Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÚA GIÊ-SU VÀ TÔI-TUẦN XXIII-thứ Ba- Vp. Duyên Thập Tự

TN-158-TUẦN XXIII-thứ ba-

CHÚA GIÊ-SU VÀ TÔI

(Cl 2,6-15 / Lc 6,12-19)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Tôi thường hỏi bản thân: “Với tư cách Ki-tô hữu, điều gì quan trọng nhất?” Đó là câu hỏi vừa khó khăn vừa tế nhị. Khó khăn vì tôi được đặt trước một câu hỏi về điều làm nên bản chất của đạo và của cuộc sống đạo. Tế nhị vì không phải câu trả lời với nội dung chính xác mà còn cách sống của tôi với nội dung đó. Tôi sẽ không dừng lại để cố gắng bằng mọi cách tìm ra đáp án cho câu hỏi trên hầu thoả mãn lý trí của mình; nhưng, dù sao, câu hỏi này vẫn là câu hỏi căn bản làm tôi trăn trở. Hơn nữa, tôi thiết nghĩ rằng không thể đúc kết nội dung phong phú của Ki-tô giáo và cả cuộc sống đạo trong chỉ một mệnh đề hay một công thức. Điều đó làm mất đi hương vị của biết bao điều kỳ diệu và huyền nhiệm trong đạo của chúng ta.

Khi suy niệm các bài Lời Chúa hôm nay, tôi khám phá ra điều rất hệ trọng cho bản thân tôi – và hy vọng cũng cho anh chị em – đó là mối liên hệ giữa Chúa Giê-su và tôi. Mối liên hệ này là điều hết sức quan trọng vượt trên những kho đạo lý hay những pho sách luân lý, vì đó chính là sự sống, sự sống của Chúa Giê-su Ki-tô nơi Ki-tô hữu. Vậy đâu là những cách tiếp cận của tôi với Chúa Giê-su? Khi sử dụng đại danh từ nhân xưng “tôi”, tôi không có ý chỉ dừng lại nơi bản thân mình -là người đang nói – mà là chữ tôi đó dành cho mỗi người chúng ta.

 1. CHÚA LÀ LỰC HÚT TÔI

Trong trích đoạn Tin mừng theo thánh Lu-ca chương 6 từ câu 12 đến 19, thánh sử trình thuật về việc Chúa Giê-su chọn một số môn đệ đã theo Người để thành lập Nhóm Mười Hai, và sau đó Người cùng với họ đi xuống núi và dừng lại nơi một chỗ đất bằng. Nhiều người từ mọi nơi lũ lượt đến với Người để nghe Người giảng và để được Người chữa lành bệnh. Tôi không dừng lại sự kiện Chúa thành lập Nhóm Mười Hai, nhưng dừng lại nơi việc người ta đến với Chúa. Và cách thức họ đến với Chúa gợi cho tôi cách tôi tiếp cận Người.

“Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.” Qua chi tiết này, tôi nhận ra ước muốn của đám rất đông những người đổ xô đến với Chúa. Họ nghe Chúa giảng và nhất là để được Chúa chữa bệnh. Bệnh ở đây là những bệnh thể lý và bị thần ô uế ám. Họ là những bệnh nhân. Họ là những người đau khổ, nơi thân xác và trong tâm hồn. Họ muốn được chữa lành. Cử chỉ “sờ” vào Chúa diễn tả lòng tin và niềm hy vọng của họ. Họ sờ vào Chúa để mong được khỏi bệnh, vì nơi Chúa có một năng lực phát ra chữa lành bệnh. Chúng ta hẳn còn nhớ câu chuyện của một người đàn bà bị băng huyết. Bà cũng đã sờ vào áo Chúa (x.Mt 9,20-22). Những người này sờ vào Chúa, đụng vào Chúa vì chỉ muốn được khỏi bệnh.

Hình ảnh của những người trên gợi cho tôi cách tôi tiếp cận Chúa. Chúa là gì đối với tôi? Chúa là lực hút như Chúa đã thu hút số đông người kia đến với Chúa. Là Ki-tô hữu, tôi đã nghiệm thấy sự thu hút này của Chúa và tôi đã đến với Chúa. Tôi đã đến với Chúa nơi các thánh đường, các nơi hành hương, đã lãnh các bí tích và thực hiện nhưng việc đạo đức. Điều đó rất tốt. Nhưng tôi cũng cần hỏi bản thân rằng điều gì quan trọng nhất đối với mình với tư cách là Ki-tô hữu. Như những người đi tìm Chúa và sờ vào Chúa để được khỏi bệnh, tôi cũng đến với Chúa vì cái “lợi” của bản thân. Tôi muốn được chữa lành. Điều đó tốt, vì Chúa là thầy thuốc, như Chúa đã khẳng định là bệnh nhân cần thầy thuốc (x.Mt 9,12). Nhưng tôi chất vấn bản thân xem tôi chỉ đi tìm Chúa, sờ vào Chúa, để được Người ban ơn như tôi mong ước không. Ngoài điều đó ra, mối liên hệ của tôi với Chúa Giê-su như thế nào? Người có ảnh hưởng gì trên cuộc đời tôi không, trong cách sống của tôi không? Tôi cần Chúa. Tôi rất cần Chúa. Nhưng chỉ cần Chúa khi Người đáp ứng nhu cầu của tôi; phải chăng tôi thật sự tìm Chúa hay tìm bản thân tôi? Tình yêu của tôi dành cho Chúa Giê-su như thế nào? Phải chăng đó là một thứ đổi chác, có qua có lại: con đến với Chúa, làm việc này việc kia, dâng cúng cái này cái nọ, để Chúa ban ơn, để Chúa chữa lành. Tôi không hay chưa đến với Chúa với tình yêu. Chúa là lực hút tôi, nhưng có phải tình yêu Chúa thu hút hay chỉ cái lợi bản thân lôi cuốn? Tôi cần lắm sự thành thực với mình, để ngày ngày, tôi đụng chạm Chúa, sờ Chúa, trong bí tích Thánh Thể hay bí tích Hoà Giải hoặc các việc đạo đức, là nơi tôi gặp gỡ tình yêu Chúa, đụng chạm đến tình yêu Chúa, một Chúa tự do mến thương tôi theo cách của Người. Tôi cần lắm học đến với Chúa một cách bớt đi những thứ vị kỷ, vụ lợi bản thân, để tiến đến một tình yêu ngày ngày thêm tinh tuyền hơn.

 2. CHÚA LÀ NỀN TẢNG CUỘC ĐỜI TÔI

Bây giờ tôi suy niệm trích đoạn thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-lô-xê chương 2 từ câu 6 đến 15. Trong trích đoạn thư này, tôi khám phá ra những yếu tố hết sức quan trọng khả dĩ giúp tôi xây dựng mối liên hệ bản thân với Chúa Giê-su và có thể trả lời một phần nào cho câu hỏi về điều gì quan trọng đối với Ki-tô hữu.

Thánh Phao-lô viết: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Ki-tô, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ”. Qua những lời này, thánh Phao-lô khuyên nhủ các Ki-tô hữu biết nơi đâu là nền tảng của cuộc đời và nơi đâu để cuộc đời đó có chiều sâu. Không nơi nào khác là chính Chúa Giê-su Ki-tô. Chúa Ki-tô là nền tảng để trên đó xây dựng cuộc đời Ki-tô hữu, là nơi để cuộc sống đó đâm rễ sâu. Nghĩa là xây dựng và xây dựng vững chắc.

Khi dùng hình ảnh nền tảng, thánh Phao-lô muốn nói đến kiến trúc. Ki-tô hữu phải là người giỏi kiến trúc, không phải các cơ sở vật chất, mà là chính cuộc đời của mình. Phải xây trên nền tảng vững chắc và nền tảng đó phải sâu, để toà nhà cuộc đời bám chặt vào đó mà được vững chắc. Nhưng điều gì giúp bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Chúa Giê-su Ki-tô? Chúng ta còn nhớ hình ảnh Chúa đã sử dụng trong bài giảng trên núi trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu? “Vậy ai nghe những Lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá” (Mt 7,24-25). Xây trên nền đá là xây trên Chúa Giê-su Ki-tô, vì Người là đá tảng. Như vậy, Lời Chúa được nghe và thực hành là cách thức tôi xây cuộc đời tôi trên nền tảng là Chúa Giê-su Ki-tô, và khi ấy cuộc đời tôi mới có chiều sâu. Tôi tự vấn mình xem bản thân có yêu mến Lời Chúa, nhất là những lời Chúa Giê-su Ki-tô nói trong các Tin Mừng không? Lòng yêu mến Lời Chúa, nếu có, đã được thể hiện qua việc đọc, suy niệm, cầu nguyện và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của tôi không? Chính Lời Chúa xây dựng cuộc đời tôi. Lời Chúa làm cho tôi lớn lên trong mối tương giao với Chúa và tha nhân. Lời Chúa là ánh sáng soi đường tôi đi, là sự sống nuôi dưỡng tôi, là Thần Khí linh hứng tâm trí tôi. Tắt một lời, Lời Chúa làm cho cuộc đời tôi đầy tràn ý nghĩa và phong nhiêu. Như vậy, tôi cần tiếp cận với Chúa, để nghe được tiếng Chúa, để hiểu được ý muốn của Chúa, trên cuộc đời tôi và tất cả những gì diễn tiến trong cuộc sống con người. Cuộc đời Ki-tô hữu của tôi phải được xây dựng trên Chúa Giê-su Ki-tô và Lời của Người.

 3. CHÚA LÀ CHÚA CỦA TÔI

Trong trích đoạn thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-lô-xê, chúng ta còn đọc được một câu tuyệt vời: “Thưa anh em, như anh em đã nhận Đức Ki-tô Giê-su làm Chúa, thì hãy tiếp tục kết hợp với Người”. Thánh Phao-lô dùng hình ảnh “CHÚA” để diễn tả mối liên hệ giữa Chúa Giê-su Ki-tô và các Ki-tô hữu. Chúa hay là chủ, diễn tả sự trọn vẹn: Chúa là chủ hoàn toàn trên những người thuộc về; cũng là sự lệ thuộc hoàn toàn của những người thuộc quyền của Chúa. Nơi đây không nói đến sự sợ hãi như trường hợp thần dân đối với một bạo chúa. Ở đây là sự hoàn toàn thuộc về trong tình yêu. Nơi đây là quyền yêu thương, quyền năng yêu thương.

Được Thiên Chúa làm Chúa của dân, là khao khát khôn nguôi của dân Ít-ra-en, và cũng là mong ước của Thiên Chúa: “Các ngươi là dân Ta chọn và Ta là Chúa các ngươi tôn thờ”. Đó là niềm vinh dự và niềm hạnh phúc của dân, vì có Thiên Chúa ở cùng. Đối với Ki-tô hữu, là chúng ta, Đấng Thiên Chúa ở cùng, đó là Chúa Giê-su Ki-tô. Người là Em-ma-nu-en. Người là Chúa yêu thương, và Vương Quốc Người là Vương Quốc Tình Yêu. Người là Vua Tình Yêu. Chúng ta được sống dưới sự che chở và chăm sóc của Người. Hơn thế nữa, chúng ta thuộc về Người hoàn toàn để chúng ta được kết hợp với Người. Như vậy, sự kết hiệp ở đây là sự kết hiệp của tình yêu. Nơi đây không có sự sợ hãi, vì “tình yêu không biết đến sợ hãi” (1Ga 4,18).

Vậy, chúng ta hãy sống dưới vương quyền yêu thương của Chúa, và đến với Chúa với tất cả tình yêu và niềm trông cậy phó thác vào lòng thương xót của Người. Người yêu thương chúng ta vô cùng.

Các bài đọc Lời Chúa hôm nay khai mở cho chúng ta nhận ra một phần nào đó điều gì quan trọng và quan trọng nhất trong đời Ki-tô hữu của chúng ta. Điều quan trọng nhất đó, không phải là những kiến thức dù là những kiến thức uyên bác về đạo lý, cũng không phải sự thông suốt các nguyên tắc luân lý, nhưng là sống mối tương giao cá vị với Chúa Giê-su Ki-tô. Và mối tương giao đó cần trải qua từ yêu Chúa vì mình đến yêu Chúa vì Chúa, và khi ấy cái tôi của mình được tìm gặp trong Chúa, vì Chúa là tất cả trong và cho tất cả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...