.

Trong cuộc sống Ki-tô hữu, chúng ta có cảm nghiệm cái choáng trước tình yêu tha thứ của Chúa Giê-su không? Hay là chúng ta được tha thứ quá dễ dàng – vì Chúa đầy lòng thương xót và nhất mực khoan dung – nên chúng ta coi thường ân sủng tuyệt vời này? Chúng ta có nhận ra tội lỗi phá hoại đời sống chúng ta không, để nhận ra bản thân đáng cơn thịnh nộ của Chúa (x.Ep 5,6)? Ông Si-môn đã choáng về bản thân tội lỗi trước sự thánh thiện của Chúa, chúng ta cũng cần trải nghiệm đó để thúc đẩy chính mình sống thánh thiện ngày một hơn, để nên giống Đấng Thánh của Thiên Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Người. Không phải để xa cách Người mà xin Người thanh tẩy để ngày càng trở nên một môn đệ giống Thầy mình hơn.

 

  1. CHOÁNG VÌ NHẬN MỘT SỨ VỤ MỚI

Cái choáng thứ ba xảy ra ông Si-môn, khi lời Chúa ngỏ với ông: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta”. Ông Si-môn thực sự choáng! Đầu tiên, vì lòng tốt, ông cho Chúa mượn chiếc thuyền để Chúa dễ dàng ngỏ lời với dân chúng. Tiếp đến, vì vâng lời, ông chèo thuyền ra chỗ nước sâu để thả lưới. Ông hành động như vậy là tốt với Chúa rồi. Quảng đại với Chúa và vâng lời Chúa. Nay Chúa lại muốn một điều lớn hơn nhiều; đó là “MƯỢN CHÍNH ÔNG” cho công cuộc của Chúa. Không phải là chiếc thuyền, không phải là chiếc lưới. Không chỉ là lòng tốt và sự vâng lời. Mà đây là tất cả những gì làm nên con người ông. Chúa muốn tất cả con người ông: tất cả và trọn vẹn. Choáng! Cái choáng đó đi đôi với cái choáng của chính sứ vụ “thu phục con người”, hay nói kiểu khác – mà chính Chúa đã sử dụng khi nói với ông ở nơi khác khi gọi ông – “lưới người như lưới cá. Ông choáng vì đó là chính sứ vụ của Chúa Giê-su: Chúa đến trần gian để thu phục con người cho Thiên Chúa Cha. Cao cả thay sứ vụ! Vì cao cả quá, nên choáng! Và ông đã bỏ mọi sự và đi theo Chúa Giê-su, để từ đây là môn đệ của Người, và cùng Người đi thu phục con người”.

Ông Si-môn cũng như ông Sao-lô sau này – những người được gọi là Phê-rô và Phao-lô – cảm nghiệm sự cao quí của ơn gọi “thu phục anh chị em mình” về với Chúa, để Chúa Cha đưa vào vương quốc của Con Chí Ái của Người, như thánh Phao-lô khẳng định trong trích đoạn thư Cô-lô-xê. Thật là một điều quá tưởng tượng và mong chờ của những ai đi tìm kiếm anh chị em mình cho Chúa, như các nhà truyền giáo và cả chúng ta. Thu phục anh chị em cho Chúa để họ được vào Vương Quốc của Chúa Giê-su Ki-tô.

Hôm nay, khi sử dụng từ “CHOÁNG” với ý nghĩa tích cực, tôi muốn diễn đạt tâm tình của hai người môn đệ Chúa là thánh Phê-rô và thánh Phao-lô. Những trải nghiệm của các ngài khi đối diện với Chúa Giê-su hay khi hướng tới những thực tại cao siêu của Ki-tô giáo, là lời mời gọi cho mỗi chúng ta cũng biết rung cảm thật mạnh và thật sâu trước những ân phúc mà tình yêu cũng như quyền năng Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho chúng ta. Đó là những thực tại đã bắt đầu nơi cuộc sống này, để ngày qua ngày, chúng ta nếm trước cho đến ngày thành toàn trong phúc lạc hưởng kiến mai sau.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...