Thứ bảy, 21 Tháng mười hai, 2024

CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

(Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mc 1,7-11)

AE. Phước Vĩnh

          Để trở thành người tín hữu Chúa Kitô, chiếu theo giáo luật Giáo hội công giáo thì người đó cần lãnh nhận Bí tích rửa tội, đó là điều kiện cần và đủ. Nhưng lãnh Bí tích rửa tội là lãnh những gì? Thưa là đón nhận ơn tái sinh trong Thần Khí, trong đức tin, trong ân sủng của Thiên Chúa.

        Đúng vậy, phép rửa là ấn tín rất quan trọng, làm cho chúng ta chính thức trở thành con Thiên Chúa. Phép rửa được ví như cánh cửa tâm linh, cánh cửa linh thiêng, dẫn đưa chúng ta gia nhập Giáo Hội, dẫn đưa chúng ta vào nguồn ơn thánh hóa, ơn tha thứ, ơn cứu độ của Chúa Giêsu phục sinh. Đó là ơn bình an, ơn hạnh phúc viên mãn, ơn của trời cao, ơn của Thiên Chúa trao ban.

        Chúng ta trở lại biến cố Đức Giêsu chịu phép rửa trong dòng sông Giođan để tìm ra những ý nghĩa hầu có thể áp dụng vào trong cuộc sống. Truớc tiên, biến cố đặt ra cho chúng ta thắc mắc: Ngài có tội hay sao mà phải lãnh phép rửa của Gioan để tỏ lòng sám hối?

         Kỳ thực, Chúa Giêsu không cần lãnh nhận phép rửa của Gioan, đơn giản vì Ngài là Đấng không vương vấn một tì vết nào của tội luỵ. Khi bước xuống sông Giođan để lãnh phép rửa của Gioan, trước hết Ngài muốn liên đới với dân và liên đới với cả tội lỗi của dân.

         Nói cách khác, qua biến cố nhập thể, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người đã thực hiện một bước thật dài, bước từ trời cao đến đất thấp, từ cõi vô hạn đến chốn hữu hạn. Và nay qua biến cố chịu Phép Rửa, Chúa Giêsu lại bước tiếp một bước quan trọng nữa, bước liên đới với con người tội lỗi, cũng là bước quyết định ra khỏi giai đoạn ẩn dật để đi vào giai đoạn công khai rao giảng Tin Mừng cứu độ.

         Thứ hai, để công khai hoá sứ vụ của Chúa Giêsu thì chính Chúa Cha xác nhận tư cách Con Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô. Chúa Cha xác nhận qua các hiện tượng thần linh kèm theo, như: trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình chim câu, và tiếng Chúa Cha từ trời phán. Như vậy, sứ mạng của Ngài là sứ mạng thần linh, sứ mạng đem ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại theo chương trình của Chúa Cha.

         Giống như Chúa Giêsu, mỗi Kito hữu chúng ta hôm nay cũng cố gắng sống sao để xứng vời lời tuyên bố : “Đây là con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).

        Bởi vì khi chúng ta đón nhận bí tích rửa tội, là chúng ta sống trong ân sủng, sống trong tình thương của Thiên Chúa. Đó là ơn trọng đại nhất trong cuộc đời của chúng ta. Thế nhưng, có đôi khi chúng ta lại xem thường, lại lơ là, lại chưa ý thức đủ, nên chưa nhận diện được sự trọng đại của ơn thánh Chúa đã trao ban cho mình. Từ đó, chúng ta có thể sống vô tâm, vô tình, vô cảm trước tình yêu vô lượng của Thiên Chúa đã ưu ái trao ban cho chúng ta ngang qua cộng đoàn, qua gia đình, qua người thân mà chúng ta gặp gỡ.

        Mừng lễ Chúa chịu phép rửa mời gọi chúng ta trước hết là nhìn nhận thân phận của chính mình để được Chúa liên đới và đồng hành. Thứ đến là tin nhận Đức Giêsu là Đấng xoá tội trần gian để được ban ơn tha thứ. Sau nữa là đón nhận Chúa Giêsu là Con Chí ái của Thiên Chúa để được chia sẻ chức vị làm con của Thiên Chúa là Cha. Và sau cùng là chấp nhận dấn thân làm chứng cho Tin Mừng cứu độ của Chúa trong chính đời sống đan tu mà mỗi chúng ta đang dấn thân theo đuổi. Xin Chúa luôn đồng hành và giúp chúng con chu toàn sứ vụ để làm rạng danh Chúa và mưu ích cho các tâm hồn.

                           

                                                                                                 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...