Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA

(St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15)

FM. JB. Danh (Thiên Phước)

Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng bằng việc vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện và chịu ma quỷ cám dỗ. Ngài vào hoang địa 40 ngày để thánh hóa 40 năm dân Israel đi trong sa mạc. 40 năm trong sa mạc là thời gian Thiên Chúa thử thách, huấn luyện và thanh lọc dân riêng của Người, để họ xứng đáng bước vào đất hứa. Chúa Giêsu đi lại 40 năm này bằng hành trình 40 ngày vào hoang địa sống giữa loài dã thú và có các thiên thần hầu hạ người. Chúng ta cũng bắt chước Chúa Giêsu bước vào mùa chay 40 ngày với tinh thần mới, với ý chí mới, với quyết tâm sửa đổi bản thân để xứng đáng đón chờ ngày phục sinh của Chúa.

  1. Ăn chay

Tin Mừng thánh Marcô không nói rõ về ba cơn cám dỗ trong sa mạc của Chúa Giêsu như các tác giả Tin Mừng khác. Ngài chú trọng đến cám dỗ thiêng liêng hơn cám dỗ vật chất. Thánh Marcô viết: “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa” (Mc 1,12). Chúng ta biết rằng, hoang địa là nơi nóng bức, thiếu nước, thiếu lương thực, thiếu những nhu cầu cần thiết bảo vệ sự sống cho con người. Thế mà Chúa Giêsu chấp nhận bước vào hoang địa sống với loài dã thú. Ngài chiến đấu với thế gian, xác thịt và ma quỷ. Chay tịnh là phương thế đầu tiên giúp con người vượt qua những ham muốn xác thịt, giúp khinh thường những của cải trần gian, và vươn cao tâm hồn lên tới Chúa.

Khi xưa, Môsê và Êlia cũng đã ăn chay 40 ngày trước khi diện kiến Thiên Chúa (x. Xh 34,28, 1V 19,8). Chúa Giêsu cũng chay tịnh 40 ngày để nhắc nhở dân chúng nhớ lại Môsê và Êlia, cùng với hành trình 40 năm đầy đau khổ và chết chóc của cha ông họ. Việc chay tịnh là điều kiện kiên quyết để được diện kiến Thiên Chúa. Chúa Giêsu đi bước trước, Ngài cảm nếm thân phận yếu hèn của con người, Ngài cảm nếm những thiếu thốn, những cái đói những cái khát của kiếp người. Ngài dạy cho các môn đệ hiểu rằng, người đứng đầu luôn luôn phải làm gương mẫu, luôn có kinh nghiệm và từng trải. Nhờ biết được giá trị của chay tịnh, thì mới yêu thích và ham muốn chay tịnh. Kinh Thánh cho chúng ta biết giá trị của ăn chay là tập luyện nhân đức khiêm nhường (x. Tv 69,10), là tỏ lòng thống hối vì tội lỗi (x. 1Sm 7,6), là để nhận biết ý Chúa (x. Er 8,21), là dấu chỉ hoán cải (x. Ge 2,12) và là một phương pháp cầu nguyện rất hữu hiệu (x. Er 8,23).

Ngày nay, người ta nghĩ tới hưởng thụ, nghĩ tới sơn hào hải vị, ít ai nghĩ tới mình cần phải ăn chay hãm mình. Vì thế, ngay từ đầu Mùa Chay, Giáo Hội giúp chúng ta phải thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách nhận thức, chú ý đến đời sống thiêng liêng, hãm dẹp đời sống vật chất. Theo gương Chúa Giêsu ăn chay, cầu nguyện để thay đổi đời sống, đem lại sức khỏe và giúp đỡ những người nghèo đói.

  1. Cầu nguyện

“Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người” (Mc 1,13). Chúa Giêsu vào hoang đia không chỉ ăn chay vì lương thực thiếu thốn, mà Ngài còn dùng hoàng địa là nơi thanh tịnh thích hợp để cầu nguyện. Tại sao hoang địa lại là nơi Chúa Giêsu muốn dùng để hướng về Chúa Cha, tâm sự với Cha, thỏ thẻ và van xin với Cha. Các sách Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu thường tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện (x. Mc 1,35), hoang địa cũng là nơi thanh vắng. Chúa Giêsu cầu nguyện trước những khó khăn đau khổ (x. Lc 22,42), hoang địa cũng là nơi đầy dã thú. Hoang địa cho chúng ta thấy được sự yếu đuối, mỏng dòn, chóng tàn của kiếp người. Chúa Giêsu cầu nguyện, chữa lành, tha tội cho mọi người kêu cầu Ngài (x. Mc 3,10). Chúa Giêsu vào hoang địa cầu nguyện 40 đêm ngày, là Ngài đi bước trước để chúng ta noi theo. Ngài dạy chúng ta cầu nguyện trong mọi tình huống tốt xấu của ngày sống. Trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta đều có thể cầu nguyện với Chúa Cha. Đối với Chúa Giêsu, cầu nguyện như hơi thở, như lương thực nuôi sống Ngài, thì chúng ta cũng phải cảm nghiệm được giá trị của cầu nguyện, nhờ vậy chúng ta sống mùa chay năm nay thật ý nghĩa, thật sốt sắng.

  1. Chịu cám dỗ

Chúng ta biết rằng, ma quỷ trước kia đều là thiên thần do Thiên Chúa tạo dựng. Vì kiêu ngạo chống lại Thiên Chúa, các thiên thần này đã bị luận phạt, đời đời kiếp kiếp trong hỏa ngục. Vì là những thiên thần sa ngã nên ma quỷ là loài thiêng liêng, tự do và có thể làm được những việc lạ lùng, tuy nhiên những việc đó chỉ dùng để lừa gạt con người mà thôi. Con người với thân phận xác phàm yếu đuối không thể nào tự mình chống lại ma quỷ được. Con người có hữu hạn, ma quỷ thì vô hạn. Con người có hình hài, ma quỷ vô hình tượng. Con người bất tài và ngu dốt, ma quỷ có quyền phép và khôn ngoan. Bằng đó thứ thôi, thì con người thua xa ma quỷ. Vậy làm sao chúng ta mới có thể chiến đấu và chiến thắng ma quỷ được? Câu trả lời này nằm ngay trong con người Giêsu. Chúa Giêsu vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện và chiến đấu với ma quỷ. Ngài đã vượt qua 40 đêm ngày sống trong hoang đia, và đã chiến thắng ma quỷ. Ngài đã chiến thắng ma quỷ bằng chay tịnh, bằng cầu nguyện đêm ngày, bằng Thánh Thần, bằng Lời Chúa, bằng sự kết hiệp liên lỉ với Chúa Cha. Chúng ta tự mình không thể chiến thắng ma quỷ. Chúng ta chiến thắng nó là nhờ đi theo con đường của Chúa Giêsu. Nhờ phép rửa, chúng ta được tháp nhập vào thân thể Đức Kitô, nên chúng ta được cùng với Đức Kitô chiến đấu với ma quỷ. Cùng với Đức Kitô chúng ta chiến thắng ma quỷ, không kết hợp với Đức Kitô chúng ta thua ma quỷ. Đức Kitô là mẫu gương, là người mẫu cho mọi người học theo. Ngài cầu nguyện đêm ngày, chúng ta cũng cầu nguyện liên lỉ. Ngài ăn chay hãm mình chúng ta cũng ăn năm sám hối, thay đổi đời sống, làm lại cuộc đời. “Ngài chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ” (Mc 1,13). Chúng ta cũng sẽ chịu Xa-tan cám dỗ, cũng phải sống giữa thế gian đầy cạm bẫy gian dâm, nhưng kết hợp với Đức Kitô chúng ta tin chắc rằng chúng ta sẽ chiến thắng ma quỷ.

Tóm Lại, vào ngày Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay, Giáo Hội cho chúng ta biết được Chúa Giêsu vào hoang địa 40 ngày. Ngài ăn chay, cầu nguyện và chịu ma quỷ cám dỗ. Ngài đã chiến đấu và chiến thắng thế gian, xác thịt và ma quỷ. Ngài đã chiến thắng sự dữ nhờ luôn kết hiệp với Chúa Cha, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng ta bước vào Mùa Chay trong tinh thần chay tịnh, thay đổi đời sống, ăn năn sám hối và tin vào Chúa Giêsu. Ngài là người và là Chúa. Ngài là mẫu gương của chúng ta. Ngài đã chiến thắng sự dữ, chúng ta nhờ kết hợp với Ngài cũng sẽ chiến thắng mọi quyền lực âm phủ.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật XIII, Thường Niên, Năm A, Mt 10,37-42: Theo Đạo là bỏ cha mẹ?

Chúa nhật XIII, Thường niên, Năm A, Mt 10,37-42 THEO...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...