Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN  – LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ   

CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN  

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ   

FM. Vinh Sơn – Tp

        Trong ba năm các môn đệ theo Chúa, các ông đã chia sẻ với Chúa Giêsu rất nhiều bữa ăn, nhưng bữa ăn lễ Vượt Qua này là một biết cố rất quan trọng với các ông. Bữa ăn này không chỉ tưởng niệm biến cố cuộc xuất hành khỏi ách nô lệ Ai Cập, mà bữa ăn này còn trở thành nền tảng cho Bí tích quan trọng. Đó là Bí tích Thánh Thể.

       “Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy”. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14, 22-24).

Việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể trong biến cố ăn mừng lễ Vượt Qua của người Do Thái gợi lên cho chúng ta hai điều:

       Thứ nhất, máu dấu chỉ được cứu. Ngày xưa dân Do Thái sát tế chiên, và lấy máu bôi lên khung cửa trong đêm vượt qua, để thiên thần vượt qua mà không vào sát hại, như sát hại các con đầu lòng của người Ai Cập, máu là dấu chỉ Thiên Chúa cứu.

        Thứ hai, máu Giao ước. Ngài muốn nhắc lại Giao ước Thiên Chúa đã lập với dân xưa kia trên núi Sinai: “Ông Mô-sê lấy cuốn sách Giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: “Tất cả những gì ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo”. Bấy giờ, ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân và nói: “Đây là máu giao ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên những lời này”. (Xh 24, 6-8).

           Hai điều tiên trưng trong Cựu Ước được gợi lên trong bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với nhóm Mười Hai đầy ắp mầm nhiệm. Suốt bữa ăn hôm ấy, bằng những hành động mà không một độc giả Kitô hữu nào không thấy như điều báo trước phụng vụ Thánh Thể, Chúa Giêsu bẻ bánh và rót rượu, đồng hóa những yếu tố ấy với thân hình Người, sắp bị bẻ vỡ, và với máu Người sắp bị đổ ra, không phải bỏ đi mà cho mọi người được chia sẻ.

        Một Giao ước được lập nhờ đó những ai tham dự bữa ăn này đều được liên kết chặt chẽ với nhau, và ý tưởng về một hành vi cứu chuộc được gợi lên ở cụm từ “cho nhiều người” (x Is 53, 12).

        Giao ước mới này đã lập nên một dân mới, một trật tự mới, trật tự của Thần khí. Từ đây, dân của Giao ước mới được tẩy trừ mọi tội lỗi, được lập lại tương quan thân tình với Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã coi đây là một biến cố của cuộc tạo thành mới (x. 2Cr 5, 17).

         Vì vậy,  mỗi lần ăn Bánh, uống Rượu tức là ăn Mình, uống Máu Đức Giêsu Kitô, được tham dự vào cái chết của Ngài; mà cái chết của Đức Giêsu đem lại ơn tha tội, nên những ai tham dự vào Tiệc Giao ước cũng được hồng ân đó.

         Hôm nay mừng kính Mình và Máu  Chúa, là Giáo hội đang thực hiện lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, là Giáo hội đang tái cử hành hy lễ bằng Bí tích và không có đổ máu; hay nói cách khác, mỗi lần cử hành lễ tạ ơn theo lệnh Đức Kitô, là đồng thời cử hành nghi lễ tái lập Giao ước. Cũng như Israel xưa kia, nay mỗi thế hệ của Israel Mới đều luôn luôn đứng trước Thiên Chúa với vị trung gian và hy lễ Giao ước của Người. Mỗi thế hệ lại luôn luôn chắc chắn được Người tha tội và được kết hợp với Người trong bữa ăn hy lễ. Nhờ thế, mỗi Kitô hữu có thể gia nhập Giao ước mới.

         Vâng lệnh của Chúa Giêsu, các linh mục, thừa tác viên của bí tích Thánh Thể cử hành mỗi ngày những mầu nhiệm lớn lao này. Và mỗi lần cử hành là chính Chúa Giêsu đã cử hành và tự hiến dâng chính mình lên Chúa Cha. Hy tế này cũng có giá trị như hy tế xưa Người đã hiến dâng trên Thập Giá, những giờ đây Người không còn đổ máu ra như xưa nữa[1].

         Cũng qua mỗi thánh lễ, chính Chúa Kitô mời gọi mỗi người chúng ta dâng chính chúng ta: những đau khổ, buồn vui, thành công thất bại…, để kết hợp với hy tế của Người. Và chính nhờ hy tế của Chúa Giêsu, của lễ của mỗi người chúng ta cũng đẹp lòng Thiên Chúa Cha và đáng được Ngài chấp nhận:

         Trong Thánh Lễ, hy tế của Đức Kitô trở thành hy tế của mọi chi thể trong Thân Thể. Đời sống, lời ca ngợi, đau khổ, kinh nguyện, công việc của các tín hữu đều được kết hợp với Đức Kitô và với lễ dâng toàn hiến của Người; nhờ đó tất cả có được một giá trị mới. Hy tế của Đức Kitô  hiện diện trên bàn thờ đem lại cho muôn thế hệ Kitô hữu khả năng kết hợp với lễ dâng của Người[2].

         Lạy Chúa Kitô, vì quá yêu thương nhân loại yếu đuối, trước khi về trời, Chúa đã có sáng kiến tuyệt vời là lập Bí tích Thánh Thể, trở nên Mình và Máu nuôi sống linh hồn chúng con, trở nên tấm bánh bẻ ra cho muôn người được sống. Xin cho chúng con ý thức mỗi lần tham dự bữa tiệc Thánh Thể, là chúng con thông phần vào tình yêu của Chúa, thông phần vào sự chết và sự Phục Sinh của Chúa. Để từ nay chúng con không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Chúa, và sống cho anh chị em mình. Amen.

 

 

[1] x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, HĐGMVN UBGLĐT, Nxb Tôn Giáo 2011, số 1367.

[2] x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, sđd, số 1367-1368.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...