Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

CHÚA NHẬT IV TN – NĂM B: MA QUỶ TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY (TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

MA QUỶ THỜI ĐẠI MỚI

I.TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Dnl 18,15-20

18,15 Từ giữa anh (em), trong số các anh em của anh (em), ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh (em) ; anh (em) hãy nghe vị ấy. 16 Đó chính là điều mà anh (em) đã xin với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), tại núi Khô-rếp, trong ngày đại hội ; anh (em) đã nói : “Chúng tôi không dám nghe tiếng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết.” 17 Bấy giờ ĐỨC CHÚA phán với tôi : “Chúng nói phải. 18 Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy. 19 Kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó. 20 Nhưng ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết.”

1Cr 7,32-35

7,32 Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa : họ tìm cách làm đẹp lòng Người. 33 Còn người có vợ thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, 34 thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. 35 Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co.

Mc 1,21-28

1,21 Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. 22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.

23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên 24 rằng : “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !” 25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó : “Câm đi, hãy xuất khỏi người này !” 26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. 27 Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau : “Thế nghĩa là gì ? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !” 28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ 

 Từ ngàn xưa, ma quỷ luôn luôn là một mối bất hạnh cho con người. Ma qủy luôn tìm cách làm hại con người không những bằng xúi giục con người làm điều tội lỗi mà còn hành hạ, khống chế, trói buộc, bắt con người làm nô lệ cho chúng. Trong cuộc chiến với ma qủy, con người không phải là địch thủ ngang tài đồng sức, nên thường thua cuộc. Ngay trong trận chiến đầu tiên, hai ông bà nguyên  tổ đã  thua mưu chước ma qủy. Từ đó, con người chẳng thể nào tự mình thoát được nanh vuốt ma qủy giam hãm. 

Chúa  Giêsu  đến  mở đầu một kỷ nguyên mới: Nước Thiên Chúa đến chiến thắng nước ma qủy. Ngay khi Chúa Giêsu xuất hiện, ma qủy  mở  lại bài cũ cám  dỗ Chúa  Giêsu   đi vào  con đường kiêu ngạo,  phô trương, cậy sức mình, ham hố danh, lợi, thú. Nhưng ngay trong lần đầu tiên giáp chiến,  ma qủy thất bại nặng  nề. Chúa  Giêsu  đã toàn thắng  vì Người cương quyết đi theo con đường vâng phục thánh ý Chúa Cha, sống khiêm  tốn, đơn sơ, khiêm  nhường,  phó thác. Từ đó, Chúa Giêsu đi đến đâu là khuất phục ma qủy, giải thoát con người đến đấy. 

Đọc trong Tin Mừng, ta thấy Chúa Giêsu giải thoát con người ở các  khía cạnh sau đây. 

Người trực tiếp giải thoát con người khỏi bàn tay hung ác của Satan. Hôm nay, Người xua đuổi thần ô uế công khai trước mặt mọi người trong hội đường.  Lần khác, Người xua đuổi cả một đạo quân  qủy dữ. Chúng  đã xin nhập vào đàn lợn đang ăn bên bờ biển,  và cả đàn lợn  lăn xuống biển chết hết. Người gián tiếp giải thoát con người  khỏi ách thống  trị của Satan qua việc chữa bệnh. Theo quan niệm của người Do Thái, bệnh tật là dấu  chỉ của tội lỗi. Vì thế, người bệnh là người sống dưới ách Satan. Chúa Giêsu đã chữa lành rất nhiều người bệnh. Nhiều  lần Người  nói với người bệnh:  “Tội con đã được tha”. Người tha thiết  với việc  cứu con người khỏi  ách  nô lệ tội lỗi, nên Người thường  lui tới với những  người  thu thuế. Người không  chỉ nói lời tha thứ bên ngoài,  nhưng thực sự hoán cải họ từ bên  trong. Nhất  là Người giải thoát họ khỏi những mặc cảm và giúp họ tái hội nhập  vào đời sống  cộng  đoàn.

 Qua những việc làm của Chúa Giêsu,  ta thấy Người không chỉ giải thoát  con người  khỏi bàn tay hung ác của  ma qủy mà còn quan tâm cứu chữa  con người khỏi những  thế lực đen tối của chúng. Cuộc chiến giữa con cái Thiên  Chúa và ma qủy vẫn tiếp tục, nên Chúa Giêsu khi sai các Tông  đồ đi rao giảng, vẫn luôn kèm theo mệnh lệnh xua đuổi ma qủy. Hôm nay, Người sai chúng ta tiếp bước các Tông đồ, đi chiến đấu chống lại ma qủy. Ma qủy không hiện hình cho ta thấy, nhưng chúng  ẩn nấp trong các sự dữ, sự ác còn tồn tại trên thế giới.

Có thứ qủy nghèo đang trói buộc  con người, không cho họ sống một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm  con người.  Có thứ qủy đói đang giết chết nhân  loại  dần mòn. Có thứ qủy dốt giam cầm những người thất học trong tù ngục   tối tăm.  Có thứ qủy bệnh  không  ngừng  hành hạ và đẩy con người  vào hố sâu tuyệt vọng.

Ngày nay, ma qủy rất tinh khôn nên thường xuất hiện dưới những hình dáng bên ngoài xinh đẹp, hấp dẫn. Chúng xuất hiện dưới những  đồng  tiền bất chính và hứa  hẹn cho ta một cuộc sống thoải mái. Chúng  xuất hiện dưới chiêu  bài tự do hưởng thụ để xúi giục  ta lao mình vào những  nơi ăn chơi độc hại. Chúng kích thích sự tò mò của  thanh niên muốn  thử sức với ma tuý. Với bàn tay nham hiểm, ma qủy âm thầm len lỏi vào tận đáy tâm hồn, khơi lên những  làn sóng chia rẽ, ganh ghét,  thù hận, bất hoà. Chúng kích thích lòng tham lam vô đáy, đưa ta đến chỗ trộm  cắp,  kiện  cáo và tranh giành. Chúng khơi dậy thói kiêu căng,  lòng  tự ái để ta ham hố vinh danh và quyền lực. Chúng vuốt ve thói ích kỷ để xui giục ta chỉ nghĩ  đến bản thân mình, làm ngơ trước những nhu cầu của người khác. Chúng  lừa gạt ta để ta coi thường  tội lỗi, mất ý thức về tội. 

Hôm nay, Chúa muốn ta tiếp tục công việc của Chúa, xua trừ ma qủy ra khỏi đời sống chúng  ta. Hãy cùng nhau xua đuổi qủy đói, qủy nghèo  ra khỏi thế giới. Hãy góp phần tích cực diệt trừ qủy dốt, qủy bệnh ra khỏi xã hội con người. Hãy tỉnh táo nhận ra ma qủy dưới những khuôn  mặt đẹp  đẽ của vật chất, tiền bạc, hưởng thụ, cám dỗ. Nhất  là, hãy trục  xuất khỏi tâm hồn ta những con qủy gây chia rẽ bất hoà,  tham lam, kiêu căng, tự mãn, gian trá, giả hình, hám danh, ích kỷ, dửng dưng. Tự sức riêng, ta khó mà chiến  thắng  được ma qủy. Muốn chiến thắng ma qủy, ta phải nhờ ơn Chúa giúp. Ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa bằng ăn chay và cầu nguyện. Ta rèn luyện tinh thần bằng khiêm nhường từ bỏ  ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. 

Lạy Chúa, xin thương xót con, xin cứu con khỏi mọi  sự dữ. Amen.

 

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU 

1- Bạn tin có ma qủy không? Ma qủy đã

có tác động xấu nào trên đời bạn?

2- Có khi nào việc bạn làm lúc đầu thấy là tốt, sau cùng lại thấy nó dẫn đến

điều xấu không? Bạn có khi nào bị ma qủy đánh lừa không?

3- Bạn có quyết tâm xua trừ ma qủy ra khỏi tâm hồn bạn không? Bạn làm cách nào để xua trừ nó?

4- Ngày nay ma qủy còn hoạt động không? Hoạt động thế nào ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...