Thứ tư, 22 Tháng Một, 2025

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

 

Vương Quyền của Đức Kitô

(Ga 18,33b-37)

M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp

Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử hành trọng thể Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Lễ này được thiết lập vào đầu thế kỷ XX do Đức giáo hoàng Pio XI. Thánh Lễ này được thiết lập nhằm tuyên xưng sự thống trị của Đức Kitô là Vua trên khắp vũ trụ vạn vật.

Vì thế, chủ điểm Phụng vụ năm B hôm nay đều xoay quanh về Vương Quyền của Đức Kitô là Vua và là Thiên Chúa. Đồng thời, nói lên Vương Quyền của Đức Kitô là một Vương Quyền của Tình Yêu và Lòng Thương Xót, Vương Quyền của Sự Thật và Công Lý, Vương Quyền của sự Sáng Tạo và Cứu Độ, Vương Quyền của Vĩnh Cửu và Trường Tồn.

Trong bài đọc I, ngôn sứ Daniel kể lại thị kiến: “Trong những thị kiến ban đêm, tôi mãi nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành… Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ điều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong” (Đn 7,13-14).

Với thị kiến này, ngôn sứ Daniel báo trước cho chúng ta biết: cho dù thế giới có thay đổi, các thế hệ có qua đi, nhưng sẽ có một Đấng như “Con Người” đến trong vinh quang để nhận vương quyền từ nơi “Đấng Lão Thành”, Đấng Lão Thành ấy tức là Thiên Chúa. Ngôn sứ Daniel khẳng định: Con Người ấy là Đấng thống trị vũ trụ và Vương Quyền của Người vô cùng vô tận. Và đây là một vương quyền vĩnh cửu, và vương quốc của Ngài không bao giờ bị tiêu diệt. Thị kiến này như là một lời loan báo về Đức Giêsu Kitô. Thật vậy, lời loan báo này đã hoàn toàn được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng đã dùng chính cái chết và phục sinh của mình để chiến thắng thế lực mạnh nhất trong trần gian là sự chết và lập nên vương quốc của sự sống, một vương quốc vĩnh cửu không bao giờ bị phá huỷ (x. 1Cr 15,20.23-26).

Thứ đến, bài đọc II, trong sách Khải Huyền, thánh Gioan đã nhìn thấy thị kiến: “Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người”. Đấng bị đâm thâu mà thánh Gioan nhìn thấy đó chính là Đức Giêsu, Đấng từng bị treo trên thập giá (x. Ga 19,30). Như thế, vương quyền của Đức Giêsu không bị giới hạn do bởi ý muốn của chúng ta, nhưng còn bao trùm lên toàn thế giới, và tất cả mọi người, cho dù người đó muốn hay không muốn, và kể cả kẻ đã từng làm hại Người.

Trong bài Tin Mừng, thánh sử Gioan trình thuật cho chúng ta thấy cuộc xét xử của Đức Giêsu. Khi nghe Tổng trấn Philatô hỏi: “Vậy ông là vua sao?”, Đức Giêsu đã thẳng thắn trả lời: “Chính ngài nói rằng tôi là vua” (Ga 18,37). Đức Giêsu thực sự là Vua trên các vua, là Chúa trên các chúa, nhưng có một điều khác biệt là Người không phải là vua theo nghĩa chính trị. Chức vị làm vua của Ngài không phải để bắt người khác hầu hạ và phục vụ, nhưng là để phục vụ và hầu hạ đến nỗi hiến mạng mình cho người khác (x. Mt 20,25-28).

Do đó, để tránh hiểu lầm, Đức Giêsu đã nói rõ với Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp vào tay người Do thái”. Và quả thực, Đức Giêsu đã chết trên thập giá để làm chứng về Chân lý. Nhưng vương quyền của Người không vì thế mà chấm dứt, Người đã Phục Sinh và trở nên Vua các vua: “Đức Giêsu Kitô, là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian” (Kh 1,5).

Tắt một lời, Đức Giêsu chính là vị vua của tình yêu, của Chân lý. Vương Quốc của Người không bị giới hạn bởi một vị trí địa lý, và Vương Quyền của Người là một Vương Quyền trường tồn không bao giờ chấm dứt.

Chúng ta thấy rằng, Vương Quyền của Đức Giêsu là Vương Quyền vĩnh cửu, ngôn sứ Daniel cho chúng ta thấy được điều đó khi ngài nói đến danh từ: “Con Người”. “Con Người” ở đây được biểu thị cho Đức Giêsu Kitô. Chính Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, là Ngôi Lời và là Đấng Messia, Người được Chúa Cha tuyên phong. Thật vậy, quyền thống trị của “Con Người” là quyền thống trị vĩnh cửu, bởi vì, “Con Người” Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, Đấng dùng Ngôi Lời (Logos) của mình mà sáng tạo nên vụ trụ. Đồng thời, chính Người là Alpha và Omega như thánh Gioan khẳng định.

Theo thánh Gioan, tước hiệu Đức Giêsu Kitô đã phản ánh Vương Quyền của Người. Có thể nói, những hoạt động của Đức Giêsu từ khi Nhập Thể cho đến Phục Sinh là thực tại nói lên Vương Quyền của Người. Điều này thể hiện qua ba yếu tố:

Trước hết, với tư cách là Chứng Nhân, Người đã thực hiện những lời Chúa Cha hứa ban cho Đavid (x. Tv 89,38; Is 55,4), Người là Đấng được Xức Dầu (x. Dcr 12,8). Ở đây, nói đến Đức Giêsu trung thành làm chứng cho đến chết. Người đã sống lại để trở thành Trưởng Tử và được Chúa Cha tôn phong là Vua vụ trụ. Theo Cl 1,18; Rm 1,4; 1Cr 15,28, Đức Giêsu là hoa quả đầu mùa cho những kẻ được phục sinh. Do đó, Người là Vua duy nhất phải tôn thờ.

Thứ đến, thánh Gioan nói “Người ngự đến giữa đám mây” (Kh 1,7). Điều này khẳng định sự hiện diện của Thiên Chúa. Đức Giêsu là Thiên Chúa nên Người luôn hiện diện ở khắp mọi nơi, không lệ thuộc không gian thời gian (x. Mc 13,26; Mt 24,30; Xh 19,16; Is 6,4; Đn 7,13). Đức Giêsu Kitô giáng lâm như “Con Người” để xét xử thế gian. Đây là Vương Quyền của Đức Giêsu Kitô.

Cuối cùng, thánh Gioan đã nói đến Đức Giêsu Kitô là Alpha và Omega. Điều này như nói lên Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa và là Vua vụ trụ. Thiên Chúa là nguyên lý và cứu cánh của mọi loài thụ tạo. Vì thế, mọi người phải tin nhận và thờ phượng Thiên Chúa trong sự liên kết với Đức Giêsu Kitô.

Trong bài Tin Mừng, thánh sử Gioan lại cho chúng ta thấy được Vương Quyền của Đức Giêsu một cách thiết yếu và chân thật nhất. Sau câu hỏi của Philato, Đức Giêsu đã mặc khải và nói rõ không những cho Philato mà còn cho tất cả mọi người biết rằng Vương Quyền của Người là như thế nào. Đức Giêsu khẳng định: “Nước Tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36). Thật vậy, Vương Quốc của Đức Giêsu không nhắm những mục tiêu chính trị, cũng chẳng sử dụng những phương thế trần gian như bạo lực, chiến tranh… Nhưng Vương Quyền của Người thuộc về tình yêu. Điều này khẳng định, Đức Giêsu không phải là Đấng Messia theo quan niệm trần thế, Người không đến thể thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc. Mặt khác, Vương Quyền của Đức Giêsu là Vương Quyền của tình yêu và sự thật. Bởi vì, Vương Quyền cánh chung của Đức Giêsu là do Người khai mạc ở trần gian sẽ được thực hiện nhờ thái độ đón nhận sự thật của Thiên Chúa. Sự thật này được bày tỏ và tỏ lộ nơi đời sống và hoạt động của Đức Giêsu ở trần gian. Chính Đức Giêsu là Ngôi Lời Nhập Thể để đến đem tình yêu và lòng thương xót cho con người. Đồng thời, Vương Quyền của Người là tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại (x. Ga 14,6; 3,22; 8,46).

Nói tóm lại, người ta chỉ có thể thấu hiểu được Vương quyền của Đức Giêsu cũng như sự tự do và quyền năng tuyệt đối của Người, nếu người ta không dựa trên các tiêu chuẩn: Sự giàu có, quyền lực, sự thống trị, sự vinh quang phú quý vật chất đời này để đánh giá và nhận diện Vương Quyền đó, nhưng hoàn toàn dựa vào chính cuộc sống và cái chết của Đức Kitô và vào những lời của Người phán như nhân chứng cho thực tại bất khả tri của Thiên Chúa. Vậy, sự xưng nhận Đức Kitô là Vua, trước hết phải là sự chấp nhận con đường sống của Người – con đường đã dẫn Người đến một cái chết đau thương tủi nhục, chỉ vì muốn yêu thương và phục vụ người khác – làm con đường sống của mình. Nói cách khác, hãy sống và hành động như Người đã sống và hành động, tức làm chứng nhân cho sự thật, làm chứng nhân cho tình yêu vô biên của Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu.

Lời mời gọi chính của lễ này là sống đời Kitô hữu với lòng trung thành, vâng phục và yêu mến Thiên Chúa. Qua Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi xây dựng một vương quốc dựa trên công lý, tình thương và bình an, nơi mọi người được sống trong tình yêu của Thiên Chúa.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)    ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...